Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam 2004

I. Đặc điểm môi trường kinh doanh năm 2004 

1, Nền kinh tế xã hội Việt Nam tiếp tục phát triển 

Năm 2004 Việt Nam vẫn là môi trường ổn định về kinh tế an ninh xã hội hấp dẫn với người đầu tư nước ngoài và du lịch. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế xã hội mà Quốc hội đề ra năm 2004 đều đạt và vượt tăng trưởng GDP 7,7%, giá trị sản xuất Công nghiệp tăng 16%, Nông nghiệp tăng 5,4% với sản lượng lương thực 39 triệu tấn trong đó xuất khẩu đạt trên 4 triệu tấn.

 

Xuất khẩu đạt 26 tỷ USD tăng 28,4% là mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay. Nhập khẩu đạt 31,5 tỷ USD tăng 25% trong đó chủ yếu là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 20,5 tỷ USD.  Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 258 000 tỷ đồng bằng 36,3% GDP tăng 19%. Đầu tư nước ngoài đạt 4 tỷ USD tăng 35% đạt mức cao nhất trong những năm qua, trong đó có 1,8 tỷ USD tăng vốn do mở rộng đầu tư.

Ngành đóng tàu vươn lên như một ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều đơn đặt hàng của nước ngoài giá trị hàng tỷ USD. Ngành ôtô xe máy có tấc độ tiêu thụ cao (300.000 ôtô/năm và 2 triệu xe máy/năm). Ngành hàng không dân dụng tiếp tục mở rộng với nhiều tuyến bay trong và ngoài nước cùng với việc mua thêm Boeng 777, Airbus 320 trang bị cho đội bay hiện đại.

Văn hoá xã hội được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người tăng đạt trên 400 USD, tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo. các hoạt động xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm ngày càng phong phú. Tỉ lệ hộ nghèo chỉ còn 8,3%, có 1,5 triệu người được tuyển dụng vào làm việc trong năm 2004. 

2, Thị trường bảo hiểm Việt Nam xuất hiện nhiều yếu tố mới

Đầu năm 2004 Luật thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực thi hành, thông tư 35/TT/BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 118/CP Xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, Thông tư 98,99 TT/BTC ngày 19/10/1994 thay thế Thông tư 71,72 hướng dẫn thi hành NĐ 42,43 CP hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và một số Luật đã được thông qua: Luật cạnh tranh, Luật giao thông thuỷ nội địa, Luật hàng hải … Đây là môi trường pháp lý để các Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam hoạt động và phát triển, đồng thời với quá trình thực hiện các văn bản pháp luật trên cũng nảy sinh nhiều bất cập ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp bảo hiểm như thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm bảo hiểm và hoa hồng đại lý, doanh thu và chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp đặc thù của hoạt động bảo hiểm, tách 2 quỹ của chủ sở hữu và chủ hợp đồng bảo hiểm, thuế thu nhập đối với đại lý bảo hiểm.

Thực hiện Nghị định 43 CP, hầu hết các Doanh nghiệp bảo hiểm đều bổ sung thêm vốn chủ sở hữu, ít nhất bằng vốn pháp định, có Doanh nghiệp tăng vốn gấp 3 – 5 lần như: Bảo Việt (3.000 tỷ), Bảo Minh (1.100 tỷ), Vinare (343 tỷ). Tổng số vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm là hơn 6.500 tỷ đồng. 

Nhà nước tiến hành cổ phần hoá thành công Bảo Minh và Vinare, một nhiệm vụ trong chiến lược phát triển thị trường Bảo hiểm Việt Nam được chính phủ phê duyệt. Thị trường bảo hiểm tiếp tục tăng trưởng nhưng tấc độ tăng trưởng đã chậm lại báo hiệu chấm dứt thời kỳ tăng trưởng mạnh nay đi vào xu thế phát triển ổn định, hiệu quả, an toàn.

Các doanh nghiệp bảo hiểm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa ra một số sản phẩm mới, tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng cạnh tranh lành mạnh sẵn sàng hội nhập, hợp tác quốc tế, thích ứng với lộ trình mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam. 

