NTUC Income thưởng bảo hiểm cho khách có tuổi sinh học trẻ hơn; Prudential ra mắt PRU-Gắn Kết dành cho khách hàng DN
- Tin trong nước
- Tin bồi thường, tổn thất
VBI Đồng Tháp chi trả Bảo hiểm người vay vốn
(VBI) – Ngày 15 – 16/12/2021, VBI Đồng Tháp đã phối hợp cùngPGD PGD Tân Mỹ và PGD Tam Nông – Ngân hàng VietinBank Đồng Tháp đã tổ chức chi trả 80 triệu đồng quyền lợi Bảo hiểm Người vay vốn cho gia đình khách hàng Trần Văn Minh và 200 triệu đồng cho gia đình khách hàng Lê Thị Lan.
Vì cần vay vốn kinh doanh, ông Minh và bà Lan đã tới Ngân hàng VietinBank để được hỗ trợ vay vốn. Tại đây, hai khách hàng đã được cán bộ Ngân hàng VietinBank tư vấn tham gia Bảo hiểm Người vay vốn với quyền lợi bảo hiểm tử vong/ thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn và bệnh đặc biệt với quyền lợi bảo hiểm lần lượt là 80 triệu đồng và 200 triệu đồng.
Không lâu sau, ông Minh và bà Lan không may mắc bệnh và qua đời. Ngay sau khi nhận được tin buồn, VBI Đồng Tháp đã nhanh chóng liên hệ và hướng dẫn gia đình hai khách hàng làm hồ sơ yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm cho người thụ hưởng.
Tại buổi Lễ, gia đình các khách hàng xúc động cảm ơn VBI Đồng Tháp và Ngân hàng VietinBank đã kịp thời thăm hỏi, động viên và chi trả sớm quyền lợi, giúp gia đình bớt đi nỗi lo tài chính, vượt qua mất mát để ổn định cuộc sống.
Gói sản phẩm người vay vốn được áp dụng với tất cả cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam, vay vốn tại các ngân hàng liên kết với VBI. Khi tham gia bảo hiểm người vay vốn tại VBI, khách hàng sẽ được cán bộ ngân hàng tư vấn chặt chẽ các thủ tục, quyền lợi cũng như các ưu đãi. Đặc biệt, với công nghệ mới được tích hợp trong ứng dụng MyVBI, khách hàng sẽ được trải nghiệm những tiện ích thông minh giúp tiết kiệm 50% thời gian so với phương thức truyền thống. Ứng dụng cho phép khách hàng tham gia bảo hiểm dễ dàng chỉ sau một chạm, giải quyết hồ sơ nhanh chóng và rút ngắn thời gian bồi thường chỉ còn 30 phút.
- Một vòng doanh nghiệp
VNI đạt danh hiệu “Top 10 Sản phẩm chất lượng vàng vì người tiêu dùng năm 2021”
(VNI) – Sáng ngày 19/12/2021, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không (VNI) vinh dự được trao danh hiệu “Top 10 Sản phẩm chất lượng vàng vì người tiêu dùng năm 2021” dành cho các sản phẩm: Bảo hiểm Xe Ô tô, Bảo hiểm Nhà tư nhân và Bảo hiểm Sức khỏe.
Lễ vinh danh nằm trong chương trình truyền thông và quảng bá “Hàng Việt tốt – Dịch vụ hoàn hảo, Doanh nhân trí thức tiêu biểu Việt Nam 2021”. Đây là chương trình do Viện Khoa học phát triển nhân lực Kinh tế và Văn hóa kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo vệ người tiêu dùng và Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội tổ chức. Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện “Hàng Việt Tốt” được tổ chức lần 11 nhằm chọn ra những thương hiệu nổi tiếng, sản phẩm dịch vụ uy tín của doanh nghiệp tiêu biểu trên cả nước luôn cam kết sản xuất kinh doanh hướng đến lợi ích người tiêu dùng.
Qua hơn 3 tháng tổ chức và đánh giá, Ban Tổ chức đã lựa chọn ra 10 thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ chất lượng từ trên 300 doanh nghiệp tham gia để trao tặng danh hiệu uy tín này. Các sản phẩm của VNI luôn đáp ứng xuất sắc các tiêu chí đánh giá gắt gao của chương trình, mang đến chất lượng sản phẩm vượt trội và dịch vụ thuận tiện cho người tiêu dùng cả nước.
Bên cạnh đó VNI đã và đang triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ bảo hiểm số đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới của khách hàng như: cấp giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, mua bảo hiểm online trên App My VNI Client và qua các kênh liên kết với các đối tác công nghệ như Moncover, Boltech, Savemoney…
Thông qua chương trình này, Ban tổ chức hy vọng sẽ góp phần hạn chế vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tại thị trường Việt Nam đồng thời nâng tầm thương hiệu Việt; để các thương hiệu, sản phẩm Việt luôn là niềm tự hào của người Việt Nam.
