Vì sao tàu TK B-8239 của DQS bị từ chối bồi thường bảo hiểm?

Hình minh h?aV? Công ty TNHH MTV Công nghi?p Tàu th?y Dung Qu?t (DQS) kh?i ki?n T?ng Cty c? ph?n B?o Minh (B?o Minh) ?òi b?i th??ng b?o hi?m (BH) cho chi?c tàu d?u ký hi?u TK B-8239 do DQS ?ang trong quá trình ?óng m?i b? thi?t h?i vì c?n bão s? 9 (Ketsana) gây ra h?i cu?i tháng 9/2009 ?ang ???c TAND t?nh Qu?ng Ngãi th? lý.Tuy nhiên, ??n gi? này B?o Minh v?n nêu rõ quan ?i?m: H?p ??ng b?o hi?m nói trên ?ã b? ch?m d?t hi?u l?c tr??c khi t?n th?t x?y ra hay nói cách khác là t?n th?t không thu?c ph?m vi BH theo qui ??nh c?a pháp lu?t kinh doanh BH do DQS ?ã vi ph?m ngh?a v? thanh toán phí BH.


Nhùng nhằng chuyện nợ phí

Để BH rủi ro trong quá trình đóng mới tàu TK B-8239 cho Cty Vận tải Viễn Dương Vinashin (Vinashin Lines), DQS đã mua BH rủi ro đóng tàu tại Bảo Minh, thời gian BH có hiệu lực từ 30/12/2006 đến 30/12/2008. Theo đó, Hợp đồng được ký kết và tổng phí BH là 4,773 tỷ đồng, thanh toán gồm 3 kỳ: kỳ 1 phải thanh toán 50% tổng phí, tương đương 2,386 tỷ đồng trước ngày 30/12/2006; số phí còn lại sẽ thanh toán sau khi tàu hạ thủy (kỳ 2) và sau khi bàn giao tàu cho chủ tàu (kỳ 3). Song đến cuối hạn thanh toán kỳ phí đầu tiên, DQS mới chỉ thanh toán cho Bảo Minh 2 tỷ đồng, còn nợ lại 386 triệu đồng. Từ đây bắt đầu phát sinh vướng mắc và Bảo Minh đã nhiều lần thông báo đòi nợ phí nhưng DQS vẫn chưa thanh toán dứt điểm.

Đến ngày 30/12/2008, Bảo Minh đồng ý gia hạn hiệu lực BH từ 31/12/2008 đến 28/2/2010 (thêm 14 tháng) với tổng phí BH gia hạn là 2,489 tỷ đồng và cũng được thanh toán gồm 3 kỳ, mỗi kỳ khoảng 832 triệu đồng. Trong đó phí BH kỳ 1 phải thanh toán trước ngày 30/1/2009. Tuy nhiên, đến hạn 30/1/2009, DQS vẫn không thanh toán phí bảo hiểm cho Bảo Minh theo thông báo thu phí.

Bảo Minh ra thông báo chính thức chấm dứt Hợp đồng bảo hiểm từ ngày 30/1/2009 và yêu cầu DQS phải trả phí từ ngày gia hạn 31/12/2008 đến ngày chấm dứt 30/1/2009 với số tiền là 178 triệu đồng. Như vậy, tính cả nợ phí của Hợp đồng BH gốc còn nợ Bảo Minh là 2,773 tỷ đồng (4,773 tỷ đồng – 2 tỷ đồng = 2,773 tỷ đồng) và nợ phí BH gia hạn là 178 triệu đồng thì tổng nợ phí BH mà DQS còn nợ Bảo Minh lên tới 2,951 tỷ đồng. Ngày 29/9/2009, cơn bão số 9 (Ketsana) đổ bộ vào miền Trung, gây ra tổn thất cho tàu TK B-8239.

Hợp đồng Bảo hiểm đã bị chấm dứt hiệu lực

Sau sự kiện bão Ketsana ập vào gây thiệt hại cho tàu TK B-8239, DQS đã chủ động đánh giá sơ bộ và ước số tiền tổn thất là 216 tỷ đồng và chưa đầy 10 ngày sau, phía DQS có thông báo gửi Bảo Minh yêu cầu tạm ứng bồi thường BH với số tiền 108 tỷ đồng (tương đương 50%). Sau khi xem xét, Bảo Minh đã phúc đáp bằng văn bản là chưa thể tạm ứng bồi thường theo yêu cầu của DQS vì cần phải có sự đánh giá của cơ quan giám định độc lập và theo hồ sơ thì DQS đang vi phạm nghĩa vụ thanh toán phí BH.

Theo Luật sư Phạm Thanh Hải – Phó Chánh Văn phòng Bảo Minh, mặc dù nghĩa vụ nộp phí của DQS đã được quy định cụ thể, đồng thời Bảo Minh cũng đã có công văn thông báo thời hạn nộp phí, nhưng DQS vẫn không nộp phí theo quy định. Đến hết ngày gia hạn thanh toán là 30/1/2009, DQS vẫn không nộp phí BH cho Bảo Minh. Căn cứ Khoản 2, Điều 23 Luật Kinh doanh BH, hợp đồng BH sẽ bị chấm dứt trong trường hợp “Bên mua BH không đóng đủ phí BH hoặc không đóng phí BH theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng BH, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.

Như vậy, chiểu theo luật định, hợp đồng BH nói trên đã bị chấm dứt kể từ ngày 30/1/2009. Bảo Minh đã chính thức phát đi văn bản Thông báo từ chối bồi thường tổn thất với lý do: DQS đã vi phạm thời hạn nộp phí theo thỏa thuận trong hợp đồng BH, sửa đổi bổ sung và công văn yêu cầu thanh toán phí BH nên theo qui định tại Điều 23 của Luật Kinh doanh BH thì hợp đồng BH đã chấm dứt kể từ ngày 30/1/2009.

Do đó, tổn thất của tàu TK B-8239 vào ngày 29/9/2009 không thuộc trách nhiệm BH của Bảo Minh. Từ những gút mắc này, DQS đã có đơn khởi kiện Bảo Minh và ngày 25/4/2011, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã ra thông báo Thụ lý vụ án “DQS đòi Bảo Minh bồi thường số tiền 83 tỷ đồng (theo đánh giá của cơ quan giám định độc lập)”.

Cũng theo Luật sư Hải, tại Khoản 2, Điều 24 Luật Kinh doanh BH quy định hậu quả pháp lý của của việc chấm dứt hợp đồng BH, đó là “Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng BH theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này, bên mua BH vẫn phải đóng đủ phí BH đến thời điểm chấm dứt hợp đồng BH”.

Như vậy, căn cứ theo các qui định của pháp luật, có thể khẳng định rằng tổn thất của tàu TK B-8239 xảy ra khi hợp đồng BH đã bị chấm dứt hiệu lực theo qui định của pháp luật; nói cách khác tổn thất không thuộc trách nhiệm BH của Bảo Minh do DQS đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán phí. Ngoài ra, DQS vẫn phải có nghĩa vụ thanh toán hết số phí BH đến thời điểm chấm dứt hợp đồng là 2,951 tỷ đồng (căn cứ Văn bản số 1976/2010-BM/QLNV của Bảo Minh gửi cho DQS ngày 28/9/2010). Liệu TAND tỉnh Quảng Ngãi sẽ xét xử vụ án này giữa bên khởi kiện – Cty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất và bên bị kiện – Tổng Cty CP Bảo Minh “ai đúng, ai sai?”.

N.P
Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. Cơ quan chủ quản: Bộ Tư pháp

Comments are closed.