TIÊU ĐIỂM BẢO HIỂM TUẦN 42

Bảo hiểm AAA đổi tên thành Tổng công ty; Bảo hiểm phi nhân thọ tăng tốc chuyển đổi số; Bảo hiểm Ping An ra mắt quỹ tín thác bảo tồn rừng ngập mặn đầu tiên

Tiêu điểm bảo hiểm tuần 42

  1. Tin trong nước
  2. Tin bồi thường, tổn thất

Chubb Life chi trả 3,1 tỷ đồng cho 2 khách hàng trong vụ cháy nhà nghiêm trọng

(TBTCO) – Bảo hiểm nhân thọ được xem là giải pháp bảo vệ người dân trước những ngã rẽ, bất trắc khó lường của cuộc sống. Với giá trị nhân văn ấy, Chubb Life Việt Nam luôn nỗ lực để sức mạnh “tấm lá chắn” được phát huy tối đa, bao gồm việc chi trả bồi thường kịp thời, hỗ trợ khách hàng nhanh chóng vượt qua biến cố, hướng tới xây dựng tương lai vững vàng hơn.

Tháng 7/2023, gia đình anh T.D.Q. nhận tin dữ khi anh cùng vợ – chị N.T.H. và con nhỏ 7 tuổi tên T.N.L. qua đời trong vụ cháy cửa hàng kinh doanh xe đạp, xe máy điện tại huyện Hoài Đức, Hà Nội. Khó khăn càng thêm chồng chất khi anh cùng chị ra đi, để lại bố mẹ già và 2 người con nhỏ.

Ngay sau khi nhận được thông tin, đại diện kinh doanh Chubb Life Việt Nam tại địa phương đã chủ động liên hệ gia đình anh Q. để hướng dẫn tận tình và hỗ trợ sát sao trong suốt quá trình hoàn tất giấy tờ cần thiết để công ty thẩm định chi trả. Mới đây, Chubb Life Việt Nam đã ra quyết định chi trả quyền lợi bảo hiểm, với tổng số tiền 3,1 tỷ đồng cho gia đình anh Q và chị H.

Dẫu biết rằng vật chất không thể bù đắp những mất mát tinh thần, thế nhưng khoản chi trả quyền lợi bảo hiểm nhân thọ kịp thời phần nào san sẻ nỗi đau và hơn hết là hỗ trợ tài chính cho gia đình, giúp hai cháu tiếp tục học tập và xây dựng tương lai phía trước. Có thể thấy, vào những thời khắc chênh vênh nhất, bảo hiểm nhân thọ đã phát huy đúng vai trò “bảo vệ” với những giá trị thiết thực và bền vững nhất.

Chia sẻ về sự kiện này, ông Nguyễn Hồng Sơn – Tổng giám đốc Chubb Life Việt Nam cho biết:“Ai cũng hiểu rằng mất đi người thân là không gì có thể bù đắp được, song chúng tôi cũng hi vọng việc chi trả quyền lợi bảo hiểm nêu trên cũng đã góp phần hỗ trợ (ít nhất về mặt tài chính) kịp thời giúp gia đình vượt qua hoàn cảnh khó khăn trước mắt, sớm ổn định tinh thần và tiếp tục thực hiện những kế hoạch học vấn cho các bé khi không may mất đi hai người trụ cột trong gia đình”.

Trước đó, tháng 09/2023, doanh nghiệp này đã chủ động rà soát, phối hợp với các cơ quan chức năng và bước đầu chi trả kịp thời cho một khách hàng là nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại Thanh Xuân, Hà Nội. Chubb Life Việt Nam luôn nỗ lực để cải tiến quy trình giải quyết bồi thường minh bạch, chi trả đúng, đủ và nhanh chóng cho khách hàng không may gặp rủi ro, qua đó giúp khách hàng và gia đình vơi đi những áp lực về tài chính, hạn chế rơi vào cảnh khó khăn, chật vật.

Tính lũy kế đến hết tháng 8/2023, Chubb Life Việt Nam đã chi trả tổng cộng hơn 5.700 tỷ đồng cho các quyền lợi bảo hiểm, riêng năm 2022 và 8 tháng năm 2023 là hơn 2.500 tỷ đồng. Xét trên toàn thị trường, tính đến hết tháng 8/2023, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã chi trả khoảng 32.208 tỷ đồng, với số trường hợp và số tiền chi trả quyền lợi cho khách hàng tăng qua từng năm.

Trong suốt 18 năm hoạt động, Chubb Life Việt Nam luôn kiên định với sứ mệnh “bảo hiểm là bảo vệ” nhằm trở thành điểm tựa vững chắc cho khách hàng trên mọi chặng đường của cuộc sống.

Việc chi trả kịp thời, đầy đủ và minh bạch là một trong những minh chứng rõ rệt cho chiến lược kinh doanh bằng chữ “tâm” của công ty khi luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động, từ đó trao gửi trọn vẹn giá trị bảo vệ đến hàng triệu người dân Việt Nam.

  1. Một vòng doanh nghiệp

Bảo hiểm AAA đổi tên, đặt mục tiêu vào Top 10 Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

(ĐTCK) – Tháng 9/2023, Bộ Tài chính đã chấp thuận cho Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA đổi tên thành Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm AAA. Đây là một bước chuyển quan trọng trong hành trình phát triển của Bảo hiểm AAA, khẳng định vị thế, tầm vóc của doanh nghiệp và phù hợp với quy mô, định hướng phát triển của Bảo hiểm AAA trong giai đoạn mới.

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA: Thay đổi để bứt phá

Thay đổi tên doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là một thay đổi trên hình thức, mà phản ánh sự thay đổi đáng kể trong chiến lược và tầm nhìn của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA. Việc đổi tên này phù hợp quy mô của Bảo hiểm AAA với mạng lưới hơn 50 chi nhánh “phủ xanh” khắp cả nước dễ dàng phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi, đồng thời cho thấy sự cam kết mạnh mẽ của Bảo hiểm AAA đối với việc phát triển theo hướng bền vững và tạo dựng vị thế vững mạnh trong ngành bảo hiểm.

Là thành viên của Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital, một trong những tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA thừa hưởng nguồn tài chính vững mạnh, cùng với đó kinh nghiệm quản trị, khả năng phát triển sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.