PTI ký kết hợp tác chiến lược cùng chương trình iCitizen và Bankas
(PTI) – Ngày 22 tháng 12 năm 2021, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) và Chương trình iCitizen – Công dân Thông minh, Công ty Bankas (Bankas) đã thực hiện ký kết hợp tác chiến lược trong việc triển khai cung cấp các sản phẩm bảo hiểm PTI cho cộng đồng iCitizen. Đồng thời PTI cũng sẽ cùng phối hợp mở rộng ứng dụng chương trình iCitizen trong hệ thống của mình.
Theo đó, PTI là đơn vị cung cấp các sản phẩm bảo hiểm thuộc hệ sinh thái cung ứng dịch vụ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất mà iCitizen triển khai và vận hành. Các trung tâm cung ứng dịch vụ này sẽ đáp ứng GIÁ TRỊ THẬT cho các nhu cầu THẬT và cấp thiết như Dịch vụ Y tế, Dược phẩm, Ăn uống, cùng các dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, tư vấn luật, logistics cho doanh nghiệp và người lao động. Tiếp theo kế hoạch, mô hình này sẽ được triển khai tại Trung tâm Dịch vụ – Thương mại Long Hậu và PTI sẽ là đơn vị triển khai lĩnh vực Bảo hiểm tại đây.
Đại diện PTI cho biết, việc hợp tác với iCitizen và Bankas được kì vọng sẽ mang đến những sản phẩm hữu ích và thiết thực nhất, đáp ứng được nhu cầu của các công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp, giúp họ yên tâm làm việc. PTI sẽ tiếp tục nghiên cứu và đóng gói các sản phẩm dành riêng với đặc thù hoạt động trong khu công nghiệp.
Phía iCitizen cho biết, chương trình đã tìm hiểu, nghiên cứu và lựa chọn từ rất nhiều đối tác Bảo hiểm. Và PTI chính là đơn vị đáp ứng tối ưu để cung ứng vì chất lượng Sản phẩm, Dịch vụ, Thương hiệu, cùng phong cách linh hoạt, nhanh chóng. ICitizen hoàn toàn yên tâm rằng với những giá trị và PTI mang đến, sẽ phục vụ tốt nhất cho doanh nghiệp và cho cộng đồng trong thời kỳ bình thường mới và tương lai.
Được biết, iCitizen là chương trình nâng cao tiện ích cuộc sống cho công dân. Là chương trình đã cùng với Hiệp hội Thương mại Điện tử (VECOM), Liên minh Chuyển đổi số DTS, Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp (HBA), IM Group triển khai Chương trình Chăm sóc Sức khỏe Người lao động trong mùa dịch
Chương trình iCitizen đã chọn lựa và phối hợp nguồn lực từ các bệnh viện, phòng khám chất lượng cao, chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, tạo ra vùng xanh trong hoạt động sản xuất, vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp TP.HCM và giúp người lao động yên tâm tham gia sản xuất.
BANKAS là đơn vị thành viên iCitizen hoạt động trong lĩnh vực tư vấn bảo hiểm và dịch vụ tài chính. Là đơn vị chuyên môn trong việc phối hợp triển khai nghiệp vụ.
Bên cạnh các chương trình nâng cao cuộc sống cộng đồng nói chung, iCitizen đặc biệt xây dựng và triển khai mô hình cung ứng dịch vụ tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động duy trì năng suất sản xuất dù trong thời kỳ bình thường hay thời kỳ dich bệnh.
Prudential ra mắt PRU-Gắn Kết dành cho khách hàng doanh nghiệp với chi phí hợp lý
(ĐTCK) – Prudential thông báo về việc ra mắt sản phẩm PRU – Gắn Kết trong thời gian tới. Đây là sản phẩm bảo hiểm nhóm dành cho khách hàng doanh nghiệp với chi phí hợp lý, mang đến giải pháp bảo vệ thiết thực cho các nhân sự của doanh nghiệp.
PRU-Gắn Kết là một giải pháp “làm đầy” chế độ phúc lợi dành cho nhân viên – tài sản quý giá nhất của mỗi doanh nghiệp, mang lại một trải nghiệm mới về phúc lợi chăm sóc sức khỏe tại môi trường làm việc.
