Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng, GDP tăng 7,5% so với cùng kì. FDI thu hút được trên 7 triệu USD. Các DNBH Nhân thọ và Phi nhân thọ đã có nhiều cố gắng đẩy mạnh tuyên truyền bảo hiểm, phát triển bảo hiểm và nâng cao chất lượng khai thác, quản lý bảo hiểm phục vụ khách hàng nên đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể.
I- Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ:
Tổng doanh thu toàn thị trường đạt 2738 tỉ đồng, tăng 51,2% so với cùng kì 2007. Dẫn đầu là Bảo Việt 903 tỉ đồng, PVI 564 tỉ đồng, Bảo Minh 514 tỉ đồng, PJICO 250 tỉ đồng. Doanh thu phí bảo hiểm thực thu (có tính thêm phần nhận tái bảo hiểm và tái đi phần nhượng tái bảo hiểm) dẫn đầu là Bảo Việt 565 tỉ đồng, Bảo Minh 429 tỉ đồng, PVI 327 tỉ đồng, PJICO 243 tỉ đồng, toàn thị trường 1.996 tỉ đồng. Tổng số tiền đã giải quyết bồi thường ngay trong Quý I là 633 tỉ đồng chiếm 23% doanh thu
Bảo hiểm xe cơ giới dẫn đầu doanh thu, đạt 874 tỉ đồng, tăng 71,33% so với cùng kì 2007. Dẫn đầu là Bảo Việt 2075 tỉ đồng, Bảo Minh 168 tỉ đồng, PJICO 149 tỉ đồng, PVI 106 tỉ đồng. Tổng số tiền bồi thường đã giải quyết trong Quý I là 304 tỉ đồng, chiếm 35%. Bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới đạt 168 tỉ đồng, bồi thường 43 tỉ đồng, chiếm 21,8%.
Bảo hiểm hàng không đạt doanh thu 298 tỉ đồng, tăng 77,35% so với cùng kì 2007. Dẫn đầu là Bảo Việt 221 tỉ đồng, Bảo Minh 75 tỉ đồng, ABIC 1524 triệu đồng và Toàn Cầu 643 triệu đồng.
Bảo hiểm sức khỏe tai nạn con người đạt doanh thu 297 tỉ đồng, tăng 58,7% so với cùng kì 2007. Dẫn đầu là Bảo Việt 127,5 tỉ đồng, Bảo Minh 75 tỉ đồng, PVI 21,5 tỉ đồng, PJICO 16,5 tỉ đồng, AIG 10 tỉ đồng. Tỉ lệ bồi thường Quý I là 21,5%.
Bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu đạt doanh thu 283 tỉ đồng, tăng 27% so với cùng kì 2007. Dẫn đầu là PVI 88 tỉ đồng, Bảo Việt 85 tỉ đồng, Bảo Minh 56 tỉ đồng, PJICO 16,5 tỉ đồng. Tỉ lệ bồi thường Quý I đạt 23,56%.
Bảo hiểm xây dựng lắp đặt đạt doanh thu 242 tỉ đồng, tăng 7,8% so với cùng kì 2007 (điều này phản ánh được thực tế thị trường xây dựng lắp đặt hiện nay). Dẫn đầu là PVI 162 tỉ đồng, Bảo Việt 48 tỉ đồng. Tỉ lệ bồi thường Quý I là 8,7%.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đạt doanh thu 210 tỉ đồng, tăng 77,35% so với cùng kì 2007 (trùng với việc tăng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu Quý I năm 2007). Dẫn đầu là Bảo Việt 69 tỉ đồng, Bảo Minh 39 tỉ đồng, PJICO 21 tỉ đồng, PVI 19 tỉ đồng. Tỉ lệ bồi thường Quý I 2008 là 33%.