Sau khi trở thành một thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital vào cuối năm 2021, Tổng công ty Bảo hiểm AAA đã tái cấu trúc thành công. Bamboo Capital thổi một làn gió mới vào Bảo hiểm AAA bằng phương thức quản trị hiệu quả, chiến lược tối ưu hóa chi phí hoạt động, mở rộng kênh phân phối sản phẩm, phát triển hệ thống chi nhánh trên toàn quốc, chú trọng chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ để cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

Chín tháng đầu năm 2023, Bảo hiểm AAA cho thấy sự tăng trưởng ngoạn mục với doanh thu tăng gấp đôi so với cùng kỳ, điều này càng đặc biệt ấn tượng trong bối cảnh sự tăng trưởng chung của ngành bảo hiểm đang chững lại.

Bứt tốc cho mục tiêu vào Top 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ

Ông Trần Doãn Đạt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA cho biết: “Trong 9 tháng đầu năm 2023, kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA vẫn tăng trưởng ngoạn mục, hệ thống chi nhánh được “phủ xanh” khắp toàn quốc, các chỉ số kinh doanh đều cho thấy sự phục hồi và phát triển nhanh chóng của Bảo hiểm AAA trên toàn hệ thống. Với bộ máy hoạt động đã được kiện toàn hiệu quả, đội ngũ nhân sự chất lượng, có trình độ chuyên môn cao, am hiểu rõ thị trường bảo hiểm, đạo đức nghề nghiệp và sự nhiệt huyết mạnh mẽ, chúng tôi tự tin rằng Bảo hiểm AAA đã chính thức trở lại đường đua và sẽ phấn đấu vào Top 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ có doanh số tốt nhất thị trường trong năm 2024”.

Các sản phẩm của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA được cải tiến và thiết kế thông minh để phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường. Các sản phẩm như bảo hiểm xe máy, bảo hiểm ô tô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm căn hộ chung cư, … đặc biệt được ưa chuộng.

Để đạt được mục tiêu trở thành thương hiệu Bảo hiểm phi nhân thọ hiện đại bậc nhất thị trường, Bảo hiểm AAA đã liên tục chuyển mình, áp dụng nhiều công cụ và mô hình công nghệ chuyển đổi số, đồng thời cải tiến các quy trình phục vụ theo phương châm: “Nhanh – Đúng – Đủ”, phù hợp với xu hướng thời đại. Bảo hiểm AAA còn chú trọng đẩy mạnh xây dựng văn hóa công ty, gắn kết nhân viên bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực.

Những hoạt động này đã giúp gắn kết tập thể cán bộ nhân viên cùng chung một định hướng và mục tiêu với Ban lãnh đạo để cùng quyết tâm, đoàn kết hoàn thành các kế hoạch đã đề ra.

Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngay những ngày đầu tiên của năm 2023 đặt ra mục tiêu doanh thu ngành bảo hiểm tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 – 2025 là 15%/năm và bình quân giai đoạn 2026 – 2030 là 10%/năm.

Tiềm năng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ còn rất lớn trong dài hạn bởi tỷ lệ tham gia bảo hiểm ở Việt Nam tương đối thấp, tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh, ý thức về sự cần thiết của bảo hiểm đang dần phổ biến hơn.

Các doanh nghiệp bảo hiểm chú trọng đầu tư chuyển đổi số, cải thiện chất lượng dịch vụ, gia tăng sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng như Tổng Công ty Bảo hiểm AAA sẽ có cơ hội gia tăng thị phần và khẳng định vị thế.

2023: BIC được AM Best định hạng năng lực tài chính aaa.VN cao nhất tại Việt Nam

(TBTCO) – Vừa qua, tại Singapore, tổ chức xếp hạng tín nhiệm tài chính hàng đầu thế giới AM Best đã công bố xếp hạng tín nhiệm năm 2023 của Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC).

Cụ thể, AM Best tiếp tục khẳng định xếp hạng năng lực tài chính của BIC là B++ (tốt), xếp hạng năng lực tổ chức phát hành là bbb (tốt). Đặc biệt, năm 2023, AM Best bổ sung thêm định hạng tín nhiệm trong phạm vi quốc gia (National Scale Rating – NSR) áp dụng cho thị trường từng nước, được quy đổi từ kết quả định hạng theo tiêu chuẩn quốc tế. Theo đó, mức định hạng năm 2023 của BIC sau khi quy đổi sẽ được xếp hạng trong nước là aaa.VN, cao nhất tại Việt Nam. Triển vọng nâng hạng cho các chỉ tiêu là Ổn định.

Kết quả định hạng trên được AM Best công bố dựa trên những đánh giá tích cực đối với các mặt hoạt động của BIC, bao gồm: năng lực tài chính, kết quả kinh doanh, hiệu quả hoạt động, hồ sơ năng lực và hệ thống quản trị rủi ro.

Năng lực tài chính của BIC, được đo lường thông qua hệ số an toàn vốn (BCAR), được AM Best đánh giá cao. Năm 2023, BIC tiếp tục duy trì chiến lược đầu tư thận trọng, an toàn và hiệu quả. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của BIC được AM Best đánh giá tích cực. Trong giai đoạn 2018 – 2022, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân của BIC ở mức 11,9%, tỷ lệ chi phí kết hợp ở mức 95,5% giúp BIC có lợi nhuận tốt từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Khung quản trị rủi ro của BIC được AM Best được đánh giá là phù hợp với quy mô và thực tế hoạt động, đồng thời liên tục được củng cố với sự hỗ trợ của Ngân hàng mẹ BIDV và đối tác chiến lược FairFax.

Bảo hiểm VietinBank và Bệnh viện Đa Khoa Hòe Nhai hợp tác bảo lãnh viện phí

(ĐTCK) – Sáng ngày 13/10, tại Hà Nội, Bảo hiểm VietinBank (VBI) và Bệnh viện Đa Khoa Hòe Nhai đã tổ chức lễ ký kết hợp tác bảo lãnh viện phí.

Với thỏa thuận này, các khách hàng của VBI sẽ được hưởng lợi ích bảo lãnh viện phí và có những trải nghiệm khám chữa bệnh nhanh chóng, thoải mái hơn tại bệnh viện trung tâm của thủ đô.

Thấu hiểu những lo lắng của khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế, từ nhiều năm qua, Bảo hiểm VietinBank – VBI đã phối hợp với nhiều bệnh viện, phòng khám trên toàn quốc triển khai chương trình bảo lãnh viện phí.

Theo đó, VBI sẽ thực hiện thanh toán trước 100% chi phí nằm trong phạm vi bảo hiểm cho cơ sở y tế, giúp người bệnh không phải lo lắng về viện phí và các thủ tục thanh toán.

