Khi quyết định mở tài khoản giao dịch tại một CTCK, khách hàng/nhà đầu tư thường kỳ vọng rất nhiều về lợi nhuận và dịch vụ của CTCK đó. CTCK không thể đảm bảo về lợi nhuận cho khách hàng, tuy nhiên, CTCK cần phải đảm bảo được những yêu cầu nhất định về dịch vụ/chuyên môn cho khách hàng. Công việc của môi giới là một công việc có yêu cầu cao về chuyên môn, độ chính xác và đạo đức nghề nghiệp, nhưng cũng khó tránh khỏi những lúc sơ xuất hay nhầm lẫn mà có thể dẫn đến những thiệt hại tài chính cho khách hàng…
1. Sơ xuất của công ty chứng khoán(CTCK) – Một số lỗi có thể gặp phải như sau:
– Nhầm lẫn khi đặt lệnh mua bán cho khách hàng (xem một số ví dụ bên dưới) hoặc sơ xuất quên thực hiện yêu cầu của khách hàng
– Rò gỉ thông tin của khách hàng, hay đánh mất tài liệu/chứng từ/dữ liệu cá nhân của khách hàng
– Rủi ro tội phạm nhân viên: Nhân viên lạm dụng tài khoản của khách hàng thu lợi riêng hay không tuân thủ các quy định về thứ tự ưu tiên đặt lệnh, biển thủ tiền của khách hàng,…
– Không tuân thủ đúng các yêu cầu từ cơ quan chức năng (Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước,…
– Tư vấn không chính xác, cung cấp thông tin sai lệch, tin đồn
– Vi phạm trách nhiệm ủy thác.v..v..
2. Nguy cơ : Với những sơ xuất dẫn đến thiệt hại tài chính cho khách hàng/nhà đầu tư, nguy cơ trước tiên một CTCK phải đối mặt là khả năng bị kiện/đòi bồi thường của nhà đầu tư. Ngoài thiệt hại về tiền bạc, rất có thể CTCK phải đối mặt với những rắc rối về pháp lý và kiện tụng kéo dài và tốn kém. Thứ hai, đó là nguy cơ về mất uy tín/danh tiếng mà hậu quả của nó đối với hoạt động kinh doanh là vô cùng to lớn. Thứ ba là nguy cơ bị phạt, cưỡng chế hay rút giấy phép hoạt động từ các cơ quan chức năng.
3. Đi tìm giải pháp : Bảo hiểm môi giới chứng khoán/quản lý Quỹ Trên thế giới loại hình này đã rất phát triển, nhưng ở Việt Nam, nó mới ở giai đoạn sơ khai.
Bảo hiểm này sẽ bảo hiểm cho CTCK hoặc công ty quản lý Quỹ đối với những sai sót của họ. Khi những sai sót của CTCK/công ty quản lý Quỹ không may xảy ra và gây thiệt hại cho nhà đầu tư, công ty bảo hiểm(CTBH) sẽ thay mặt CTCK/ công ty quản lý Quỹ để bồi thường cho nhà đầu tư.
Ngoài ra, CTBH cũng sẽ bồi thường cho những chi phí pháp lý, kiện tụng mà CTCK/ công ty quản lý Quỹ có thể mắc phải do những sơ xuất của mình. Khi tham gia bảo hiểm môi giới chứng khoán, ngoài việc được bảo vệ cho những sơ sót, CTCK/ công ty quản lý Quỹ còn nâng cao được hình ảnh chuyên nghiệp và tạo dựng niềm tin nhất định đối với các nhà đầu tư(cả nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng).Một điểm lưu ý quan trọng,Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 có quy định tất cả các CTCK và các công ty quản lý Quỹ phải có bảo hiểm trách nhiệm.
Chính bản thân Luật Chứng khoán cũng đã đưa ra yêu cầu, cho thấy sự nhận thức cần thiết về ý nghĩa của sản phẩm bảo hiểm này trong quá trình phát triển của thị trường. Mua bảo hiểm môi giới chứng khoán ở đâu? Hiện tại, một số công ty bảo hiểm và tư vấn bảo hiểm quốc tế có cung cấp sản phẩm này tại Việt Nam.
