Tổng quan thị trường Bảo hiểm Việt Nam quý III năm 2013

I. TÌNH HÌNH CHUNG

Tình hình kinh tế Việt Nam trong 9 tháng 2013 nhìn chung có chuyển biến tích cực. Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm tăng 5,14% cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Nguồn vốn FDI khả quan và cơ cấu vốn tích cực. Tính đến tháng 10/2013, FDI thu hút đạt trên 19 tỷ USD, tăng 65,6%, vốn FDI thực hiện đạt 9,58 tỷ USD, tăng 6,4%. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chế biến chế tạo, thiết bị điện tử vẫn là các lĩnh vực hấp dẫn nhất, trong 9 tháng chiếm 86,4% tổng vốn cấp mới & tăng thêm. Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng khá (tăng 15,2%), nhập siêu ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây (thâm hụt 187 triệu USD). Lạm phát cả năm 2013 dự báo vẫn được kiểm soát xung quanh mức 7% nếu như có sự quản lý và điều tiết tốt việc điều chỉnh giá các mặt hàng và dịch vụ do nhà nước quản lý. Đây sẽ là thành quả nổi bật của kinh tế Việt Nam trong việc duy trì lạm phát ổn định liên tiếp 2 năm giúp ổn định lạm phát kỳ vọng và ổn định kinh tế vĩ mô. Thị trường chứng khoán tiếp tục có những dấu hiệu khởi sắc khi chỉ số Vn-index cải thiện qua từng tháng, thanh khoản tuy chưa cao nhưng ổn định qua từng phiên giao dịch và tăng dần từng tháng trong khi các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng quay lại thị trường.

Nhìn chung, hoạt động kinh tế Việt Nam cũng đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên để hoàn thành kế hoạch năm 2013 với mức tăng trưởng 10% trong bảo hiểm phi nhân thọ và 15% trong bảo hiểm nhân thọ, các doanh nghiệp cần nỗ lực nhiều hơn nữa.

II.   THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

Trong qúy 3 năm 2013, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt doanh thu 18.228 tỉ đồng tăng 8,13% so với cùng kỳ năm ngoái, nhận tái bảo hiểm từ nước ngoài 690 tỉ đồng, tái bảo hiểm ra nước ngoài 4.647 tỉ đồng, bồi thường 7.429 tỉ đồng. Trong quý 3 năm 2013 có nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tăng 60,38%, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người tăng 27,26%, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh tăng 24,48%, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính tăng 23,30%, còn lại các nghiệp vụ khác đều giảm hoặc tăng ít ví dụ như bảo hiểm hàng hóa vận chuyển tăng 14%, bảo hiểm xe cơ giới tăng 8%, bảo hiểm hàng không giảm 34,97%, bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu giảm 6%, bảo hiểm nông nghiệp giảm 4%.

Dẫn đầu là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đạt doanh thu 5.010 tỉ đồng, bảo hiểm tài sản và thiệt hại 4.291 tỉ đồng, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người 3.520 tỉ đồng, bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu 1.372 tỉ đồng, bảo hiểm cháy nổ (bao gồm cả bắt buộc và tự nguyện) 1.298 tỉ đồng

Dẫn đầu doanh thu khai thác bảo hiểm gốc là Bảo hiểm PVI 4.221 tỉ đồng, Bảo Việt 4.118 tỉ đồng, Bảo Minh 1.728 tỉ đồng, PJICO 1.484 tỉ đồng, PTI 1.018 tỉ đồng.

Các doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu cao là ACE 157,54% Phú Hưng 121,92%, Cathay 70,22%, Bảo Long 69,74%, MIC 54,02%

Bồi thường bảo hiểm gốc toàn thị trường 7.429 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 2.946 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 56%.