Bảo hiểm cháy nổ và rủi ro đặc biệt đạt doanh thu 209 tỉ đồng, tăng 28,5% so với cùng kì 2008. Dẫn đầu là Bảo Minh 52 tỉ đồng, Bảo Việt 42 tỉ đồng, PVI 34 tỉ đồng, UIC 18 tỉ đồng, VIA 15 tỉ đồng. Tỉ lệ bồi thường Quý I là 33%. Đặc biệt Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã đạt doanh thu 22 tỉ đồng, tăng gấp đôi so với cả năm 2007. Điều này chứng tỏ các hợp đồng bảo hiểm cháy nổ tự nguyện kí trước ngày 28/06/2007 (hiệu lực QĐ28) hết hạn và kí hợp đồng bảo hiểm mới theo chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Nghiệp vụ bảo hiểm khác: Bảo hiểm dầu khí đạt 137 tỉ đồng, Bảo hiểm trách nhiệm chung 40 tỉ đồng, Bảo hiểm máy móc thiết bị 6,9 tỉ đồng, Bảo hiểm thiết bị điện tử 6,4 tỉ đồng.
Kết quả trên chưa phản ánh hết sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ vì Quý I có một số hợp đồng bảo hiểm tái tục ngay từ đầu năm nhưng có một số sẽ được tái tục và khai thác thêm trong năm. Hiệp hội đã đưa ra cảnh báo khó khăn về đầu tư tài chính và chi phí hoa hồng được phép của Bộ tài chính sẽ tăng để các DNBH thận trọng hơn trong quản lý chi phí, bồi thường và kinh doanh bảo hiểm đảm bảo có lợi nhuận.
II. Thị trường bảo hiểm Nhân thọ
1. Doanh thu Bảo hiểm nhân thọ
Kết quả 3 tháng năm 2008, Tổng doanh thu phí Bảo hiểm nhân thọ đạt 2363 tỉ đồng, tăng 13.73% so với năm 2006. Đây là tín hiệu cho thấy Thị trường bảo hiểm nhân thọ đang phục hồi trở lại với những bước chắc chắn, bất chấp những khó khăn về lạm phát, giá xăng dầu tăng cao. Dẫn đầu doanh thu bảo hiểm là Prudential 969 tỉ đồng, Bảo Việt nhân thọ 834 tỉ đồng, Manulife là 240 tỉ đồng.
Doanh thu khai thác mới trong 03 tháng đầu năm toàn thị trường đạt 419 tỉ đồng tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Các sản phẩm hỗn hợp và trả tiền định kỳ vẫn là các sản phẩm ưa thích nhất trên thị trường, chiếm tỉ trọng lớn trong kết cấu sản phẩm của doanh nghiệp với kết quả doanh thu khai thác trong 03 tháng lần lượt là 285 tỉ và 96 tỉ đồng
2. Số lượng hợp đồng bảo hiểm
Tổng số hợp đồng bảo hiểm mới khai thác trong năm là 275.930 hợp đồng, tăng 10.8% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó các sản phẩm chính 126.631 hợp đồng và 149,299 hơp đồng bảo hiểm bổ trợ. Dẫn đầu là Prudential 124.959 hợp đồng (trong đó 58.334 hợp đồng chính), Bảo Việt 91.793 hợp đồng (trong đó có 35.511 hợp đồng chính), AIA 108.001 hợp đồng.
Số lượng hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ là 246.454 hợp đồng (trong đó số lượng hợp đồng sản phẩm chính là 128.871 hợp đồng) giảm 6.01% so với cùng kỳ năm trước. Tín hiệu đáng mừng là số lượng hủy bỏ hợp đồng ngày càng giảm, chứng tỏ đa số người tham gia bảo hiểm đã nâng cao nhận thức về lợi ích duy trì hợp đồng bảo hiểm, dịch vụ chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm ngày một tốt hơn. Số hợp đồng hết hiệu lực cao nhất thuộc về Bảo Việt nhân thọ 108.634 hợp đồng (trong đó có 55..614 hợp đồng chính), Prudential 96.864 hợp đồng (sản phẩm chính chiếm 51.673 hợp đồng), AIA 18.905 hợp đồng (có 10.106 hợp đồng chính).