Hiện, VBI là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm có mạng lưới cơ sở bảo lãnh viện phí rộng khắp trên cả nước, gồm nhiều bệnh viện công lập và quốc tế uy tín như Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc…

Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai là một trong những bệnh viện công nằm tại vị trí trung tâm của thủ đô. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp chính quyền và sự nỗ lực của tập thể Ban lãnh đạo và cán bộ y bác sỹ, bệnh viện đã không ngừng gia tăng chất lượng khám chữa bệnh và đầu tư thêm nhiều trang thiết bị hiện đại, tân tiến như máy chụp CT, máy nội soi, máy chạy thận nhân tạo…

Với những ưu thế về dịch vụ bảo lãnh và quy trình bồi thường nhanh chóng của Bảo hiểm VietinBank – VBI, việc hợp tác bảo lãnh viện phí với Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai sẽ mang đến cho các khách hàng những trải nghiệm an tâm, thuận tiện, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân và cộng đồng.

Bảo hiểm VietinBank – VBI được thành lập năm 2008, hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Với sứ mệnh bảo toàn giá trị cuộc sống, trong suốt 15 năm qua, VBI đã không ngừng cải tiến và cho ra mắt các sản phẩm đáp ứng nhu cầu được bảo vệ toàn diện về người và tài sản cho các cá nhân và doanh nghiệp, đồng thời liên tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ để mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.

Nhờ những nỗ lực ấy, năm 2023 VBI đã vinh dự trở thành một trong 4 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ uy tín nhất theo kết quả đánh giá của Vietnam Report và báo VietNamNet. Đồng thời, các sản phẩm bảo hiểm của VBI cũng dành được sự tin tưởng của các khách hàng, trong đó bảo hiểm sức khỏe VBICare tự hào là một trong những sản phẩm được yêu mến hàng đầu nhờ những ưu điểm nổi bật: quyền lợi bảo hiểm toàn diện, chi phí hợp lý, dịch vụ bồi thường nhanh chóng và mạng lưới bảo lãnh viện phí rộng khắp.

  1. Nhịp đập thị trường

Doanh thu tăng chậm, doanh nghiệp bảo hiểm nỗ lực vượt khó

(TBTCO) – Báo cáo cho thấy, 9 tháng năm 2023, tổng doanh thu phí lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 52.200 tỷ đồng, chỉ tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2022. Đại diện các doanh nghiệp bảo hiểm cho biết, những tháng cuối năm doanh nghiệp đang nỗ lực tái cơ cấu, mở rộng hệ thống, đẩy mạnh hợp tác với các đối tác uy tín…, kỳ vọng vượt qua khó khăn, duy trì đà tăng trưởng.

Tăng cường hợp tác, phát triển sản phẩm mới

Đầu tháng 10/2023, Bảo hiểm Samsung Vina và Ngân hàng Shinhan Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác phân phối các sản phẩm bảo hiểm tài sản của Bảo hiểm Samsung Vina tới các khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Shinhan. Theo đó, trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác, các sản phẩm bảo hiểm tài sản sẽ được triển khai phân phối thông qua hệ thống mạng lưới của Ngân hàng Shinhan trên toàn quốc, giúp các khách hàng của Ngân hàng Shinhan tại Việt Nam tiếp cận một loạt dịch vụ bảo hiểm mới của Bảo hiểm Samsung Vina.

Một tên tuổi khác là Bảo hiểm PTI, mới đây doanh nghiệp này đã phối hợp với HIVE By Income (HIVE) – một trong những công ty bảo hiểm hỗn hợp hàng đầu tại Singapore và TPBank ra mắt mô hình sản phẩm bảo hiểm tích lũy, được tích hợp với các giao dịch trực tuyến của ngân hàng. Sản phẩm bảo hiểm đột phá này còn được gọi là “TPBank PA+” cho phép khách hàng của TPBank dễ dàng tích lũy quyền lợi bảo hiểm tai nạn cá nhân sau mỗi lần chuyển tiền hoặc mỗi giao dịch thanh toán được thực hiện, nâng cao mức độ tương tác và giá trị trong trải nghiệm ngân hàng số của khách hàng.

Đại diện Bảo hiểm BIC cho biết, công ty vừa ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Công ty cổ phần Hàng không Pacific Airlines. Theo đó, Pacific Airlines và BIC sẽ ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau, giới thiệu và tạo điều kiện hỗ trợ cho nhau trong việc tiếp cận với những khách hàng có nhu cầu về các dịch vụ, sản phẩm của hai bên. Sự hợp tác này sẽ tạo ra những cơ hội kinh doanh mới, đồng thời tạo ra trợ lực để hai bên cùng phát triển.

Mới đây, Bảo hiểm VietinBank (VBI) và Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai cũng ký kết hợp tác bảo lãnh viện phí. Với thỏa thuận này, các khách hàng của Bảo hiểm VBI sẽ được hưởng lợi ích bảo lãnh viện phí và có những trải nghiệm khám chữa bệnh nhanh chóng, thoải mái hơn tại các bệnh viện trung tâm của Hà Nội. Hiện Bảo hiểm VBI là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm có mạng lưới cơ sở bảo lãnh viện phí rộng khắp trên cả nước, gồm nhiều bệnh viện công lập và quốc tế uy tín.

Đại diện Bảo hiểm PJICO cho biết, công ty đã công bố Quyết định tái cơ cấu mô hình tổ chức văn phòng tổng công ty giai đoạn 2023 – 2030 bao gồm 2 giai đoạn, nhằm đáp ứng yêu cầu khối lượng công việc hiện nay và kỳ vọng phát triển mạnh trong thời gian tới.

Được biết, cùng với việc công bố quyết định tái cấu trúc, hãng bảo hiểm này cũng công bố dự án tư vấn chuyển đổi số tại Bảo hiểm PJICO giai đoạn 2023 – 2028. Đây là dự án được kỳ vọng sẽ giúp tối ưu nguồn lực, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới nhằm thúc đẩy chiến lược chuyển đổi xanh và phát triển bền vững cho Bảo hiểm PJICO.

Trước đó, Bảo hiểm Bảo Minh đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH logistics Sinovitrans. Theo đó, Bảo Minh cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với Sinovitrans đưa ra những gói sản phẩm bảo hiểm phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của đối tác với chất lượng dịch vụ tốt. Đồng thời, Bảo Minh sẽ thực hiện đầy đủ các trách nhiệm trong suốt quá trình phối hợp, bảo đảm đúng tiến độ thực hiện mà các bên đã thống nhất.