II. Thỉ trường bảo hiểm nhân thọ năm 2004 

1, Tình hình chung

Một số yếu tố khách quan làm giảm tốc độ tăng trưởng của bảo hiểm nhân thọ năm 2004 đó là:

          Chỉ số giá cả tiêu dùng tăng tới 9,5%,

          Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại tăng hơn năm trước,

          Một số Ngân hàng Thương Mại tung ra sản phẩm tương tự như Bảo hiểm nhân thọ nhằm thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư, có tính cạnh tranh với Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ,

          Số lượnghợp đồng đáo hạn tăng nhiều so với năm 2003,

          Một số bài báo đăng bài chưa đúng về Bảo hiểm nhân thọ cũng ảnh hưởng ít nhiều tới công chúng.

 Song các Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã có nhiều cố gắng như đưa ra nhiều sản phẩm mới, chấn chỉnh lại công tác đào tạo tuyển dụng đại lý, nâng cao mức khuyến khích khen thưởng các đại lý giỏi, có chính sách trợ giúp khách hàng gặp khó khăn tạm thời để duy trì hợp đồng bảo hiểm, có nhiều nỗ lực trong khâu chăm sóc khách hàng và đặc biệt là đã cùng nhau phối hợp đăng tài liệu tuyên truyền về Bảo hiểm nhân thọ trên báo Thanh Niên nhằm nâng cao sự hiểu biết của khách hàng, của người dân về Bảo hiểm nhân thọ. Nhờ vậy doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tuy có tăng chậm hơn so với các năm trước nhưng vẫn đạt được mức tăng trưởng là 19,69% đạt 7.710.358 tỷ đồng trong đó Prudential đạt 3.103.677 tỷ đồng tăng trưởng 21,34%. Bảo Việt nhân thọ đạt 3.043.069 tỷ đồng tăng trưởng 16,37%. 

2, Số lượng hợp đồng 

2.1   Số lượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọcó hiệu lực đến cuối kỳ.

 

Tổng số hợp đồng bảo hiểm có hiệu lức đến cuối năm 2004 là 6.549.905 tăng 17,5% so với 2003 (5.572.263) trong đó sản phẩm chính là 3.472.337 tăng 12,5% sản phẩm bổ trợ là 3.077.568 tăng 23,9%. Bảo Việt có 3.123.765 hợp đồng có hiệu lực trong đó có 1.674.573 hợp đồng sản phẩm chính. Prudential có 2.481.774 hợp đồng có hiệu lực trong đó có 1.282.738 hợp đồng sản phẩm chính.

 Như vậy số lượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực trên dân số là 8% thể hiện một sự cố gắng lớn của 5 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hiện nay. 

2.2   Số lượng hợp đồng khai thác mới trong kỳ

Tổng số là 1.805.789 hợp đồng giảm 12,8% so với năm 2003 (2,070.816) trong đó hợp đồng sản phẩm chính là 808.514 giảm 21,33% và chủ yếu với sản phẩm hỗn hợp chỉ đạt 695.852 giảm tới 26,12%. Đây là một trong những năm tăng trưởng chậm lại,

          Bảo Việt nhân thọ có 757.563 hợp đồng khai thác mới trong đó có 32. 974 sản phẩm chính,

          Prudential có 712.944 hợp đồng khai thác mới trong đó có 339.043 của sản phẩm chính. 

2.3   Số hợp đồng được khôi phục trong kỳ

Tổng số là 269.833 hợp đồng tăng 106,35% so với 2003 (88.080) chiếm tỷ trọng lớn nhất là sản phẩm hỗn hợp có 100.749 hợp đồng tăng 41,82%. Đây là sự cố gắng của các Doanh nghiệp bảo hiểm  để duy trì và tái tạo hợp đồng. Prudential có 235.375 hợp đồng khôi phục trong kỳ, trong đó có 122.971 hợp đồng sản phẩm chính. 

2.4   Số hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ

Tổng số là 1.097.980 hợp đồng tăng 80% so với 2003 trong đó sản phẩm chính là 563.952 (tăng 61,7%) và chủ yếu là sản phẩm hỗn hợp 468.908 hợp đồng tăng 45,16%.

          Prudential có 539.140 hợp đồng hết hiệu lực trong đó với sản phẩm chính là 275.907

          Bảo Việt nhân thọ có 366.791 hợp đồng hết hiệu lực  với sản phẩm chính là 182613 

3, Số tiền bảo hiểm  3.1. Tổng số tiền bảo hiểm của hợp dồng còn hiệu lực đến cuối kỳ: là 137.647 tỷ đồng tăng 3,67% so với 2003, trong đó sản phẩm chính là 95.073 tỷ đồng giảm 2,59% so với năm 2003. Sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp vẫn chiếm tỷ trọng cao đạt 80.449 tỷ đồng giảm 7,52% so với năm 2003. 