Bên cạnh quyền lợi chăm sóc sức khỏe thiết thực như điều trị nội trú, ngoại trú, nha khoa hay thai sản, với mạng lưới bảo lãnh viện phí rộng khắp Việt Nam và 1 số nước Đông Nam Á, PRU-Gắn Kết còn là giải pháp hỗ trợ, san sẻ gánh nặng về tài chính với nhân viên và gia đình khi có những biến cố lớn ngoài mong muốn như tai nạn, thương tật…
Đặc biệt, doanh nghiệp hoàn toàn có thể linh hoạt thiết kế gói giải pháp riêng, phù hợp với từng nhóm nhân viên với mức chi phí hợp lý. Thông qua đó, nhân viên sẽ vững tâm trước những rủi ro về sức khỏe và tài chính, tạo nên sự gắn kết sâu sắc, an tâm cống hiến cùng doanh nghiệp.
PRU-Gắn Kết phù hợp với mọi quy mô từ doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các doanh nghiệp lớn, giúp doanh nghiệp nhận diện được những cơ hội giữa những thách thức. Với PRU-Gắn Kết, doanh nghiệp có thể nâng tầm phúc lợi với tầm nhìn dài hạn và toàn diện, tạo nên sự khác biệt bên cạnh các đãi ngộ truyền thống, thể hiện được sự thấu hiểu, quan tâm và trân trọng sức khỏe của nhân viên, trở thành “thỏi nam châm” thu hút và giữ chân nguồn nhân lực trong bối cảnh nhiều biến động.
Gói sản phẩm PRU-Gắn Kết dự kiến sẽ được Prudential Việt Nam phân phối thông qua kênh đối tác ngân hàng trong thời gian tới.
Siêu ưu đãi bảo hiểm sức khỏe mừng sinh nhật BIC
(BIC) – Mừng kỷ niệm 16 năm thành lập (28/12/2005 – 28/12/2021), Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) gửi tặng khách hàng chương trình khuyến mại Sinh nhật ngày vàng, rộn ràng ưu đãi khi mua bảo hiểm sức khỏe trực tuyến. Chương trình diễn ra duy nhất trong ngày 28/12/2021.
Theo đó, khách hàng lần đầu tham gia bảo hiểm sức khỏe tại BIC sẽ được giảm ngay 30% phí bảo hiểm. Khách hàng tái tục cũng có thể được hưởng ưu đãi tới 20% khi tiếp tục tham gia bảo hiểm sức khỏe tại BIC. Đặc biệt, khi thanh toán phí bảo hiểm bằng thẻ BIDV Visa Cashback Platinum, khách hàng sẽ được hoàn tiền 3%, tối đa tới 600.000 đồng.
Để đặt mua bảo hiểm và tận hưởng các ưu đãi của chương trình, khách hàng có thể truy cập website bảo hiểm trực tuyến mybic.vn hoặc tải ứng dụng BIC Online (miễn phí trên iOS và Android). Toàn bộ quá trình đặt mua bảo hiểm, bao gồm tìm hiểu thông tin, nhận tư vấn, đăng ký mua, thanh toán và nhận giấy chứng nhận bảo hiểm đều được thực hiện trên môi trường trực tuyến. Khách hàng có thể mua bảo hiểm mọi lúc, mọi nơi mà không cần gặp trực tiếp cán bộ bảo hiểm.
Bảo hiểm sức khỏe toàn diện BIC Tâm An từ lâu đã trở thành người bạn đồng hành tin cậy của mỗi gia đình, bảo vệ khách hàng với 7 chương trình bảo hiểm linh hoạt, đáp ứng mọi nhu cầu và khả năng thanh toán. Tổng mức chi trả lên của BIC Tâm An lên tới 1 tỷ đồng trong khi phí bảo hiểm chỉ từ 3.300 đồng/ngày. Khách hàng không cần kiểm tra sức khỏe trước khi tham gia bảo hiểm, đồng thời được hưởng dịch vụ bảo hiểm viện phí tại hơn 200 bệnh viện, cơ sở y tế cao cấp, uy tín có liên kết với BIC trên toàn quốc. Đặc biệt, khách hàng không cần chi trả thêm bất cứ chi phí nào thuộc phạm vi bảo hiểm.
- Nhịp đập thị trường
Bảo hiểm phi nhân thọ năm 2021: Trong buồn có vui
(ĐTCK) – Năm 2021 thực sự là một năm khó khăn của khối bảo hiểm phi nhân thọ khi tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc ở mức rất thấp nhất, nhưng tỷ lệ bồi thường chung sụt giảm nên nhiều doanh nghiệp vẫn lãi cao.