Tạo ra những cơ hội kinh doanh mới

Ông Trần Hoài An – Ủy viên HĐQT, Tổng giám đốc BIC cho biết, với năng lực tài chính vững mạnh, sản phẩm, dịch vụ đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu về bảo hiểm phi nhân thọ của thị trường, đặc biệt là thế mạnh về bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm con người, bảo hiểm xe cơ giới…

Bảo hiểm BIC mong muốn, Pacific Airlines sẽ tham gia các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm của BIC như nhóm giải pháp ưu tiên quản lý rủi ro cho toàn hệ thống. Bảo hiểm BIC cũng sẽ ưu tiên sử dụng các dịch vụ bay, dịch vụ quảng cáo… của Pacific Airlines. Ông Trần Hoài An kỳ vọng, hai bên sẽ tăng cường giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của nhau tới các đối tác của hai bên trong thời gian tới.

Ông Ye Young Hae – Tổng giám đốc Bảo hiểm Samsung Vina cho hay: “Với chiến lược phát triển kinh doanh theo hướng tăng trưởng bền vững và hiệu quả, tập trung vào công tác quản trị rủi ro và chia sẻ rủi ro với khách hàng, Bảo hiểm Samsung Vina và Ngân hàng Shinhan cho thấy sự tương đồng trong tầm nhìn và mục tiêu phát triển kinh doanh. Lễ ký kết này đặt nền móng cho mối quan hệ giữa hai bên và là tiền đề cho những thành công tiếp theo trong quan hệ hợp tác giữa Bảo hiểm Samsung Vina và Ngân hàng Shinhan”.

Ông Kang GewWon – Tổng giám đốc Ngân hàng Shinhan Việt Nam tin tưởng quan hệ hợp tác sẽ giúp khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh sẵn có của hai bên, từ đó giúp nâng cao năng lực, tạo lợi thế cạnh tranh cho Ngân hàng Shinhan và Bảo hiểm Samsung Vina trên thị trường.

Đại diện Bảo hiểm PTI nhấn mạnh, sự hợp tác chéo giữa HIVE, PTI và TPBank tái định hình khả năng tiếp cận bảo hiểm, cung cấp phạm vi bảo hiểm được cá nhân hóa, linh hoạt và có thể tùy chỉnh. Với việc tập trung vào sự tiện lợi, khả năng chi trả và trải nghiệm khách hàng, giải pháp bảo hiểm vi mô chia theo từng giao dịch “TPBank PA+” đưa ra một chuẩn mực mới trong ngành, nâng hành trình ngân hàng số lên một tầm cao mới.

Bảo hiểm phi nhân thọ tăng tốc chuyển đổi số

(ĐTCK) – Chuyển đổi số là “chìa khóa” để tối ưu hiệu suất, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp từ khách hàng.

Trong báo cáo thúc đẩy chuyển đổi số ngành bảo hiểm, FPT Digital nhận định, nhu cầu bảo hiểm sẽ tăng cao, trong khi thu nhập của khách hàng lại giảm đòi hỏi các nhà bảo hiểm phải tích cực hơn trong việc xây dựng các sản phẩm mới có tính cá nhân hóa cao và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Vì thế, chuyển đổi số là yêu cầu bắt buộc không chỉ để tạo ra lợi thế cạnh tranh tạm thời, mà còn đảm bảo hoạt động lâu dài trong tương lai.

Theo FPT Digital, việc duy trì các hệ thống lạc hậu, cũ kỹ gây tốn kém cả về thời gian, chi phí (thường chiếm 70-80% ngân sách cho công nghệ thông tin) lẫn hiệu suất công việc (các công ty bảo hiểm thường mất từ 12-18 tháng để đưa ra một đề xuất đổi mới…).

Đang đẩy mạnh chuyển đổi số, kênh bảo hiểm trực tuyến trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Bảo hiểm PJICO cũng là một trong những doanh nghiệp phi nhân thọ tiên phong triển khai bán bảo hiểm trực tuyến từ năm 2014 và gặt hái được thành công nhất định.

Dẫu vậy, Chủ tịch HĐQT PJICO Phạm Thanh Hải cho biết, đó mới chỉ là những bước đi ban đầu và để bảo hiểm trực tuyến thực sự phát triển, PJICO cần đầu tư nhiều hơn cho hệ thống công nghệ, tạo ra một hệ sinh thái bao gồm những tính năng, tiện ích khác biệt, những sản phẩm, dịch vụ ưu việt dành riêng cho kênh này.

Trong động thái liên quan, mới đây, PJICO và SFMI (Hàn Quốc) chính thức khởi động dự án “Tư vấn định hướng và lộ trình cho giải pháp trực tuyến”. PJICO mong muốn SFMI sẽ đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, tạo đột phá về kênh bán trực tuyến trong thời gian tới.

Trước đó, PJICO đã hợp tác với Tập đoàn FPT trong dự án Tư vấn chuyển đổi số giai đoạn 2023-2028. Đây là dự án được kỳ vọng sẽ giúp tối ưu nguồn lực, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới nhằm thúc đẩy chiến lược chuyển đổi xanh và phát triển bền vững cho PJICO.

Không nằm ngoài “làn sóng” số hóa này, Bảo hiểm BIDV – BIC (mã BIC) đang xây dựng và triển khai một chiến lược chuyển đổi số tổng thể, bài bản nhằm đem lại hiệu quả cao và mang đến những giá trị tốt nhất cho khách hàng.

Theo ông Huỳnh Quốc Việt, Phó tổng giám đốc BIC, hướng tới việc thay đổi, cải tiến toàn diện các mặt hoạt động, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm sóc khách hàng được xác định là một yếu tố quan trọng giúp BIC nâng cao các trải nghiệm cho khách hàng.

Hiện tại, khách hàng có thể gửi tất cả các yêu cầu liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, gửi hồ sơ thanh toán bảo hiểm và bảo lãnh viện phí trực tuyến mọi lúc, mọi nơi thông qua ứng dụng BIC Online, website mybic.vn hoặc qua ứng dụng ngân hàng số BIDV SmartBanking. Giấy chứng nhận điện tử, hóa đơn điện tử sẽ được gửi tới khách hàng chỉ sau một vài phút thao tác. Hồi tháng 5/2023, BIC đã kết nối thành công và triển khai nhắn tin Zalo với các khách hàng đang tham gia bảo hiểm qua ngân hàng…

Trong một diễn biến khác, với mong muốn mang đến sự thuận tiện cho khách hàng trong quá trình sử dụng bảo hiểm con người, trong tháng 8/2023, Bảo hiểm Quân đội – MIC (mã MIG) cho ra mắt tính năng khai báo bồi thường bảo hiểm sức khỏe MIC Care và Health Care doanh nghiệp trên app MIC (áp dụng với đơn bảo hiểm có đơn vị bồi thường là Trung tâm Dịch vụ khách hàng phía Bắc và phía Nam). Trước đó, MIC đã cập nhật tính năng bồi thường online “siêu tốc” trên ứng dụng này.