3.2. Tổng số tiền bảo hiểm của hợp đồng khai thác mới: là 31.177 tỷ đồng giảm 23% so với 2003, trong đó sản phẩm chính là 21.678 tỷ đồng giảm 24,5% so với 2003. Sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp đạt 18.481 tỷ đồng giảm tới 27%. 

3.3. Tổng số tiền bảo hiểm của hợp đồng khôi phục trong kỳ: là 13.227 tỷ đồng giảm 7,6% so với 2003, trong đó sản phẩm chính đạt 1.415 tỷ đồng giảm 7,4% so với 2003, sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp đạt 1.094 tỷ đồng giảm 11,9%. 

3.4 Tổng số tiền bảo hiểm của hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ: là 13.227 tỷ đồng tăng 28% so với 2003, trong đó sản phẩm chính là 9.036 tỷ đồng tăng 31,15%, Sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp  đạt 7.057 tỷ đồng tăng 21,8% so với 2003. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính giảm  doanh thu phí bảo hiểm của năm 2004. 

4, Doanh thu phí bảo hiểm

Doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường đạt 7.711 tỷ đồng tăng 19,7% so với 2003, trong đó sản phẩm chính đạt 7.457 tỷ đồng tăng 18,2% sản phẩm bảo trợ đạt 253 tỷ đồng tăng 90,6%. Đối với sản phẩm chính, sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp vẫn chiếm tỷ lệ lớn đạt 6.443 tỷ đồng tăng 6% và đặc biệt sản phẩm bảo hiểm trả tiền định kỳ  đã đạt 822 triệu đồng tăng 16 lần so với 2003.Phí bảo hiểm thực thu của hợp đồng bảo hiểm năm đầu toàn thị trường đạt 2.019 tỷ đồng giảm 1,53% so với 2003. Sản phẩm chính đạt 1.837 tỷ đồng giảm 6,54% trong đó sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp đạt 1.430tỷ đồng giảm 23,4%. 

5, Trả tiền bảo hiểm

Trong năm 2004 các Doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm là 832 tỷ đồng trong đó sản phẩm chính là 814 tỷ đồng. Sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp cũng có số tiền trả cao nhất đạt 624 tỷ.

Cũng trong năm 2004 các Doanh nghiệp bảo hiểm đã thanh toán giá trị hoàn lại cho khách hàng chấm dứt hợp đồng trước hạn là 572 tỷ đồng, trong đó sản phẩm hỗn hợp là 476 tỷ đồng.

Năm 2004 các Doanh nghiệp bảo hiểm đã chia lãi cho người thụ hưởng bảo hiểm là 66,5% tỷ trong đó có 6 tỷ trả cho hợp đồng chấm dứt trước thời hạn. 

6, Số lượng đại lý bảo hiểm

Tổng số đại lý có mặt đến năm 2004 là 95 751 người

SỐ ĐẠI LÝ THEO DOANH NGHIỆP

 

TT Doanh nghiệp Đại lý mới Tổng số đại lý
1 AIA 19,741.00 19,861.00
2 Baominh CMG 9,581.00 7,630.00
3 Bao Viet 6,771.00 26,503.00
4 Manulife 5,396.00 5,070.00
5 Prudential 28,091.00 36,687.00
6 Tổng 69,580.00 95,751.00

 

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG ĐẠI LÝ SO VỚI NĂM 2003

TT Doanh nghiệp Tổng số đại lý Tốc độ tăng trưởng
    năm  2004  năm 2003
1 AIA 19,861.00 15,502.00 28.12%
2 Baominh CMG 7,630.00 6,952.00 9.75%
3 Bao Viet 26,503.00 25,461.00 4.09%
4 Manulife 5,070.00 8,532.00 -40.58%
5 Prudential 36,687.00 38,002.00 -3.46%
6 Tổng 95,751.00 94,449.00 1.38%

III.               Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. 

1, Tình hình chung

Năm 2004 doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn thị trường đạt 4.790 tỷ đồng tăng 23,22% so với 2003 (3.887 tỷ đồng) Bảo Việt Việt Nam vẫn giữ thị phần cao là 40,2% (1925 tỷ đồng) tiếp đến Bảo Minh 22,1% (1058 tỷ đồng), PJICO 13,3% (638 tỷ đồng). Doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới đạt 1356 tỷ đồng bằng 28,3% tổng doanh thu, tiếp đến là bảo hiểm tài sản và thiệt hại 979 tỷ đồng tổng doanh thu, bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người đạt 726 tỷ đồng bằng 15% tổng doanh thu.