Tăng trưởng doanh thu thấp nhất nhiều năm trở lại đây
Mặc dù đã có những dự báo từ trước về kết quả kinh doanh kém tích cực của khối doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong quý III/2021, nhưng kết quả doanh thu tăng trưởng âm 14% vẫn khiến nhiều thành viên thị trường bất ngờ. Sự giảm mạnh của doanh thu quý III/2021 khiến doanh thu 9 tháng đầu năm 2021 chỉ tăng khoảng 2,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Quý IV/2021, các tỉnh, thành phố trên cả nước đều đã mở cửa trở lại sau thời gian giãn vì dịch Covid-19 để phát triển kinh tế, nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng thận trọng.
Thực tế, đến cuối tháng 10, các doanh nghiệp bảo hiểm mới rục rịch khởi động lại hoạt động kinh doanh. Trong bối cảnh thị trường vẫn còn khó khăn, dù có nỗ lực hoạt động hết công suất để ghi nhận doanh thu cho những tháng cuối năm, thì khả năng bù đắp nguồn doanh thu suy giảm của quý III cũng không nhiều.
Mặc dù vậy, cả năm 2021, doanh thu phí bảo hiểm của khối phi nhân thọ dự kiến tăng khoảng 5% so với năm 2020, nhờ 4 nghiệp vụ chính có những yếu tố hỗ trợ.
Cụ thể, đối với 2 nghiệp vụ bán lẻ đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh là bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người, doanh thu sẽ được thúc đẩy nhờ những chính sách mới của Nhà nước như giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Theo các chuyên gia, chính sách này có hiệu lực từ 1/12/2021 nên tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bảo hiểm quý IV của 2 nghiệp vụ trên có thể không cao, nhưng chắc chắn sẽ tốt hơn giai đoạn 9 tháng đầu năm 2021.
Đặc biệt, đối với 2 nghiệp vụ bán buôn là bảo hiểm tài sản kĩ thuật và hàng hải, cơ hội đang xuất hiện nhiều hơn. Các hoạt động đầu tư công được đẩy mạnh, giao thương hàng hóa sôi động dịp cuối năm… sẽ là đòn bẩy để 2 nghiệp vụ duy trì đà tăng trưởng doanh thu trên 10%, qua đó kéo tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành.
Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp tăng cao
Bức tranh doanh thu bảo hiểm gốc của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong quý III và 9 tháng đầu năm 2021 kém tích cực, nhưng lợi nhuận tại nhiều doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2020.
Chẳng hạn, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) ghi nhận lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2021 hơn 322 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 160% kế hoạch cả năm.
Bảo hiểm PVI lãi trước thuế 9 tháng đầu năm nay 686,6 tỷ đồng, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 106,4% kế hoạch cả năm.
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) lãi sau thuế 105 tỷ đồng trong quý III/2021, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức lợi nhuận cao nhất (theo quý) mà doanh nghiệp bảo hiểm này đạt được kể từ khi niêm yết năm 2011.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, PTI đạt doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm 3.548 tỷ đồng, tăng 4,6%; lợi nhuận sau thuế 198,8 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ.
Yếu tố được nhìn nhận tác động tích cực tới lợi nhuận của các doanh nghiệp bảo hiểm là tỷ lệ bồi thường chung của toàn thị trường giảm còn khoảng 30%/tổng doanh thu (số liệu 9 tháng đầu năm 2021 của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam).
Đặc biệt, nghiệp vụ xe cơ giới có tỷ lệ bồi thường những năm trước luôn ở mức trên 50% đã giảm xuống còn khoảng 46%. Bên cạnh đó, chi phí trích lập dự phòng nghiệp vụ nhìn chung giảm.
Triển vọng 2022: Ổn định
Đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường ở trong nước cũng như trên thế giới.
Theo đó, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, vốn song hành với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, được dự báo còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, ghi nhận sơ bộ từ một số doanh nghiệp trong ngành, năm 2022, mục tiêu tăng trưởng doanh thu là xấp xỉ 10% so với năm 2021.
Các doanh nghiệp sẽ nỗ lực thúc đẩy doanh thu tăng trưởng trở lại, nhưng tăng trưởng “bất chấp” không phải là chiến lược được sử dụng như nhiều năm trước.
Đại diện một doanh nghiệp trong Top 5 về thị phần cho biết, doanh nghiệp chưa chốt mục tiêu doanh thu cụ thể cho năm 2022, nhưng về cơ bản sẽ tăng trưởng khoảng 10%, cao hơn nhiều mức tăng dự kiến đạt được trong năm 2021.