Với sự chuyển dịch trực tuyến nhanh chóng sau dịch, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đang có sự tăng tốc mạnh mẽ trong chuyển đổi số xuyên suốt chuỗi giá trị, từ khâu tiếp thị, thanh toán… đến các hoạt động hậu cần, chuỗi cung ứng và đặc biệt là trải nghiệm khách hàng. Những năm qua cũng là một bước ngoặt khi các doanh nghiệp bảo hiểm kết hợp dữ liệu từ kênh trực tuyến (email, mạng xã hội, website…) và kênh truyền thống để thúc đẩy trải nghiệm khách hàng tốt hơn.

Sự thay đổi này có thêm yếu tố thuận lợi là Luật Kinh doanh bảo hiểm 202 (hiệu lực từ ngày 1/1/2023) có nhiều nội dung hỗ trợ cho doanh nghiệp chuyển đổi số như định rõ nguyên tắc bán bảo hiểm online đảm bảo minh bạch, công bằng, bảo mật thông tin khách hàng; đơn giản hóa tối đa thủ tục phê chuẩn, đăng ký sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm để vừa trao quyền chủ động hơn cho doanh nghiệp, vừa giúp rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường; hình thành cơ chế kết nối dữ liệu với các ngành khác để hỗ trợ doanh nghiệp tạo lập hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ đa dạng…

  1. Bảo hiểm với cộng đồng

Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới hỗ trợ nhân đạo tại Tuyên Quang

(TBTCO) – Tại trụ sở UBND xã Phú Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, dưới sự chứng kiến của UBND xã, đại diện Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới – Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam vừa trao hỗ trợ nhân đạo cho đại diện gia đình nạn nhân bị thương nặng do tai nạn xe cơ giới.

Được biết, ngày 7/5/2023, bà Hoàng Thị Nhung điều khiển xe gắn máy chở theo ông Nông Văn Trường ngồi sau va chạm với xe ô tô đi ngược chiều. Hậu quả, ông Nông Văn Trường tử vong, bà Hoàng Thị Nhung bị thương nặng với tỷ lệ tổn thương trên 81%.

Theo quy định tại Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 6/9/2023 của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới chi hỗ trợ nhân đạo trong các trường hợp không xác định được xe gây tai nạn, xe không tham gia bảo hiểm, không thuộc phạm vi bảo hiểm và các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm với mức hỗ trợ cụ thể như sau: 30% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong và tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên; 10% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tỷ lệ tổn thương từ 31% đến dưới 81%.

Căn cứ quy định nêu trên, Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới đã trao số tiền hỗ trợ nhân đạo 45 triệu đồng cho đại diện gia đình bà Hoàng Thị Nhung, có địa chỉ tại thôn Khun Vai, xã Phú Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Hanwha Life Việt Nam đồng hành cuộc thi điều khiển Robot CoPlay with UIT 2023

(ĐTCK) – Hướng đến mục tiêu giúp sinh viên có cơ hội tìm hiểu những ngành nghề mới, khám phá thế mạnh của bản thân, từ đó có định hướng vững vàng hơn cho tương lai, Hanwha Life Việt Nam đã tài trợ trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức cuộc thi điều khiển Robot “CoPlay with UIT 2023”, thu hút hàng trăm sinh viên tham gia.

Đồng hành cùng sinh viên sáng tạo công nghệ

Trên thế giới, Robot và Trí tuệ nhân tạo (AI), Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa là lĩnh vực cốt lõi và có vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển và nghiên cứu công nghệ, chế tạo các sản phẩm công nghệ cao, thiết bị tinh xảo cùng với độ chính xác cao. Lĩnh vực này đang ngày càng có nhu cầu rất cao về nhân lực.

Riêng tại Việt Nam, trong vài năm tới, dự đoán rằng khi công nghiệp và sản xuất tự động phát triển hơn nữa, các kỹ sư theo định hướng này sẽ là tài sản quý của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, Hanwha Life Việt Nam rất quan tâm đến việc đầu tư cho nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghệ, thể hiện bằng việc hỗ trợ các chương trình, cuộc thi liên quan dành cho giới trẻ. Tiêu biểu, từ tháng 8 đến tháng 10/2023, Hanwha Life Việt Nam – với vai trò nhà tài trợ kim cương – đã hỗ trợ 100 triệu đồng cho trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh (UIT) để tổ chức cuộc thi CoPlay with UIT 2023: Remotebot AI Challenge.

CoPlay là cuộc thi đã từng được tổ chức thành công tại các quốc gia phát triển như Hàn Quốc và Nhật Bản từ năm 2021. Năm 2023, trong lần đầu tiên đến với sinh viên Việt Nam, ban tổ chức đã lựa chọn chủ đề “Điều khiển Robot thông qua cử chỉ tay” vừa quen thuộc lại vừa độc đáo. Từ đó, cuộc thi đã thu hút 83 đội đăng ký, gồm 310 thí sinh đến từ 11 Trường Đại học khác nhau tham gia. Đây là những con số ấn tượng, chứng tỏ rằng cuộc thi có sức hấp dẫn vô cùng lớn đối với các bạn sinh viên.

Trải qua 3 vòng thi đấu hào hứng gồm vòng ý tưởng, vòng triển khai ý tưởng và vòng chung kết, 3 đội thi đến từ UIT đã xuất sắc giành kết quả cao với giải Nhất thuộc về LTTL, giải Nhì thuộc về DMX, giải Ba thuộc về Ultron. Bên cạnh đó, các giải Khuyến khích thuộc về các đội Whatever (UIT), BKUIT_AH, FlexiLink, Mler (Trường Đại học Bách Khoa, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), và SGU Team (Trường Đại học Sài Gòn).

Ngoài tổng giải thưởng lên đến 75 triệu đồng tiền mặt, cuộc thi còn mang đến cho sinh viên những kiến thức bổ ích và cơ hội được làm việc, học hỏi từ những người có chuyên môn, uy tín trong ngành.

