Tổng kho xăng sập sau bão: Bảo hiểm chối trách nhiệm nếu…

Dự án Tổng kho xăng dầu DKC sập sau cơn bão số 2 sẽ không được bảo hiểm chi trả nếu nguyên nhân do chất lượng kém.

bảo hiểm bồi thường

Sau khi dự án Tổng kho xăng dầu DKC do Công ty CP Thiên Minh Đức làm chủ đầu tư bị sập, hỏng hóc sau cơn bão số 2 đổ bộ vào cuối tháng 7/2017, có thông tin cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng công trình không đạt tiêu chuẩn chứ không phải là sự cố thiên tai.

Xem thêm: Bảo hiểm sức khỏe UIC, bảo hiểm sức khỏe cho trẻ em, bảo hiểm thai sản nào tốt

Theo Nghị định Chính phủ số 119/2015/NĐ-CP ban hành ngày 13/11/2015 thì tất cả các dự án đầu tư xây dựng phải bắt buộc mua bảo hiểm, đề phòng nguy cơ rụi ro có thể xảy ra. Dự án Tổng kho xăng dầu DKC cũng nằm trong số đó.

Chiều ngày 8/8/2017, một chuyên gia bảo hiểm hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam cho biết, mọi dự án đều có thể mua bảo hiểm để khi có rủi ro xảy ra thì có đơn vị đứng ra nhận trách nhiệm chi trả.

“Việc dự án có bảo hiểm cũng là một trong những yếu tố quyết định để chủ đầu tư làm thủ tục vay vốn tại một ngân hàng nào đó” – người này cho hay.

Trong trường hợp dự án gặp rủi ro do thiên tai hoặc yếu tố khách quan thì bảo hiểm có trách nhiệm chi trả, cùng gánh rủi ro với chủ đầu tư. “Mức chi trả như thế nào còn tùy thuộc vào tính chất, thiệt hại của từng vụ việc” – chuyên gia bảo hiểm nói.

Tuy nhiên, trường hợp dự án đầu tư xây dựng gặp sự cố do chất lượng công trình kém thì sẽ không được bảo hiểm chi trả.

“Khi dự án xảy ra sự cố, sẽ có người của bảo hiểm xuống hiện trường cùng với các bên liên quan điều tra tìm hiểu chính xác nguyên nhân. Nếu là do nguyên vật liệu kém chất lượng, thi công ẩu… thì đây là lỗi từ phía nhà thầu và chủ đầu tư, chắc chắn phía bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm”.

Nói về trường hợp của dự án Tổng kho xăng dầu DKC, nhân viên này khẳng định cũng sẽ không có ngoại lệ.

“Một dự án lớn nằm gần biển thì chắc chắn phải tính đến yếu tố chịu tác động của thiên tai. Trong hồ sơ ký kết bảo hiểm chắc chắn cũng quy định rất rõ điều này, phải chịu tác động như thế nào mà công trình gặp sự có bảo hiểm mới chi trả chứ không phải chỉ một tác động nhỏ gây ra hậu quả mà bảo hiểm phải chi trả kinh phí khách phục”.

“Nếu như chỉ do một cơn bão nhỏ mà đã sập lún thì chất lượng công trình cần phải được đặt nghi vấn. Chắc chắn đơn vị bảo hiểm nào ký hợp đồng tại dự án này sẽ thẩm định rất kỹ nguyên nhân xảy ra sự cố mới đi đến quyết định cuối cùng”.

Như vậy, ngân hàng chấp nhận thủ tục vay vốn cho dự án này cũng căn cứ vào quyết định của phía bảo hiểm để có những động thái tiếp theo.

Chủ đầu tư dự án là ai?

Theo tìm hiểu của PV, Công ty cổ phần Thiên Minh Đức là thành viên của Tập đoàn Thiên Phú, được thành lập 4/9/2001, đại diện pháp luật là bà Chu Thị Thành. Giám đốc là ông Chu Đăng Khoa.

Ông Khoa còn được mọi người biết đến với biệt danh “đại gia kim cương”, từng làm dậy sóng dư luận vào thời điểm cuối năm 2016 khi được đồn là bạn trai của một trong những diễn viên, người mẫu nổi tiếng nhất nhì làng giải trí Việt Nam.

Ông Khoa là cổ đông sáng lập trong Công ty Cổ phần Thiên Minh Đức với số cổ phần chiếm 11,27% trị giá 29,5 tỉ đồng.

Đây là doanh nghiệp sở hữu 2 khách sạn ở thị xã Cửa Lò, huyện Đô Lương, Nghệ An. Ông Khoa còn khiến dư luận đặt biệt quan tâm khi là hủ nhân chiếc siêu xe Porscher có biển số 37A – 0.3333.

Ngoài xăng dầu, Công ty cổ phần Thiên Minh Đức lấn sân sang cả nhà hàng, khách sạn, trồng rừng và dịch vụ xuất nhập khẩu… Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Nghệ An, tính đến hết tháng 3/2017, Công ty cổ phần Thiên Minh Đức có số nợ bảo hiểm khoảng hơn 306,8 triệu.

Theo (Báo Đất Việt)