Báo Bưu điện Băng Cốc của Thái Lan mới đây có bài viết đánh giá cao tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam và nhấn mạnh, với đà phát triển này, Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan trở thành quốc gia có nền kinh tế mạnh thứ hai trong số 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Việt Nam lại tụt hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu
Trong Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu 2007-2008 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố hôm 31/10, Việt Nam chỉ đứng thứ 68 trong số 131 nước được xếp hạng, tụt 4 bậc so với đánh giá của tổ chức này năm trước. Năm nay, Việt Nam tụt hạng một phần do sự thay đổi về số lượng các nền kinh tế được đưa vào bảng đánh giá. 3 trong số 8 nước mới được đưa vào báo cáo lần này được xếp trên Việt Nam.
Cuối tháng 9, Ngân hàng Thế giới đánh giá tích cực về môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Xét về mức độ thuận lợi trong môi trường kinh doanh, Việt Nam đứng thứ 91 trong 178 được xếp hạng, tăng 13 bậc so với năm ngoái.
Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) đang chờ để đầu tư vào thị trường Việt Nam
Trong đó, một phần sẽ được đổ vào các đợt IPO của những doanh nghiệp lớn như: Vietcombank, BIDV, MHB, Incombank, MobiFone…
Hiện sự phân bổ vốn của các quỹ đầu tư ngoại vào Việt Nam còn nhỏ lẻ. Vì vậy, trong thời gian tới, khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn với thế giới, nguồn vốn gián tiếp “chảy vào” dự kiến sẽ ngang bằng với Malaysia ở thời điểm hiện tại là 50 tỷ USD.
Tuy nhiên, để đạt được kết quả trong thu hút dòng vốn gián tiếp, các quỹ đầu tư nước ngoài cho rằng, Chính phủ Việt Nam phải tạo điều kiện hơn nữa cho nhà đầu tư, đồng thời sớm cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và cụ thể hoá chính sách quản lý dòng vốn.
Vẫn giữ nguyên Chỉ thị 03
Ngày 31/10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 23/2007/CT-TTg, trong đó có nội dung “từ nay đến cuối năm 2007 và đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện tốt việc kiểm soát hoạt động của các ngân hàng thương mại trong việc cho vay chứng khoán”.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước khẳng định hiện nay “cơ chế kiểm soát cho vay kinh doanh chứng khoán không thay đổi, các tổ chức tín dụng và đơn vị trong ngành Ngân hàng tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 03”.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, sau hơn 4 tháng thực hiện Chỉ thị 03, nhìn chung các tổ chức tín dụng và đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước đã quán triệt và triển khai nghiêm túc; dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán và tỷ lệ dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán của toàn hệ thống được kiểm soát chặt chẽ, giảm dần qua các tháng và vẫn giữ tỷ lệ dưới 3%.
Lợi tức cổ phần sẽ chịu thuế thu nhập 5%
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong quá trình hoàn thiện dự thảo, có ý kiến đề nghị không tính thuế đối với thu nhập từ lợi tức cổ phần. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu thực tế thị trường và kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới, Ban soạn thảo quyết định vẫn đưa khoản thu này vào diện chịu thuế với mức 5%, thay cho mức 10-20% như dự kiến ban đầu. Mức này được coi là khá hợp lý, đảm bảo thu hút đầu tư, thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển.
Điểm mới của Dự thảo Luật là quy định về khoản tiền giảm trừ gia cảnh đối với những người phụ thuộc cho đối tượng nộp thuế. Sau khi tổng hợp ý kiến từ 155 bản đóng góp gửi về từ các địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chọn mức giảm 4 triệu đồng một tháng cho cá nhân nộp thuế, với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng.
Thời cơ tốt để đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam
Vừa qua, tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông-Thượng Hải (HSBC) đã đưa ra báo cáo nhận định hiện đang là thời cơ tốt để đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Sở dĩ HSBC có những đánh giá tốt về thị trường chứng khoán Việt Nam là do tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý II vừa qua duy trì ở mức cao, đạt 8,1%. Tuy nhiên, họ cho rằng mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài đang rất hứng thú với thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng lượng vốn thực sự đầu tư vào thị trường này thời gian qua chỉ là một phần nhỏ. Theo HSBC, hiện có một lượng vốn nước ngoài khá lớn đang chuẩn bị đầu tư vào cổ phiếu của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam trong nửa cuối năm nay. HSBC dự đoán lượng vốn này có thể sẽ lên tới 3 tỷ USD.
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam xếp thứ 24 thế giới về tốc độ tăng trưởng
Chỉ số VN-Index của TTCK Việt Nam được xếp thứ 24 thế giới với tỷ lệ tăng trưởng, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 43% trong 5 năm qua. Đây là kết quả xếp hạng của Hãng tin tài chính hàng đầu thế giới Bloomberg và Hãng tư vấn đầu tư toàn cầu Standard and Poor’s về tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán tại 83 nền kinh tế trên thế giới được công bố mới đây.