Bằng việc đồng hành cùng cuộc thi ngay từ năm đầu tiên ra mắt, Hanwha Life Việt Nam đã khẳng định mong muốn góp sức để tạo điều kiện cho thế hệ trẻ được tiếp cận sớm hơn với khoa học máy tính, khơi nguồn đam mê và phát triển tư duy trong thời đại công nghệ 4.0. Tại vòng Chung kết, đại diện Hanwha Life Việt Nam khẳng định cuộc thi CoPlay with UIT 2023: Remotebot AI Challenge không chỉ là sân chơi về công nghệ để nâng cao kỹ năng, hiểu biết của sinh viên về mô hình robot di động, điều khiển Robot từ xa mà còn là nơi để học tập, tạo bước đệm để các em “cất cánh” trong tương lai.

“Hanwha Life Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành đóng góp về cả chuyên môn lẫn nhân lực, nguồn lực cho sự trưởng thành, “cứng cáp” của thế hệ trẻ Việt Nam, hỗ trợ đắc lực cho quá trình chuẩn bị một nguồn nhân lực đủ lớn, đủ mạnh, đủ tâm và tầm, từ đó cống hiến cho sự phát triển bền vững của nguồn lao động Việt Nam”, đại diện công ty chia sẻ thêm.

Mang ngành bảo hiểm đến gần hơn với sinh viên

Bên cạnh việc hỗ trợ giới trẻ trau dồi, khẳng định bản thân trong lĩnh vực công nghệ, Hanwha Life Việt Nam còn tích cực lan tỏa kiến thức tài chính – bảo hiểm đến thế hệ trẻ. Vì vậy, từ đầu năm 2023 đến nay, công ty đã triển khai nhiều buổi chia sẻ với các em học sinh, sinh viên về những chủ đề gắn liền với lĩnh vực thiết thực này.

Gần đây nhất, vào đầu tháng 10, Hanwha Life Việt Nam đã có buổi chia sẻ với 200 sinh viên khoa Tài chính Ngân hàng, trường Đại học Văn Lang về tổng quan thị trường bảo hiểm, mô hình của một công ty bảo hiểm, cũng như những trải nghiệm đa dạng khi làm việc trong lĩnh vực nhân văn này. Qua đó, giúp sinh viên phần nào hình dung được bức tranh rộng lớn về ngành, xác định xem bản thân có phù hợp với “nghề làm bảo hiểm” hay không, và những kỹ năng gì cần được trau dồi để phát triển tốt nhất trên con đường sự nghiệp tương lai.

Đây cũng được xem là nỗ lực bước đầu để doanh nghiệp và nhà trường cùng xây dựng một nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam – đang từng bước phát triển với yêu cầu chuyên môn ngày càng cao. Trong thời gian tới, giáo dục sẽ tiếp tục là một trọng tâm trong các hoạt động phát triển cộng đồng bền vững của Hanwha Life Việt Nam bởi sự đầu tư dài hạn vào con người sẽ giúp nuôi dưỡng các thế hệ tiếp nối tự tin, năng động và văn minh.

  1. Tin quốc tế

Bảo hiểm Ping An ra mắt quỹ tín thác bảo tồn rừng ngập mặn đầu tiên

(INA) –Tập đoàn Bảo hiểm Ping An của Trung Quốc đã thành lập Quỹ từ thiện Bảo tồn Môi trường và Đa dạng sinh học Ping An, đánh dấu quỹ từ thiện đầu tiên của Trung Quốc dành riêng cho việc bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Quỹ tín thác tập trung vào việc bảo vệ đa dạng sinh học, thúc đẩy bảo tồn sinh thái và hỗ trợ phát triển bền vững.

Quỹ được bắt đầu với khoản quyên góp 10 triệu Tệ từ Quỹ phúc lợi công cộng Ping An Thâm Quyến, trong đó Ping An Trust là đơn vị được ủy thác và Quỹ bảo tồn rừng ngập mặn Thâm Quyến là đơn vị quản lý dự án.

Thời hạn của quỹ là vĩnh viễn và sẽ cung cấp kinh phí cho các sáng kiến như bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn, xây dựng hành lang sinh thái chim nước và giáo dục khoa học.

Ping An mong muốn thúc đẩy đối thoại quốc tế và chia sẻ các phương pháp hay nhất để bảo tồn sinh thái rừng ngập mặn thông qua sự hợp tác với Quỹ Rừng ngập mặn và các tổ chức xã hội khác.

Tổn thất được bảo hiểm toàn cầu trong Quý III vượt mức trung bình hàng năm của thế kỷ 21

(INA) – Thiệt hại được bảo hiểm toàn cầu do thiên tai tính đến hết Quý III/2023 lên tới 88 tỷ USD, vượt mức trung bình hàng năm của thế kỷ 21 là 17%.

Theo báo cáo Tóm tắt thảm họa toàn cầu Quý III của Aon, các sự kiện trong quý góp phần vào sự gia tăng này là các cơn bão đối lưu nghiêm trọng (SCS) ở Mỹ và Ý, cũng như trận cháy rừng tàn khốc ở Maui, một trong những vụ cháy rừng gây thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Thiệt hại kinh tế tính đến thời điểm hiện tại lên tới 295 tỷ USD, thấp hơn một chút so với mức trung bình hàng năm của thế kỷ 21 là 31 tỷ USD.

Tính đến thời điểm này, tổng số người chết do thiên tai vào năm 2023 đã vượt trên 75.000 người, khiến đây trở thành năm có nhiều người chết nhất kể từ năm 2010.

Trong Quý III, Hoa Kỳ đã trải qua ít nhất bốn sự kiện trên Biển Đông với tổn thất được bảo hiểm hàng tỷ đô la, dự kiến sẽ tăng lên bảy sự kiện khi tổn thất tiếp tục gia tăng.

Thiệt hại được bảo hiểm từ SCS ở Mỹ lần đầu tiên vượt trên 50 tỷ USD và chiếm 60% tổng thiệt hại được bảo hiểm toàn cầu. Châu Âu cũng phải đối mặt với hai sự kiện SCS trị giá hàng tỷ USD, trong đó có tổn thất bảo hiểm SCS trị giá hàng tỷ USD đầu tiên của Ý.