Tăng trưởng lợi nhuận sẽ đi kèm với tăng trưởng doanh thu, giúp doanh nghiệp có thêm tiềm lực để phát triển dài hạn, đồng thời dần xóa sổ hình thức phá giá thị trường để cạnh tranh, vốn gây hại cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nhìn nhận, khó khăn chỉ là trước mắt, cơ hội tăng trưởng doanh thu sẽ rộng mở hơn từ năm 2023, dù có thể vẫn còn một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh như hệ quả kinh tế – xã hội trong ngắn hạn do đại dịch Covid-19, môi trường lãi suất thấp gây áp lực lên hiệu quả đầu tư trong trung hạn.
Theo Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế AM Best, lợi thế về nhân khẩu học là nền tảng cho triển vọng tăng trưởng kinh tế dài hạn, tiến trình số hóa đang hỗ trợ việc phát triển các sản phẩm bảo hiểm và năng lực phân phối, khung pháp lý đang được cải thiện cùng với tiềm năng gia tăng của yếu tố đầu tư nước ngoài. Đây là những điểm cộng để AM Best duy trì triển vọng “ổn định” cho thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.
- Bảo hiểm với cộng đồng
Ấm áp những ngôi nhà tình thương từ PJICO Đồng Nai
(PJICO) – Hưởng ứng cuộc vận động vì người nghèo của TƯ MTTQ Việt Nam, của UB MTTQ các cấp tỉnh Đồng Nai, với truyền thống người Việt Nam luôn “thương người như thể thương thân”, sống với đạo lý “lá lành đùm lá rách”, nghĩa tình “làng trên xóm dưới” đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ. Được sự đồng ý của Lãnh đạo Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, bằng số tiền 100 triệu đồng quyên góp từ ngày công lao động, từ nguồn quỹ phúc lợi của đơn vị. Cấp Ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh Niên Công ty bảo hiểm PJICO Đồng Nai phối hợp với UBND các Xã Sông Ray và Xuân Tây, Công An huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai tổ chức xây dựng và bàn giao 02 ngôi nhà tình thương cho các hộ nghèo, gia đình ông Vi Văn Thượng tổ 15, ấp 1, xã Sông Ray và gia đình bà Tằng Cỏng Cú, tổ 1, ấp 7, xã Xuân Tây đều thuộc huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Càng ý nghĩa hơn khi công tác bàn giao nhà cho các gia đình nghèo đúng vào dịp chuẩn bị đón tết 2022.
Từ năm 2019 đến nay, đặc biệt năm 2021, khi đợt 4 đại dịch Covid 19 lan ra toàn thế giới và cả Việt Nam, nền kinh tế gặp muôn vàn khó khăn, tuy nhiên bằng sự đoàn kết, năng động, nỗ lực vượt khó, hăng say lao động, Công ty bảo hiểm PJICO Đồng Nai luôn là TOP đầu đảm bảo hoàn thành kế hoạch kinh doanh và chăm lo đời sống CBNV đồng thời thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa bàn phụ trách.
Một số hình ảnh Cấp ủy, Công đoàn, Đoàn thanh niên Công ty bảo hiểm PJICO Đồng Nai phối hợp trao nhà tình thương cho các hộ nghèo.
- Tin quốc tế
COVID-19 cắt giảm kỳ vọng sống của Vương quốc Anh xuống 9 tháng
(INJ) – Các nhà phân tích của Ngân hàng Hoàng gia Canada cho biết, đại dịch coronavirus có thể làm giảm tuổi thọ ở Anh tới 9 tháng, qua đó làm đảo ngược xu hướng tuổi thọ ở vương quốc này.
Ước tính do các nhà phân tích cổ phiếu bảo hiểm Gordon Aitken và Mandeep Jagpal cung cấp, dựa trên số liệu thống kê từ Học viện Định phí Vương quốc Anh, cũng như dữ liệu từ các công ty bảo hiểm.
Họ viết trong một lưu ý cho khách hàng: “Có thể tiếp tục diễn ra các làn sóng COVID và sức khỏe người dân kém hơn do COVID kéo dài. Có thể có những tác động thứ hai như việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý khác bị trì hoãn, và tác động của suy thoái kinh tế gây bất lợi”.
Tỷ lệ tử vong gia tăng sẽ cho phép các công ty bảo hiểm nhân thọ giải phóng nhiều hơn số tiền đã được trích lập dự phòng, thúc đẩy lợi nhuận hoạt động tăng thêm 7,4 tỷ bảng Anh (9,8 tỷ USD), tương đương 16%, mỗi năm trong 5 năm tới, RBC cho biết.
Một báo cáo tháng 6 từ nhà dịch tễ học Michael Marmot tại Đại học College London, cho thấy tuổi thọ trên toàn nước Anh giảm 0,9 năm vào năm 2020. Trong khi đó, một báo cáo trên Tạp chí Y khoa Anh tháng trước cho biết, trong năm 2020, bị hao hụt mất 28 triệu năm tổng tuổi thọ tại 31 các quốc gia mà nghiên cứu đã xem xét.