Tại khu vực châu Á, tốc độ tăng trưởng của TTCK Việt Nam chỉ xếp sau Ấn Độ (50%), Indonesia (46%) và đứng trên cả Hàn Quốc (35%), Trung Quốc (33%), Singapore (28%), Thái Lan (27%), Malaysia (19%) và Nhật Bản (16%).
Bảng xếp hạng cho thấy, 83 TTCK trên toàn cầu trong đó có Việt Nam đã có những bước tăng trưởng ngoạn mục cùng với bức tranh khả quan của nền kinh tế và làm hài lòng các nhà đầu tư quốc tế đã rót tiền vào những thị trường mà cách đây 20 năm họ chưa từng nghe đến. Bảng xếp hạng căn cứ vào các số liệu trên TTCK tính từ ngày 9/10/2002 đến ngày 9/10/2007 và tốc độ tăng trưởng được tính toán dựa vào giá chứng khoán gia tăng trong 5 năm qua.
Trong khi đó, những thị trường mới nổi như Việt Nam với mức tăng giá chứng khoán hàng năm rất cao đang thu hút các nhà đầu tư quốc tế.Bức tranh TTCK toàn cầu được đánh giá là vẫn chưa hoàn hảo vì còn nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ chưa có TTCK.
Sẽ mất phí khi sửa hoặc hủy lệnh mua bán chứng khoán (CK)
Dự thảo Đề án phí, lệ phí đối với thị trường chứng khoán đang được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng, ngoài việc gia tăng mức thu các khoản phí thì đã xuất hiện thêm nhiều loại phí mới, như phí chấp thuận thành viên đối với các công ty chứng khoán; phí đăng ký lưu ký lần đầu, phí cấp phép niêm yết bổ sung, phí niêm yết bổ sung, phí thực hiện quyền đối với các công ty niêm yết. Đặc biệt, dự thảo đưa ra quy định, sẽ thu phí đối với các giao dịch sửa lỗi và hủy giao dịch với mức tương ứng là 500 nghìn đồng và 1 triệu đồng cho một trường hợp. Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, việc đặt ra mức phí này là nhằm tăng cường trách nhiệm của các công ty chứng khoán khi thực hiện môi giới, giao dịch và nhập lệnh. Tuy nhiên, phía công ty chứng khoán sẽ thỏa thuận với khách hàng mức bồi thường hủy giao dịch nhưng không quá 10% tổng giá trị giao dịch. Việc đưa ra mức phí này cũng nhằm tránh hiện tượng làm giá do đặt lệnh sau đó huỷ lệnh nhằm tạo cung – cầu giả tạo.
Các “đại gia” chuẩn bị chào sàn
Hàng loạt doanh nghiệp (DN) chuẩn bị lên sàn, nhiều DN lớn sắp đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) vào dịp cuối năm. Thị trường chứng khoán đang chờ đón một lượng cung lớn hàng hóa có chất lượng.
Chỉ trong vòng 2 tuần đầu tháng 10/2007, TTCK tập trung của Việt Nam đã đón nhận thông tin niêm yết cổ phiếu của một loạt các doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp đã thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư trên thị trường OTC như Đạm Phú Mỹ, Tập đoàn Hoà Phát, Công ty Cao su Đồng phú, Công ty Xây dựng số 5… Cùng với các gương mặt lớn chuẩn bị lên sàn chứng khoán, các cuộc IPO lớn vào cuối năm cũng đang rất được chờ đợi. Đáng chú ý nhất trong đó là Vietcombank, MHB, Habeco vào cuối năm. Đây được dự đoán là những đợt IPO hút lượng tiền lớn. Tuy nhiên, đây là những hàng hóa có chất lượng và sẽ tác động tích cực về dài hạn cho thị trường.