QUÁCH HỒNG TRUNG – Aon (quach_hong_trung@aon-asia.com)
******************************
Dưới đây là một số ví dụ về lỗi sơ xuất thường gặp nhất của công ty chứng khoán – Lỗi đặt lệnh mua bán.
Giả định: Nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch cổ phiếu tại công ty chứng khoán XXX.
Điếu kiện : Biên độ giao dịch 10%/ngày Lệnh lớn 10.000 cổ phiếu/lệnh Môi giới phí bằng 0 do XXX đang có khuyến mại Đơn vị tính thị giá cổ phiếu 1.000 VNĐ
Ngày … tháng.. năm…:
Trong tài khoản có 12.000 cổ fiếu A giá tham chiếu 150 va 15.000 co fieu B giá tham chiếu 25 và 5 tỷ tiền mặt
Ví dụ 1: Nhầm bán thành mua :
Investor đặt lệnh bán 10.000 A giá trần 165 nhưng nhân viên môi giới nhầm thành mua giá trần. Lệnh khớp. Sau đó thị trường không ai mua nữa và giá A giảm sàn.
1. Thu nhập dự kiến của Investor Tiền bán A= 10.000 x 165= 1.650.000 (1) Còn 2.000 A giá 135 do giảm sàn.Giá trị = 2.000 x 135 =270.000(2) Tổng giá trị là (1)+(2)= 1.920.000
2. Thực tế cuối phiên Có 12.000 sẵn và 10.000 A mới mua, giá 135 giá trị là (10.000+12.000) x 135=2.970.000(1) Chi tiền mặt để mua 10.000 A là 10,000 x 165= 1.650.000(2) Tổng giá trị là (1)-(2)=1.320.000
Như vậy so với dự kiến Investor bị thiệt hai là 1.920.000-1.320.000 = 600.000 (tức là 600.000.000.000 VNĐ)
Ví dụ 2: Nhầm mua thành bán Investor đặt lệnh mua 10.000 A giá sàn 135 nhưng nhân viên môi giới nhầm thành bán giá sàn. Lệnh khớp. Sau đó thị trường tăng kịch trần và giá A cũng tăng trần.
1. Thu nhập dự kiến của Investor Mua 10.000 A nên có tất cả (12.000 +10.000)x 165= 3.630.000; (1) Chi tiền mặt dự kiến: 10.000 x 135= 1.350.000; (2) Tổng giá trị là (1)- (2)= 2.280.000
2. Thực tế cuối phiên Sau khi bán 10.000 A còn 2.000 A giá 165 Giá trị là 2000 x 165= 330.000(1) Thu tiền mặt bán 10.000A là 10.000 x 135= 1.350.000(2) Tổng giá trị là (1)+(2)= 1.680.000 Như vậy so với dự kiến Investor bị thiệt hai là 2.280.000 -1.680.000= 600.000 (tức là 600.000.000.000 VNĐ)
Ví dụ 3: Mua bán nhầm Investor đặt lệnh bán 10.000 A và mua 10.000 B giá tham chiếu. Nhân viên môi giới nhầm thành mua A bán B. Lệnh khớp. Sau đó A giảm sàn còn B tăng trần.
1. Thu nhập dự kiến của Investor Sau khi bán 10.000 A còn 2000 A giá sàn 135, giá trị là 2000 x 135=270.000(1) Thu tiền mặt bán A giá tham chiếu là 10.000 x 150 = 1.500.000(2) Sau khi mua 10.000 B có tất cả 25.000 B giá trị là 25.000 x 27.5 = 687.500(3) Chi tiền mặt mua B giá tham chiếu là 10.000 x 25 = 250.000(4) Tổng giá trị là (1)+(2)+(3)-(4) = 2.207.500
2. Thực tế cuối phiên Sau khi mua 10.000A có 22.000 A giá 135, giá trị là 22.000 x 135 = 2.970.000(1) Chi tiền mặt mua A la 10.000 x 150 = 1.500.000(2) Sau khi bán 10.000 B còn 5.000 B giá 27.5 giá trị là 5.000 x 27.5=137.500(3) Thu tiền mặt bán B là 10.000 x 25= 250.000(4) Tổng giá trị là (1)-(2)+(3)+(4)= 1.857.500
Như vậy so với dự kiến Investor bị thiệt hai là 2.207.500-1.857.500= 350.000 (tức là 350.000.000.000 VNĐ)
Comments are closed.