Số lượng hợp đồng khôi phục trong kỳ là 32.424 hợp đồng (trong đó có 16.266 hợp đồng chính) giảm 26.21% so với cùng kỳ năm trước. Prudential là doanh nghiệp có số hợp đồng khôi phục cao nhất với 28.028 hợp đồng (trong đó có 14.321 hợp đồng chính), tiếp đến là Dai-ichi 2.027 hợp đồng (trong đó 733 hợp đồng chính), Bảo Việt nhân thọ 768 hợp đồng khôi phục (419 hợp đồng chính).
Với những kết quả trên khiến cho Tổng số hợp đồng có hiệu lực đến 31/03/2008 là 7.689.964 hợp đồng, tăng 12.5 % so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu là Bảo Việt Nhân thọ 3598.501 hợp đồng (hợp đồng chính là 1711.375 hợp đồng), Prudential là 2.939.252 hợp đồng (trong đó sản phẩm chính chiểm 1564.184 hợp đồng), AIA 475.253 hợp đồng (hợp đồng chính chiếm 244.389 hợp đồng)
3. Trả tiền bảo hiểm
Trong 3 tháng đầu năm 2008, các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả quyền lợi bảo hiểm cho hợp đồng đáo hạn và cho người tham gia bảo hiểm gây sự cố bảo hiểm với số tiền là 596 tỉ đồng tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu là Bảo Việt nhân thọ 405 tỉ đồng, Prudential 110 tỉ đồng, Manulife 44 tỉ đồng.
Trong 3 tháng đầu năm, các doanh nghiệp bảo hiểm trả giá trị hoàn lại 305 tỉ đồng, tăng 0.6% so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu chi trả hoàn lại là Bảo Việt Nhân Thọ với 139 tỉ đồng, Prudential là 120 tỉ đồng, Manulife là 33 tỉ đồng. Các hợp đồng chấm dứt trước hạn giảm đi khiến cho giá trị hoàn lại từ những hợp đồng này không tăng hơn so với cùng kỳ năm trước, điều này lại càng có ý nghĩ tích cực hơn trong bối cảnh giá cả mặt hàng nhu yếu phẩm tăng cao, cùng với tâm lý mua vàng để “tích cốc phòng cơ” đang ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch chi tiêu của người mua bảo hiểm. Mặt khác cũng phải nhận định rằng, chất lượng khai thác của các hợp đồng bảo hiểm hiện tại đang được nâng lên rõ rệt là kết quả của những nỗ lực nâng cao chất lượng đại lý và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, đổi mới sản phẩm bảo hiểm của các DNBH Nhân thọ
4. Số lượng đại lý bảo hiểm
Số lượng đại lý bảo hiểm được tuyển dụng trong trong kỳ là 14.069 người. Tổng số đại lý của các DNBH Nhân thọ là 69.464 người tăng 10.43% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều nhất là Prudential 28.678 người, Bảo Việt Nhân thọ là 15.749 người, AIA là 9.413 người. Sự xuất hiện của các sản phẩm mới như Bảo hiểm liên kết chung và Liên kết đơn vị cùng với sự phục hồi của thị trường bảo hiểm Nhân thọ đang hấp dẫn lực lượng lao động làm việc cho ngành bảo hiểm nhân thọ.
Nói tóm lại, trong 03 tháng đầu năm 2008, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ở mức 13% bất chấp khó khăn thách thức do lạm phát, biến động tăng cao của giá vàng và sự đi xuống của thị trường chứng khoán đã ghi nhận sự đổi mới về hoạt động, dịch vụ khách hàng, về chất lượng khai thác và đổi mới sản phẩm của DNBH cũng như là sự nâng cao ý thức của người tham gia bảo hiểm. Với kết quả kinh doanh khả quan trong 03 tháng đầu năm 2008 cùng với hành lang pháp lý củng cố và hoàn thiện và những kết quả bước đầu trong nỗ lực kiềm chế lạm phát của chính phủ đang thực hiến có cơ sở khẳng định rằng thị trường bảo hiểm Việt Nam đến cuối năm 2008 sẽ duy trì được đà tăng trưởng cao trong năm 2008.
Nguồn : Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
Comments are closed.