Tổng kết kết quả bán đấu giá cổ phần của các công ty trong tháng 10/2007
Công ty |
Số lượng CP chào bán |
Số lượng CP bán được |
Giá khởi điểm (đồng) |
Giá đấu thành công TB (đồng) |
Giá đấu thành công thấp nhất |
CTCP Sông Đà 10 |
1.700.000 |
1.700.000 |
59.900 |
83.394 |
80.000 |
CTCP Dược phẩm Bến Tre |
902.000 |
902.000 |
17.000 |
134.186 |
36.000 |
CTCP Kỹ nghệ gỗ Trường Thành |
2.800.000 |
2.800.000 |
75.000 |
80.160 |
75.100 |
Công ty TNHH Một thành viên Thiết bị điện |
2.375.900 |
2.375.900 |
20.000 |
25.484 |
22.500 |
Công ty Xi măng Hà Tiên 2 |
21.923.150 |
21.923.150 |
20.000 |
26.242 |
23.100 |
CTCP Thuỷ sản số 4 |
2.000.000 |
472.000 |
34.000 |
34.618 |
34.000 |
CTCP Kỹ nghệ lạnh |
880.000 |
880.000 |
67.000 |
130.939 |
116.800 |
Tổng CT Dệt May Hà Nội |
4.100.000 |
4.100.000 |
11.000 |
28.624 |
24.200 |
CTCP Hợp tác Lao động với nước ngoài |
600.000 |
600.000 |
40.600 |
65.508 |
60.200 |
Công ty Tài chính Dầu khí |
59.638.900 |
59.638.900 |
51.000 |
69.974 |
66.600 |
CTCP Đầu tư Năm bảy bảy (577) |
3.000.000 |
3.000.000 |
38.000 |
72.739 |
68.900 |
Nguồn: TTGDHN và TTGDHCM
Lịch đấu giá của các công ty trong tháng 11/2007
Công ty |
Vốn điều lệ (tỷ đồng) |
Nhà nước nắm giữ |
Doanh thu (tỷ đồng) |
Lợi nhuận (tỷ đồng) |
ROE |
Tổng số CP chào bán |
Giá khởi điểm(đồng/CP) |
Ngày đấu giá |
Thời gian nhận đặt cọc |
Xí Nghiệp Dịch vụ và Phát triển KCN Tam Phước |
179 |
51% |
54,583 |
16,219 |
15,6% |
8.212.900 |
40.000 |
05/11/07 |
17/10/07-29/10/07 |
C.ty TNHH Nhà nước Một thành viên Dệt Nam Định |
136 |
51% |
573,676 |
|
|
2.983.900 |
10.100 |
06/11/07 |
17/10/07-29/10/07 |
C.ty Thép Nhà Bè |
100 |
65% |
1.233,764 |
27,334 |
35,6% |
2.916.000 |
10.100 |
07/11/07 |
18/10/07-30/10/07 |
C.ty Than Mông Dương |
120,850 |
51% |
543,279 |
13,840 |
21,9% |
2.417.000 |
11.000 |
08/11/07 |
16/10/07-01/11/07 |
Nhà máy dệt Tân Tiến |
96,711 |
49,28% |
54,890 |
|
|
4.352.000 |
10.010 |
09/11/07 |
17/10/07-01/11/07 |
C.ty Than Hà Lầm |
93 |
51% |
547,554 |
13,355 |
25,01% |
1.860.000 |
11.000 |
12/11/07 |
15/10/07-05/11/07 |
CTCP Đầu tư và Xây dựng Sao Mai An Giang |
32,820 |
0% |
102,791 |
19,193 |
58,48% |
1.554.000 |
16.000 |
13/11/07 |
24/10/07-05/11/07 |
Nhà Máy Xi măng La Hiên |
100 |
51% |
194,746 |
-5,657 |
|
3.912.300 |
11.000 |
15/11/07 |
24/10/07-08/11/07 |
C.ty Thép Thủ Đức |
111,140 |
|
1.073,278 |
|
|
2.951.800 |
13.000 |
16/11/07 |
23/10/07-08/11/07 |
C.ty Thép Biên Hòa |
135 |
65% |
1.147,750 |
|
|
3.404.300 |
13.000 |
19/11/07 |
23/10/07-09/11/07 |
Nhà máy ô tô 3-2 |
45 |
65,83% |
129,265 |
1,634 |
5,15% |
1.283.876 |
12.000 |
19/11/07 |
29/10/07-12/11/07 |
CTCP Sông Đà 6 |
23 |
60% |
188,892 |
6,496 |
30,6% |
1.521.500 |
30.000 |
27/11/07 |
29/10/07-19/11/07 |
Nguồn: TTGDHN và TTGDHCM
Danh sách các Công ty lên niêm yết trong tháng 10/2007
Công ty |
Mã CK |
Địa chỉ niêm yết |
Vốn điều lệ (tỷ đồng) |
ROE
2006
|
Giá chào sàn |
Lĩnh vực kinh doanh |
Ngày giao dịch |
CTCP Dệt may Thành Công |
TCM |
HOSE |
189,825 |
13,8% |
54 |
Lĩnh vực kinh doanh chính là dệt kim, nhuộm hoàn tất. |
15/10/07 |
CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục Nam Định |
DST |
HASTC |
10 |
10.5% |
78 |
Kinh doanh SGK và sách khác, kinh doanh & sản xuất thiết bị đồ dùng học tập, phát hành báo chí, tranh ảnh bản đồ, đĩa CD,.. |
16/10/07 |
CTCP Xây dựng số 5 |
SC5 |
HOSE |
86 |
192 |
Chuyên Đầu tư, xây dựng, kinh doanh nhà và xây lắp truyền thống |
18/10/07 |
|
CTCP Chứng khoán SG |
SSI |
HOSE |
800 |
250 |
Kinh doanh chứng khoán |
29/10/07 |
|
CTCP Vận tải Xăng dầu VITACO |
VTO |
HOSE |
400 |
90 |
Vận tải và đại lý tàu biển |
09/10/07 |
Nguồn: TTGDHN và TTGDHCM
( Theo Bảo Việt )
Comments are closed.