Từ 1/7, Giá căn hộ sẽ phải “gánh” thêm phí bảo hiểm?

Kể từ ngày 1/7 tới, khi Luật kinh doanh bất động sản có hiệu lực, tất cả các dự án BĐS chào bán trên thị trường sẽ buộc phải mua bảo hiểm bảo lãnh cho người mua căn hộ tại dự án.

Từ 1/7, Giá căn hộ sẽ phải “gánh” thêm phí bảo trì?

Thực tế từ trước đến nay của thị trường BĐS, đã có không ít chủ dự án đứng ra nhận tiền góp vốn theo tiến độ của người mua nhà, nhưng sau đó thi công dự án chậm trễ, không bàn giao nhà đúng hẹn khiến khách hàng chịu thiệt thòi. Đó là chưa kể, có những dự án nằm đắp chiếu “vô thời hạn”, người mua nhà không chỉ mất tiền lại mất thêm thời gian đi “đòi nợ”.

Để hạn chế những bất cập trên, sắp tới, tất cả các dự án BĐS chào bán căn hộ trên thị trường sẽ phải mua bảo hiểm bảo lãnh cho khách mua nhà. Quy định này bắt đầu được áp dụng từ ngày 1/7 tới, khi Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Nhà ở và thị trường BĐS, Bộ Xây dựng cho biết, nếu chủ dự án vì lí do nào đó không thể bàn giao nhà đúng như tiến độ cam kết trong hợp đồng, hoặc gặp phải rủi ro không thể tiếp tục thực hiện được dự án, thì phía ngân hàng bảo lãnh sẽ phải đứng ra hoàn trả lại tiền mà người mua đã đóng góp.

Theo các chủ đầu tư- đối tượng liên quan trực tiếp đến quy định trên, họ cũng rất quan tâm và đã chủ động liên hệ với các ngân hàng để nắm được mức chi phí cụ thể như thế nào. Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có thông tin chính xác. Đa số các chủ đầu tư đều có chung nhận định, giá bán nhà rất có thể sẽ bị đội lên cao hơn do các doanh nghiệp phải cộng bù thêm khoản chi phí bảo lãnh.

Đại diện phía các doanh nghiệp BĐS, bà Hương Trần Kiều Dung, Phó TGĐ Tập đoàn FLC cho rằng: “Hiện tại, các ngân hàng vẫn chưa đưa ra chính sách cụ thể về chi phí bảo lãnh chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng giá trị bảo lãnh. Trường hợp khoản chi phí này quá cao sẽ khiến cho giá đầu vào sản phẩm của chủ đầu tư tăng cao, gián tiếp chi phí này khách hàng sẽ là người phải chịu. Bởi vì, đương nhiên các chủ đầu tư sẽ tự phân bổ chi phí bảo lãnh vào giá bán căn hộ”.

Theo đánh giá của TS Alan Phan – nguyên Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA thì đây là giải pháp tốt. Chủ trương của Bộ Xây dựng bắt buộc các dự án phải mua bảo hiểm nhà ở, chung cư là đúng bởi sẽ hạn chế được rủi ro cho người mua. Tuy nhiên, mức giá của bảo hiểm là bao nhiêu để có sự đồng thuận mới là điều phải bàn. 

Theo tôi, mức giá này sẽ rất cao vì bản thân BĐS là tài sản có giá trị lớn. Ví dụ: Người dân mua một căn nhà 2 tỷ đồng, thì phải trả bảo hiểm có thể lên tới 500 triệu đồng. Tính ra, tiền bảo hiểm đã chiếm 1/4 giá mua căn nhà. Mặt khác, trong trường hợp chủ đầu tư không có đủ lực tiếp tục thực hiện dự án, tháo chạy khỏi dự án thì giá trị phải đền bù rất lớn, có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng – ông Phan phân tích.

Để đảm bảo sự an toàn cho số tiền đóng theo tiến độ của người mua nhà, lấy lại niềm tin trên thị trường BĐS, Bộ Xây dựng cho biết đang xây dựng khoản bắt buộc các dự án BĐS phải mua bảo hiểm nhà ở cho người mua nhà. Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, tình trạng tràn lan các dự án dở dang phải dừng thi công do mất niềm tin đang diễn ra khá phổ biến, gây lãng phí và bất ổn xã hội. Vì vậy, để lấy lại niềm tin của người mua chỉ có cách duy nhất là phải để người mua nhà quản lý dòng tiền.

Tuy nhiên, không ít người dân vẫn lo ngại về việc các tổ chức tín dụng sẽ khó chấp nhận khi chủ đầu tư chưa trả hết các khoản nợ trước đó cho họ. Vì vậy, Thứ trưởng Nam cũng cho rằng, thời gian tới cần sự hỗ trợ của các ngân hàng. “Để đạt được điều này phải có cam kết tay ba. Không chỉ cam kết giữa chủ đầu tư với khách hàng mà phải có sự cam kết của ngân hàng là khoản tiền này sẽ không bị khấu trừ, thu hồi ngay vào các khoản nợ mà doanh nghiệp đang nợ ngân hàng. Bộ Xây dựng sẽ có những trao đổi, bàn bạc với NHNN để có thống nhất chỉ đạo”.

Để đảm bảo sự an toàn cho số tiền đóng theo tiến độ của người mua nhà, lấy lại niềm tin trên thị trường BĐS, Bộ Xây dựng cho biết đang xây dựng khoản bắt buộc các dự án BĐS phải mua bảo hiểm nhà ở cho người mua nhà. Tiền bảo hiểm sẽ được tính vào giá căn hộ để trong trường hợp chủ đầu tư sử dụng vốn sai mục đích, mất khả năng thanh khoản thì khách hàng sẽ không mất tiền do đã mua bảo hiểm.

(Tổng hợp theo VTV, Kinh tế đô thị)

{fcomment}

Comments are closed.