Nghiệp vụ bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng cao nhất là bảo hiểm cháy nổ đạt 87,7% (412 tỷ/219 tỷ) và xe cơ giới 31%. 

2, Doanh thu các sản phẩm bảo hiểm

2.1      Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người:

Đạt doanh thu 726 tỷ tăng 23% so với năm 2003. Trong đó Bảo hiểm học sinh chiếm tỷ trọng lớn. Bảo Việt Việt Nam dẫn đầu với doanh thu 500,5 tỷ đồng, tiếp đến là Bảo Minh 125 tỷ đồng, Pjico 50,5 tỷ đồng. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong Bảo hiểm học sinh chưa thống nhất về số tiền để lại nhà trường, tủ thuốc cứu thương.. hoặc dùng công văn, chỉ thị của cơ quan chính quyền để khai thác bảo hiểm. Việc khai thác bảo hiểm đối với người lao động cần có hướng mới phù hợp với quá trình cổ phần hoá và thành phần kinh tế tư nhân ngày càng đông đảo. Sản phảm bảo hiểm chưa nhiều và kém hấp dẫn không đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của du lịch hiện nay. Điều này đã được Ban Bán chuyên trách về Bảo hiểm con người nhận rõ  và đang tìm giải pháp khắc phục.

 

2.2      Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển:

 

Đạt 412 tỷ đồng tăng 20,4% so với 2003. Dẫn đầu là Bảo Việt Việt Nam 135,4 tỷ đồng, PJICO 80,9 tỷ đồng, Bảo Minh 70,5 tỷ đồng. So với tấc độ tăng trưởng của kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu thì tăng trưởng của bảo hiểm vận chuyển hàng hoá vẫn còn thấp và doanh thu chưa tương xứng. Các Doanh nghiệp bảo hiểm đã bàn đến giải pháp áp dụnh mức khấu trừ hàng xá qua cân, khuyến cáo những rủi ro dễ xảy ra đối với hàng gạo xuất khẩu sang Irắc, hàng sắt thép nhập khẩu …

 

2.3      Bảo hiểm xe cơ giới:

 

Đạt doanh thu 1.356 tỷ đồng tăng 30,7% so với năm 2003. Dẫn đầu là Bảo Việt Việt Nam 668 tỷ, Pjico 296 tỷ, Bảo Minh 252 tỷ… Cuối năm 2003 Bảo hiểm xe cơ giới có dấu hiệu chừng lại và chưa nhận được sự ủng hộ của các ngành, địa phương. Song nhờ có sự cố gắng của 7 Doanh nghiệp bảo hiểm (Bảo Việt Việt Nam, Bảo Minh, PJICO, PVI, Bảo Long, Viễn  Đông) đóng góp gần 3 tỷ đồng chi phí cho công trình đảm bảo an toàn giao thông tại Phú Xuyên, Bắc Giang, tài trợ hội thi lái xe giỏi, in tờ rơi tuyên truyền, thống nhất giấy chứng nhận bảo hiểm nên đã làm thay đổi diện mạo, hình ảnh của bảo hiểm xe cơ giới và góp phần tăng doanh thu. Ngoài ra các Doanh nghiệp còn cố gắng cải tiến khâu giải quyết bồi thường, tổ chức trạm cứu hộ giao thông nên đã góp phần làm yên tâm người tham gia bảo hiểm.

 

2.4      Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh:

 

Đạt doanh thu 16,5 tỷ là một con số còn khiêm tốn. Dẫn đầu là Bảo Việt Việt Nam 5,645 tỷ, UIC 3,421 tỷ, VIA 3,402 tỷ. Đây là sản phẩm bảo hiểm còn mới mẻ đối với các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Việt Nam.