Bảo hiểm tài sản tại Châu Á Thái Bình Dương đạt 137,5 tỷ vào năm 2025
(IBM) – Doanh thu phí bảo hiểm tài sản khu vực Châu Á – Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng từ 85,8 tỷ đô la Mỹ năm 2020 lên 137,5 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025.
Theo báo cáo Thị trường Bảo hiểm Tài sản Toàn cầu năm 2021 của GlobalData, ngành bảo hiểm tài sản ở Châu Á – Thái Bình Dương dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 9,9% từ năm 2020 đến năm 2025. Điều này được thúc đẩy bởi nhu cầu bảo hiểm trước các hiểm họa tự nhiên ngày càng tăng và sự phát triển của thương mại trong khu vực.
Ông Kotu Keerthi Naimisha, nhà phân tích bảo hiểm tại GlobalData, cho biết: “Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phải hứng chịu những thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng trong vài năm qua đã dẫn đến nhận thức và nhu cầu mạnh mẽ về bảo hiểm tài sản. Tăng trưởng phí bảo hiểm cũng được thúc đẩy bởi sự gia tăng nhất quán của giá phí bảo hiểm trên toàn khu vực kể từ năm 2017, xuất phát từ các tổn thất thảm họa thiên nhiên lớn – đây là xu hướng dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2022”.
Theo báo cáo, việc mở rộng thương mại và phát triển cơ sở hạ tầng, cũng như hỗ trợ của các cơ quan quản lý thị trường khác nhau để phát triển bảo hiểm tài sản bền vững, đã thúc đẩy ngành bảo hiểm tài sản tăng trưởng với tốc độ CAGR là 9% trong giai đoạn 2016-2020.
Thị trường bảo hiểm tài sản lớn nhất trong khu vực là Nhật Bản – đóng góp 30% phí bảo hiểm của khu vực vào năm 2020. Quốc gia này thường xuyên phải hứng chịu các thảm họa thiên nhiên, chẳng hạn như động đất, bão và lũ lụt, khiến tỷ lệ xâm nhập của bảo hiểm tài sản ở mức cao.
Trung Quốc là nước lớn thứ hai với việc đóng góp 26% phí bảo hiểm trong khu vực. Bảo hiểm nông nghiệp là lĩnh vực bảo hiểm tài sản lớn nhất cả nước, chiếm hơn 50% doanh thu phí bảo hiểm tài sản. Phí bảo hiểm do chính phủ trợ cấp đã làm tăng mức độ thu hút bảo hiểm nông nghiệp ở Trung Quốc. Các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, chẳng hạn như Sáng kiến Vành đai và Con đường, là một động lực chính khác thúc đẩy tăng trưởng bảo hiểm tài sản ở Trung Quốc.
Ba thị trường lớn tiếp theo là Úc, Ấn Độ và Hàn Quốc, đóng góp tổng cộng 30,8% phí bảo hiểm năm 2020 của khu vực. Bảo hiểm nông nghiệp và hỏa hoạn là các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản hàng đầu ở Ấn Độ, với bảo hiểm nông nghiệp chiếm hơn 60% doanh thu phí bảo hiểm tài sản năm 2020. Tuy nhiên, quy định mới được đưa ra vào năm 2020, trong đó chính phủ bỏ quy định về điều khoản bảo hiểm bắt buộc đối với các khoản vay nông nghiệp, có thể ảnh hưởng đến bảo hiểm nông nghiệp ở nước này.
Theo ông Naimisha: “Tăng trưởng kinh tế và nhu cầu ngày càng tăng từ ngành nông nghiệp sẽ hỗ trợ nhu cầu bảo hiểm tài sản ở khu vực APAC trong 5 năm tới. Phát triển sản phẩm cho bảo hiểm thảm họa có giá cả phải chăng sẽ là một lĩnh vực trọng tâm khác của các công ty bảo hiểm trong những năm tới.”
Malaysia: Hầu hết chủ nhà không bảo hiểm cho rủi ro hỏa hoạn và lũ lụt
(AIR) – Kết quả cuộc khảo sát do Zurich Malaysia thực hiện mới đây cho biết, gần 6/10 (59%) chủ nhà ở Malaysia không được bảo hiểm cho những thiệt hại do hỏa hoạn.