Các thảm họa thiên nhiên đáng chú ý khác trong Quý III năm 2023 bao gồm lũ lụt trên diện rộng ở các tỉnh Bắc Kinh và Trung Quốc, trận động đất kinh hoàng ở dãy núi High Atlas của Maroc, lũ quét tàn phá ở đông bắc Libya và tổn thất do bão thấp hơn mức trung bình ở Mỹ trong thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch. Mùa bão Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, do hệ thống nhiệt đới Hilary và Idalia gây ra.

Khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 cũng chứng kiến nhiệt độ cao kỷ lục. Cụ thể, Đông Nam Á nằm trong số những khu vực phải hứng chịu những đợt nắng nóng chết người.

Báo cáo của Aon cung cấp những hiểu biết sâu có giá trị về tác động kinh tế và con người của thảm họa thiên nhiên, hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân trong quá trình ra quyết định.

CapitalSG mua lại phần lớn cổ phần của một công ty bảo hiểm và sức khỏe kỹ thuật số

(INA) – Công ty bảo hiểm và sức khỏe kỹ thuật số toàn cầu BIMA MILVIK đã được CapitalSG, một công ty tư vấn và đầu tư có trụ sở tại Singapore mua lại. Việc mua lại này nhằm nỗ lực tái cơ cấu và tái cấp vốn.

CapitalSG hiện nắm giữ phần lớn cổ phần đáng kể trong BIMA MILVIK và đã bơm vốn mới vào công ty.

Việc tăng vốn này sẽ giúp công ty mở rộng tới những khách hàng chưa được phục vụ trong những năm tới. LeapFrog Investments hiện vẫn là cổ đông thiểu số tại công ty.

Giao dịch mua lại này tuân theo kế hoạch tái cơ cấu của BIMA MILVIK, hợp lý hóa các bộ phận và đội ngũ toàn cầu, với trọng tâm là đạt được lợi nhuận hòa vốn vào năm 2024.

Ông Gustaf Agartson, Tổng Giám đốc kiêm Đồng sáng lập của BIMA MILVIK, cho biết: “Lợi nhuận đã trở thành ưu tiên hàng đầu của chúng tôi cũng như ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư fintech trên toàn cầu. Chúng tôi tự hào chào đón CapitalSG là cổ đông mới. Họ đã giúp BIMA MILVIK thích ứng nhanh chóng với môi trường tài trợ công nghệ mới và cung cấp nguồn vốn thiết yếu để giúp chúng tôi tiếp cận thêm hàng triệu khách hàng chưa được phục vụ trong thập kỷ tới”.

Sau khi thực hiện giao dịch, công ty mẹ của BIMA MILVIK đã chuyển địa điểm từ Thụy Điển đến Singapore.

Công ty hiện hoạt động tại một số thị trường toàn cầu chọn lọc, bao gồm Ghana, Tanzania, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka và Campuchia, và hoạt động công nghệ có trụ sở tại Ấn Độ.

Các sản phẩm bảo hiểm và sức khỏe kỹ thuật số của BIMA MILVIK hiện cung cấp sự bảo vệ cho 5 triệu khách hàng và 20 triệu người thụ hưởng.

Công ty ước tính có khoảng 2 tỷ người ở các thị trường mới nổi không có bảo hiểm, theo đó là cơ hội trị giá 50 tỷ USD cho các sản phẩm bảo hiểm vi mô di động đổi mới nhắm vào tầng lớp trung lưu mới nổi.

Marsh ra mắt bộ phận thực hành mạng toàn cầu

(INA) – Nhà môi giới bảo hiểm và cố vấn rủi ro Marsh, đã ra mắt bộ phận thực hành mạng toàn cầu đặc biệt, tích hợp các khả năng mạng của Marsh. Bộ phận này sẽ kết hợp các hoạt động bảo hiểm, thông tin rủi ro, quản lý sự cố và an ninh mạng trên toàn cầu.

Dự kiến chính thức ra mắt vào ngày 1 tháng 1 năm 2024, hoạt động này sẽ được dẫn dắt bởi ông Tom Reagan, người hiện đang giữ chức vụ Trưởng nhóm Thực hành Mạng tại Hoa Kỳ và Canada của Marsh Special.

Trong vai trò mới là Giám đốc Chuyên môn Toàn cầu về Mạng của Marsh Special, ông Reagan sẽ chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ tư vấn và giao dịch hàng đầu nhằm giúp khách hàng trên toàn thế giới hiểu rõ hơn, định lượng và giảm thiểu rủi ro mạng của họ. Ông ấy sẽ tiếp tục làm việc tại New York.

Cô Meredith Schnur, hiện là Trưởng nhóm Môi giới Mạng của Hoa Kỳ và Canada, sẽ nắm quyền lãnh đạo Phòng Thực hành Mạng tại Hoa Kỳ và Canada của Marsh Special, tiếp quản công việc của Reagan từ ngày 1 tháng 1. Cô ấy sẽ vẫn làm việc tại trụ sở New York.

Cũng bắt đầu từ ngày 1 tháng 1, Greg Eskins, người hiện đang lãnh đạo bộ phận Sản phẩm Mạng ở Hoa Kỳ và Canada, sẽ đảm nhận vai trò lãnh đạo của Trung tâm Bảo hiểm Mạng Toàn cầu mới.

Trung tâm này sẽ giám sát việc phát triển và cung cấp các giải pháp bảo hiểm mạng sáng tạo được thiết kế để giải quyết các vấn đề rủi ro hiện tại và mới nổi trên toàn thế giới. Ông Eskins sẽ làm việc tại trụ sở ở Miami.

Trong khi đó, ông Brian Warszona, trước đây là Phó Giám đốc Thực hành Mạng của Vương quốc Anh, sẽ lãnh đạo Trung tâm Kỹ thuật số Mạng Toàn cầu mới, tập trung vào việc phát triển và triển khai các công cụ và tài nguyên kỹ thuật số tiên tiến cho khách hàng. Ông Warszona đang chuyển từ Luân đôn đến Chicago.

Bangladesh ban hành hướng dẫn quản trị doanh nghiệp cho DN bảo hiểm

(AIR) – Cơ quan quản lý và phát triển bảo hiểm Bangladesh (IDRA) đã ban hành các hướng dẫn quản trị doanh nghiệp để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực bảo hiểm.

The Financial Express đưa tin, các công ty bảo hiểm được yêu cầu thành lập ít nhất năm ủy ban thuộc HĐQT để đảm bảo quản trị tốt trong ngành nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng và cổ đông.

Các ủy ban này bao gồm: Ủy ban Kiểm toán, Ủy ban đề cử và thù lao (NRC), Ủy ban đầu tư, Ủy ban quản lý rủi ro, Ủy ban bảo vệ và tuân thủ hợp đồng bảo hiểm.