1.  Bảo hiểm xe cơ giới

Bảo hiểm xe cơ giới đạt doanh thu 5.010 tỉ đồng tăng trưởng 8,82%, đã bồi thường 2.266 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 843 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 61%. Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 1.270 tỉ đồng, PJICO 771 tỉ đồng, PTI 584 tỉ đồng, PVI 436 tỉ đồng, Bảo Minh 430 tỉ đồng. Tỉ lệ bồi thường có rủi ro cao là Groupama 252%, Liberty 66%, AIG 56%, Bảo Việt 50%.

Bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới đạt doanh thu 971 tỉ đồng, bồi thường 337 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 35% (Chưa tính dự phòng bồi thường). Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 285 tỉ đồng, Bảo Minh 149 tỉ đồng, Bảo hiểm PVI 123 tỉ đồng, BIC 83 tỉ đồng, MIC 77 tỉ đồng. Các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao là Groupama 300%, Baoviet Tokio Marine 61%.

2.  Bảo hiểm tài sản thiệt hại

Bảo hiểm tài sản thiệt hại đạt doanh thu 4.291 tỉ đồng tăng 15,69% so với cùng kỳ trong đó tái bảo hiểm trong nước 1.641 tỉ đồng, tái bảo hiểm nước ngoài 2.113 tỉ đồng, đã bồi thường 834 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 736 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 36%. Các doanh nghiệp doanh thu cao là Bảo hiểm PVI 2.535 tỉ đồng, Bảo Việt 376 tỉ đồng, Samsung Vina 287 tỉ đồng, BIC 139 tỉ đồng, PTI 116 tỉ đồng,  Bảo Minh 113 tỉ đồng, Pjico 113 tỉ đồng.

3. Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người

Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người đạt doanh thu 3.520 tỉ đồng, tăng trưởng 27,26 %. Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 1.359 tỉ đồng, Bảo Minh 493 tỉ đồng, Bảo hiểm PVI 368 tỉ đồng, PTI 173 tỉ đồng, PJICO 130 tỉ đồng. Số tiền đã giải quyết bồi thường 1.490 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 250 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 49%. Các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao là Toàn Cầu 76%, PTI 75%, BSH 59%, Bảo Việt 52%. Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng phát triển sản phẩm bảo hiểm mới có quyền lợi về chăm sóc y tế, thương tật, tử vong cao hơn hấp dẫn với đối tượng khách hàng có thu cao.

4.  Bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu

Bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu đạt doanh thu 1.372 tỉ đồng, giảm 6,3%, trong đó tái bảo hiểm trong nước 387 tỉ đồng, tái bảo hiểm nước ngoài 567 tỉ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đầu về doanh thu gồm Bảo hiểm PVI 512 tỉ đồng, Bảo Việt 354 tỉ đồng, PJICO 168 tỉ đồng, Bảo Minh 107 tỉ đồng. Số tiền đã bồi thường toàn nghiệp vụ 1.512 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 434 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 141%. Các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao là Hùng Vương 10.158%, ABIC 4.371%, BSH 685%, MSIG 200%, Bảo Minh 120%, Baoviet Tokio Marine 98%.

5.  Bảo hiểm cháy nổ

Bảo hiểm cháy nổ đạt doanh thu 1.298 tỉ đồng, giảm 20,09% so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu doanh thu gồm Bảo Minh 300 tỉ đồng, Bảo Việt 185 tỉ đồng, Pjico 114 tỉ đồng, UIC 79 tỉ đồng, BIC 70 tỉ đồng. Số tiền đã giải quyết bồi thường 471 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 304 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 59%, các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao gồm: AAA 106%, Samsung Vina 99%, BIC 89%, PVI 63%, Bảo Minh 54%.

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đạt doanh thu 588 tỉ đồng, dẫn đầu là Bảo Minh 124 tỉ đồng, Bảo Việt 96 tỉ đồng, MSIG 67 tỉ đồng, Fubon 45 tỉ đồng, UIC 44 tỉ đồng. Bồi thường toàn thị trường 128 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 22%.

6. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đạt doanh thu 1.595 tỉ đồng, tăng 14,08% chứng tỏ xuất nhập khẩu hàng hóa đang trên đà khôi phục và phát triển, tái bảo hiểm trong nước đạt 215 tỉ đồng, tái bảo hiểm ra nước ngoài 589 tỉ đồng. Các DNBH có doanh thu cao gồm Samsung Vina 426 tỉ đồng, Bảo Việt 288 tỉ đồng, PVI 156 tỉ đồng, Pjico 155 tỉ đồng, Bảo Minh 90 tỉ đồng. Đã giải quyết bồi thường 323 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 227 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 34%. Các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao gồm ABIC 262%, ACE 40%, PTI 33%..

7.   Các sản phẩm bảo hiểm khác

Bảo hiểm hàng không đạt doanh thu 425 tỉ đồng, giảm 34,97%, đã bồi thường 71 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 20 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 21%.

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh đạt doanh thu 78 tỉ đồng, tăng 24,48%, đã bồi thường 3 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 8 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 14%.

Bảo hiểm trách nhiệm chung đạt doanh thu 453 tỉ đồng, tăng 15,55%, đã bồi thường 65 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 94 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 35%.

Bảo hiểm nông nghiệp đạt doanh thu 135 tỉ đồng, giảm 4,68%, đã bồi thường 380 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 9 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 288%

III. THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ

1. Số lượng hợp đồng bảo hiểm:

Số lượng hợp đồng khai thác mới trong 09 tháng 2013 đạt mức tăng trưởng cao với 865.167 hợp đồng (sản phẩm chính), tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó Prudential khai thác được 247.068 hợp đồng, Prevoir là 224.485 hợp đồng và Bảo Việt Nhân thọ là 155.722 hợp đồng.

Cơ cấu số lượng hợp đồng khai thác mới sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trong 9 tháng năm 2013 như sau: sản phẩm bảo hiểm tử kỳ chiếm 42,9%, sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm 32,4%; sản phẩm bảo hiểm đầu tư chiếm 24,6%; sản phẩm bảo hiểm trọn đời và sản phẩm bảo hiểm trả tiền định kỳ chiếm 0,1%.

Số lượng hợp đồng khôi phục hiệu lực (sản phẩm chính) trong 9 tháng đầu năm là 62.747 hợp đồng giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp có số lượng hợp đồng khôi phục cao là Prudential: 50.564 hợp đồng, Manulife 4.364 hợp đồng và Dai-ichi là 2.955 hợp đồng.

Nhóm sản phẩm khôi phục nhiều nhất là: sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp (29.623 hợp đồng) và sản phẩm bảo hiểm tử kỳ (25.973 hợp đồng).

Số lượng hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ là 698.057 hợp đồng tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp có số hợp đồng hết hiệu lực nhiều trên thị trường là Prudential với 212.821 hợp đồng, Prevoir 191.303 hợp đồng và Bảo Việt Nhân thọ 116.534 hợp đồng

Nhóm sản phẩm hết hiệu lực nhiều nhất gồm sản phẩm tử kỳ 315.057 hợp đồng và sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm 311.847 hợp đồng .

Tổng số lượng hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ là 4.993.961 hợp đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp có số lượng hợp đồng có hiệu lực lớn là Prudential 2.101.666, Bảo Việt Nhân thọ là 1.317.399 hợp đồng, Manulife là 414.786 hợp đồng.

Cơ cấu số lượng hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ theo loại sản phẩm như sau: sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm 61,5%; sản phẩm bảo hiểm đầu tư chiếm 18,8%; sản phẩm bảo hiểm tử kỳ chiếm 18,3%,  sản phẩm bảo hiểm trọn đời, sinh kỳ và trả tiền định kỳ chiếm 1,4%.