Trong một tuyên bố, Zurich Malaysia nói rằng tình hình đang đáng lo ngại khi Cục Cứu hỏa và Cứu hộ báo cáo đã nhận được 38.865 cuộc gọi về các đám cháy trong năm 2020, trung bình cứ 14 phút lại có một cuộc gọi. Thiệt hại ước tính là 2,25 tỷ MYR (532 triệu USD) so với 3,61 tỷ MYR năm 2019. Trong số đó, có 4.599 vụ cháy liên quan đến tòa nhà và tài sản bên trong, 1.239 vụ có nguyên nhân là chập điện và 342 vụ cháy do khí đốt hoặc bếp dầu hỏa. Các nguyên nhân khác là tàn thuốc, hương muỗi, nến và nhang.
Rủi ro lũ lụt
Với việc Malaysia phải đối mặt với các mùa gió mùa theo chu kỳ hàng năm, điều đáng ngạc nhiên là 2/3 (74%) chủ nhà không có bảo hiểm trước thiệt hại do lũ lụt. Cơ quan Quản lý Thảm họa Quốc gia (NADMA) ước tính có 4,8 triệu người sống trong các khu vực có nguy cơ lũ lụt trên khắp cả nước. Trong đợt gió mùa Đông Bắc giai đoạn 2020-2021, lũ lụt đã làm 42.947 người phải di dời, ảnh hưởng đến 11.973 gia đình.
Tài sản bên trong nhà
Có 43% chủ nhà không biết rằng tài sản trong nhà không phải là một bộ phận đương nhiên có trong các hợp đồng bảo hiểm nhà ở hoặc hợp đồng bảo hiểm takaful. Tài sản trong nhà bao gồm đồ nội thất như bàn ghế, thiết bị gia dụng, máy tính và thiết bị di động. Một phần ba (33%) chủ hợp đồng bảo hiểm nhà ở không có biện pháp bảo vệ đối với tài sản trong nhà. Với những người đó, chỉ có 13% đã mua các gói bảo hiểm riêng biệt đối với tài sản trong nhà. Con số này có thể cao hơn vì một phần tư (25%) chủ nhà được bảo hiểm không chắc chắn về những nội dung trong hợp đồng bảo hiểm nhà ở hoặc takaful của mình.
Tóm tắt kết quả khảo sát của Zurich Malaysia về bảo hiểm nhà:
– 50% số nhà không được bảo hiểm
– 59% số nhà không được bảo hiểm hỏa hoạn
– 74% số nhà không được bảo hiểm lũ lụt
– 43% chủ nhà không biết rằng đơn bảo hiểm nhà ở không nhất thiết bảo vệc cho tài sản trong nhà.
Trong số các chủ nhà được bảo hiểm, 33% số người không được bảo hiểm cho tổn thất về tài sản trong nhà và 25% không biết phạm vi hợp đồng bảo hiểm nhà của mình là gì.
Cuộc khảo sát này được tiến hành vào tháng 9 năm 2021 với 1.201 người Malaysia trên toàn quốc tham gia. Đây là một sáng kiến của Zurich Malaysia nhằm hiểu rõ hơn về người tiêu dùng địa phương và nhu cầu của họ để có thể thiết kế các kế hoạch bảo vệ sáng tạo và cùng nhau tạo ra một tương lai tươi sáng hơn.
Zurich Malaysia là tên gọi chung chung cho nhóm các công ty con của Zurich tại Malaysia, cụ thể gồm Zurich General Insurance Malaysia, Zurich Life Insurance Malaysia, Zurich General Takaful Malaysia và Zurich Takaful Malaysia.
Singapore: NTUC Income thưởng bảo hiểm cho người tiêu dùng ‘trẻ tuổi hơn’
(INA) – NTUC Income đã tung ra sản phẩm mới nhất của mình nhằm mang đến cho khách hàng khoản bảo hiểm thưởng ‘trẻ hơn’ dựa trên tuổi sinh học của họ.
Sản phẩm có tên gọi là SNACKFIT. Đây là sản phẩm đầu tiên về lối sống và thể chất có thể cung cấp cho khách hàng bảo hiểm khoản tiền thưởng dựa trên mức bảo hiểm 500 đô la Singapore cho mỗi khoản phí bảo hiểm 0,30 đô la Singapore của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nếu họ thực sự trẻ hơn tuổi thực dựa trên Mô hình thời đại sinh học BAM ™, một thuật toán đánh giá rủi ro động độc quyền có nguồn gốc từ công ty tái bảo hiểm toàn cầu SCOR.
Thuật toán phân tích năm chỉ số chính – Số bước, Lượng calo hoạt động, Nhịp tim nghỉ ngơi, Giờ ngủ và BMI – để tính tuổi sinh học của một người. Tuổi sinh học của người tiêu dùng có thể được tính bằng Mô hình Tuổi sinh học BAM ™ dựa trên dữ liệu hoạt động ngày hôm trước, nhận được từ các bộ theo dõi cơ thể của họ.