Các công ty bảo hiểm sẽ chuẩn bị báo cáo quản trị doanh nghiệp hàng năm và nộp báo cáo này trước ngày 31 tháng 12 hàng năm cho Cơ quan có thẩm quyền.

Các hướng dẫn cũng nhấn mạnh việc bổ nhiệm phù hợp nhân sự quản lý cấp cao, chuyên gia tính toán và kiểm toán viên.

Hướng dẫn viết: “Doanh nghiệp bảo hiểm phải công bố trên website báo cáo kiểm toán, báo cáo định giá của actuary và số điện thoại liên lạc của các thành viên hội đồng quản trị và nhân sự chủ chốt”.

Ông Nasir Uddin Ahmed, Phó Chủ tịch thứ nhất Hiệp hội Bảo hiểm Bangladesh, nói với The Financial Express rằng các hướng dẫn này là một yêu cầu để cải cách theo Chương trình Phát triển Bảo hiểm Bangladesh do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Indonesia có thể có thêm công ty tái bảo hiểm thứ 8

(AIR) – Công ty tái bảo hiểm mới có tên là Orion Reinsurance Indonesia có thể sẽ tham gia vào thị trường tái bảo hiểm của Indonesia nhưng hiện tại, Cơ quan Dịch vụ Tài chính (OJK) vẫn chưa nhận được đơn xin cấp giấy phép từ công ty này.

Phó Ủy viên OJK phụ trách giám sát bảo hiểm, bảo lãnh và quỹ hưu trí, Iwan Pasila, cho biết hồi đầu tuần rằng Orion Re vẫn chưa xin giấy phép.

Orion Re được thành lập vào tháng 4 năm 2023, có đội ngũ quản lý bao gồm Tổng Giám đốc Fitris Dinarwan. Trên trang web của mình, Orion Re cho biết họ sẽ cung cấp hai sản phẩm tái bảo hiểm phi nhân thọ gồm tái bảo hiểm tín dụng đa mục đích và tái bảo hiểm tín dụng thế chấp nhà.

Các cổ đông của Orion Re bao gồm Orion Sedaya Indonesia và Orion Sedaya Utama, là những công ty có cổ phần do Orion Development International sở hữu đa số.

Indonesia hiện có 7 công ty tái bảo hiểm. Đó là Tái bảo hiểm Maipark Indonesia, Maskapai Reasuransi Indonesia hoặc Marein Re, Tugu Tái bảo hiểm Indonesia, Tái bảo hiểm Nusantara Makmur, Tái bảo hiểm Indonesia Utama hoặc Indonesia Re, Tái bảo hiểm Quốc gia Indonesia hoặc National Re và Tái bảo hiểm Indoperkasa Suksesjaya (INARE).

Indonesia: Cơ quan quản lý có kế hoạch bắt buộc bảo hiểm cho các sự kiện đại chúng và TNDS bắt buộc của chủ xe máy đối với người thứ 3

(AIR) – Cơ quan Dịch vụ Tài chính Indonesia (OJK) hiện đang soạn thảo các quy định của chính phủ về bảo hiểm bắt buộc ở nước này.

Cơ quan quản lý sẽ cho phép các công ty bảo hiểm cùng thành lập các tập đoàn để cung cấp bảo hiểm bắt buộc ở Indonesia. Ông Ogi Prastomiyono, giám đốc điều hành đơn vị Giám sát Quỹ Hưu trí, Bảo lãnh và Bảo hiểm của OJK, cho biết: “Nếu một công ty bảo hiểm không đủ mạnh, họ có thể hợp tác với một số công ty trong một tập đoàn để cung cấp các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc”.

OJK đang xem xét việc bắt buộc phải mua bảo hiểm cho các hoạt động thu hút đông người, chẳng hạn như các buổi hòa nhạc và các trận đấu bóng đá. Theo báo cáo của Bisnis.com, bảo hiểm cho các hoạt động này hiện vẫn không thuộc diện bắt buộc.

Cơ quan quản lý cũng muốn thực hiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe máy đối với người thứ ba.

Với việc gia tăng các nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc, ông Ogi hy vọng tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm ở Indonesia sẽ tăng lên. Tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm ở Indonesia là 2,27% vào năm 2022, thấp so với một số quốc gia ở Đông Nam Á. OJK đặt mục tiêu tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm ở Indonesia đạt 3,2% vào năm 2027. Điều này phù hợp với Lộ trình phát triển và tăng cường bảo hiểm ở Indonesia giai đoạn 2023-2027 của chính phủ.

Chubb bổ nhiệm Giám đốc bảo hiểm tài sản khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản

(INA) – Chubb đã bổ nhiệm ông Ben McGregor làm Giám đốc bảo hiểm tài sản khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của mình.

Ông McGregor có 25 năm kinh nghiệm trong ngành. Ông gia nhập Chubb lần đầu tiên vào năm 2022 với tư cách là chuyên gia đánh giá rủi ro ở Perth.

Gần đây nhất, ông McGregor là Giám đốc bảo hiểm tài sản ở Úc và New Zealand, vai trò mà ông đã đảm nhiệm từ năm 2018.

Ông McGregor sẽ bắt đầu đảm nhiệm vai trò mới vào ngày 1 tháng 12 năm 2023. Ông làm việc tại Singapore và báo cáo trực tiếp lên ông Paul McNamee, Chủ tịch khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

AXA XL bổ nhiệm giám đốc nghệ thuật và chuyên môn mới cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu

(INA) – AXA XL đã bổ nhiệm ông Philippe Bouchet làm Giám đốc nghệ thuật và chuyên môn tại Châu Á Thái Bình Dương và Châu Âu.

Với chức danh mới của mình, ông Bouchet sẽ giám sát việc thực hiện chiến lược khách hàng cá nhân và mỹ thuật ở Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu và Úc. Ông ấy sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhóm đánh giá rủi ro và phân phối trong khu vực và địa phương.

Ông Bouchet cũng chịu trách nhiệm hợp tác cộng đồng nghệ thuật và xây dựng quan hệ đối tác trong khu vực.

Trước đây, ông từng giữ chức vụ giám đốc ARTE Generali France trong hai năm năm tháng. Ông ấy cũng đã làm việc với AXA XL với tư cách là chuyên gia đánh giá rủi ro cấp cao cho chuyên gia nghệ thuật, nghệ thuật và khách hàng tư nhân vào năm 2018.

BTV (Tổng hợp).