 

2.5      Bảo hiểm cháy nổ:

 

Đạt doanh thu 412 tỷ tăng 87,7% so với 2003. Dẫn đầu là Bảo Minh 149,5 tỷ, Bảo Việt Việt Nam 148,5 tỷ, UIC 41,5 tỷ. Trong năm 2004 các Doanh nghiệp bảo hiểm đã đóng góp 150 triệu đồng phục vụ cho việc khảo sát, dự thảo, góp ý kiến xây dựng Nghị định CP của chính phủ về Bảo hiểm bắt buộc cháy nổ, quy tắc biểu phí Bảo hiểm. Song đến nay việc Dự thảo của Cục Cảnh sát Phòng Cháy chữa cháy & Bộ Công An và xin ý kiến góp ý cho Dự thảo còn tiến chuyển quá chậm. Cháy nổ có chiều hướng gia tăng, thiệt hại về cháy nổ ngày càng trầm trọng, Doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường tổn thất cháy nổ ngày càng nhiều. Đó là một trong những nguyên nhân tổng hợp làm tăng doanh thu bảo hiểm cháy nổ. Nếu NĐCP được ban hành, Bộ Tài chính ra quyết định biểu phí ban hành Quy tắc Biểu phí bảo hiểm bắt buộc cháy nổ thì khả năng tăng doanh thu phí bảo hiểm là rõ rệt và sẽ giảm cạnh tranh hạ phí bảo hiểm tới mức không an toàn.

 

2.6      Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu:

 

Đạt doanh thu 459 tỷ đồng tăng 20,15% so với 2003. Dẫn đầu là Bảo Việt Việt Nam 161 tỷ đồng, PVI 155 tỷ đồng, Pjico 72 tỷ đồng. Hiện tượng cạnh tranh không đến mức gay gắt nhưng vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm. Ban Bán chuyên trách bảo hiểm tàu biển đã đề ra giải pháp hợp tác thoả thuận giữa các Doanh nghiệp bảo hiểm. Năm 2004 xảy ra nhiều tổn thất về tàu biển và P &I.

 

2.7      Bảo hiểm trách nhiệm:

 

Đạt doanh thu 44,2 tỷ. Dẫn đầu là Bảo Minh 18,4 tỷ, Pjico 10 tỷ, Allianze 6,4 tỷ đồng. Đây là loại sản phẩm bảo hiểm mới song hầu hết các Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đều tham gia thị trường. So với thực tế tiềm năng về Bảo hiểm trách nhiệm còn rất lớn. Vấn đề đặt ra là các Doanh nghiệp bảo hiểm cần đưa ra các sản phẩm bảo hiểm phù hợp, đẩy mạnh khai thác và tuyên truyền về bảo hiểm trách nhiệm hơn nữa. Tuy nhiên một số Doanh nghiệp bảo hiểm đã tính gộp bảo hiểm trách nhiệm với sản phẩm bảo hiểm khác.

2.8      Bảo hiểm tài sản và thiệt hại:

Đạt 979 tỷ đồng tăng 6,5% so với 2003 trong đó: Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt đạt 271,8 tỷ (giảm 3%), Bảo hiểm thiết bị máy móc 94 tỷ đồng tăng 178%, Bảo hiểm thiết bị điện tử 94,4 tỷ đồng tăng 0,6%, Bảo hiểm dầu khí 279 tỷ giảm 6,7%, Bảo hiểm mọi rủi ro 109 tỷ giảm 49%.

          Bảo hiểm thiết bị điện tử PTI dẫn đầu với doanh thu 89,3 tỷ đồng

          Bảo hiểm mọi rủi ro PVI    dẫn đầu với doanh thu 44,3 tỷ

          Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt Bảo Việt Việt Nam dẫn đầu với doah thu 113,4 tỷ

          Bảo hiểm máy móc thiết bị Bảo Việt Việt Nam dẫn đầu với doanh thu 11,3 tỷ,

          Bảo hiểm dầu khí PVI dẫn đầu với doanh thu 241 tỷ.

2.9     Các loại hình bảo hiểm khác 

a, Bảo hiểm hàng không: Đạt doanh thu 336 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2003,

b, Bảo hiểm nông nghiệp: Đạt doanh thu 1,5 tỷ đồng giảm 20% so với năm 2003,

c, Bảo hiểm tín dụng: Đạt doanh thu 449 triệu đồng là số lượng khiêm tốn,

d, Các sản phẩm bảo hiểm còn lai: Đạt 48 tỷ đòng tăng 199% so với 2003.

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

Comments are closed.