2. Số tiền bảo hiểm:

Tổng mức trách nhiệm mà các DNBH Nhân thọ đang nắm giữ là 674 nghìn tỉ đồng tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó mức trách nhiệm của các sản phẩm chính đạt 487 nghìn tỉ đồng tăng 23%, mức trách nhiệm của các sản phẩm phụ đạt 187 nghìn tỉ đồng tăng 28%. Nhóm sản phẩm bảo hiểm có mức trách nhiệm cao nhất là sản phẩm đầu tư với tổng mức trách nhiệm là 263 ngàn tỉ.

Các doanh nghiệp có tổng mức trách nhiệm cao trên thị trường bảo hiểm là: Prudential 176 ngàn tỉ, Dai-ichi Life 116 ngàn tỉ đồng và Bảo Việt Nhân thọ 106 ngàn tỉ.

3. Phí bảo hiểm:

Phí bảo hiểm định kỳ năm đầu trong 9 tháng đầu năm 2013 đạt 4.583 tỉ đồng tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước, phí bảo hiểm đóng một lần là 84 tỉ đồng tăng 68% so với cùng kỳ năm trước. Tổng phí khai thác mới trong 9 tháng đầu năm đạt 4.667 tỉ đồng tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu về phí bảo hiểm khai thác mới là Prudential với 1.185 tỉ đồng, Bảo Việt Nhân thọ 1.102 tỉ đồng và Manulife 586 tỉ đồng.

Tổng phí bảo hiểm toàn thị trường là 15.574 tỉ đồng, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường là: Prudential với 5.256 tỉ đồng chiếm 33,75% thị phần, Bảo Việt Nhân thọ với 4.488 tỉ đồng chiếm 28,82% thị phần, Manulife với 1.845 tỉ, chiếm 11,85% thị phần.

Nhóm sản phẩm có tỉ trọng sản phẩm phí cao vẫn là sản phẩm hỗn hợp chiếm 61,7% (9.616 tỉ đồng), sản phẩm đầu tư là 25,3% (3.941 tỉ đồng), sản phẩm phụ chiếm 8,7 % (1.359 tỉ đồng).

4. Trả tiền bảo hiểm:

Tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm chi trả quyền lợi cho các khách hàng trong 9 tháng năm 2013 là 6.224 tỉ đồng.

Tổng số trả tiền bảo hiểm là 3.964 tỉ đồng, trong đó, Bảo Việt Nhân thọ chi trả 1.747 tỉ đồng, Prudential 1.332 tỉ đồng và Manulife 333 tỉ đồng.

Tổng số giá trị hoàn lại là 1.308 tỉ đồng, Prudential là doanh nghiệp có giá trị hoàn lại cao nhất thị trường với 372 tỉ đồng, Bảo Việt Nhân thọ là 332 tỉ đồng tiếp theo là Prevoir 197 tỉ đồng. Đặc biệt, Prevoir là DNBH có tổng số giá trị hoàn lại đứng thứ 3 trên thị trường do các sản phẩm chủ yếu của Prevoir là sản phẩm tử kỳ có hoàn phí.

Tổng số lãi chia cho người thụ hưởng là 952 tỉ đồng, trong đó, Prudential trả 525 tỉ đồng, Bảo Việt Nhân thọ trả 212 tỉ đồng và Manulife trả 183 tỉ đồng.

5. Số lượng đại lý bảo hiểm.

Tính đến hết tháng 9 năm 2013, tổng số lượng đại lý có mặt trên thị trường là 240.590 người tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp có số lượng đại lý cao nhất là Prudential 126.049 người, Bảo Việt Nhân thọ là 33.985 người, Dai-ichi 20.141 người.

Số lượng đại lý mới tuyển dụng trong 9 tháng đầu năm 2013 là: 94.610 người giảm 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, các doanh nghiệp bảo hiểm có số lượng đại lý mới tuyển dụng nhiều nhất thị trường theo thứ tự là: Prudential (28.922 người), Bảo Việt Nhân thọ (13.588 người) và AIA (13.444 người).

 

Nguồn (Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam)

Comments are closed.