Người dùng có thể kiểm tra mức độ bảo hiểm được tăng cường mà họ đủ điều kiện được nhận, dựa trên tuổi sinh học tính từ dữ liệu hoạt động.
Ông Peter Tay, Giám đốc kỹ thuật số của NTUC Income cho biết: “Nhiều rủi ro sức khỏe hơn có thể xuất hiện theo độ tuổi và vấn đề này là nội dung cân nhắc chính đối với các công ty bảo hiểm khi điều chỉnh phí bảo hiểm nói chung. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người Singapore tham gia vào các hoạt động thể dục để duy trì sức khỏe tổng thể của họ. Cuộc khảo sát sức khỏe dân số quốc gia cho thấy 33,4% dân số Singapore tham gia vào hoạt động thể chất trong thời gian giải trí ngoài công việc hoặc đi làm vào năm 2020, tăng từ 29,4% vào năm 2017. Do đó, SNACKFIT là một đề xuất sáng tạo và có một không hai. điều đó ghi nhận và khen thưởng người dùng vì đã áp dụng lối sống lành mạnh hơn”.
Sản phẩm SNACKFIT được cung cấp trên ứng dụng di động SNACK by Income.
Malaysia: Cơ quan Dịch vụ Tài chính Labuan tập trung vào phát triển bền vững, tính phù hợp và sự chắc chắn của thị trường bảo hiểm
(AIR) – Cơ quan Dịch vụ Tài chính Labuan (Labuan FSA), đơn vị sẽ kỷ niệm 25 năm thành lập vào năm nay, cho biết giai đoạn tiếp theo sẽ dựa trên tính bền vững, tính phù hợp và sự chắc chắn của thị trường, được hỗ trợ bởi công nghệ kỹ thuật số và thúc đẩy bởi sự đổi mới.
Kể từ khi thành lập vào tháng 2 năm 1996, Labuan FSA với tư cách là cơ quan quản lý của Trung tâm Tài chính và Kinh doanh Quốc tế Labuan (IBFC) đã đóng một vai trò chiến lược và quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của khu vực.
Tận dụng hệ thống tài chính kép đang phát triển của Malaysia, Labuan IBFC mong muốn cung cấp một bộ sản phẩm và cấu trúc tuân thủ Shariah bên cạnh các dịch vụ thông thường để đáp ứng nhu cầu và sở thích của các nhà đầu tư toàn cầu. Labuan IBFC có thể thúc đẩy các nỗ lực của Malaysia nhằm thúc đẩy tài chính Hồi giáo kỹ thuật số như một giải pháp thay thế khả thi cho FinTech thông thường đã có chỗ đứng vững chắc trong khu vực.
Labuan FSA cho biết sự hỗ trợ của chính phủ và các bên liên quan sẽ là chìa khóa để đạt được nguyện vọng này khi nền kinh tế tiếp tục quỹ đạo đi lên vào năm 2022.
Labuan đã phát triển thành một trung tâm tài chính và kinh doanh thịnh vượng, với hơn 5.200 công ty toàn cầu và nổi tiếng, đến từ 125 quốc gia, bao gồm 849 tổ chức tài chính chủ yếu tham gia vào các hoạt động trung gian bán buôn, từ ngân hàng, bảo hiểm, quản lý quỹ, môi giới tiền tệ, cho thuê, quản lý công ty và tin cậy công ty kinh doanh.
Hơn 70% hoạt động kinh doanh tại Labuan IBFC bắt nguồn từ Châu Á – Thái Bình Dương và Viễn Đông, cho thấy Labuan là một trung tâm hướng ngoại tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế và được đánh giá cao trên toàn thế giới, Bộ trưởng Bộ Tài chính Tengku Zafrul Abdul Aziz, nói trong một bài phát biểu.
Bộ trưởng cũng cho biết, “Labuan IBFC đã phát triển trở thành nhà tuyển dụng cổ cồn trắng lớn nhất của Labuan, sử dụng hơn 6.000 người từ cộng đồng địa phương, các bang lân cận và phần còn lại của Malaysia, cũng như công dân nước ngoài, chiếm 15% tổng số của Labuan thuê người làm”.
Người ta ước tính rằng trong năm 2019 và 2020, đóng góp kinh tế của Labuan IBFC cho quốc gia và Labuan lên tới gần 5 tỷ MYR (1,18 tỷ đô la), phần lớn về thu ngân sách, chi tiêu địa phương của những người chơi ở Labuan và cổ tức được hồi hương trong nước. Labuan IBFC cũng đóng góp hơn 60% vào GDP của Labuan và tiếp tục đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính cho quốc đảo này.
BTV (Tổng hợp).