Moody’s nâng hạng tín nhiệm của FWD Limited; Năm 2022 ước tính thiệt hại thảm họa toàn cầu 115 tỷ USD; Shinhan Life Việt Nam hỗ trợ cho Làng trẻ em SOS Hà Nội
- Tin trong nước
- Tin bồi thường, tổn thất
Đà Nẵng: Xuyên đêm chữa cháy ở kho phế liệu ven Quốc lộ 14B
(TNO) – Tối 3/12, kho phế liệu nằm ven đường QL14B (đoạn qua thôn Hương Lam, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) bốc cháy kinh hoàng, ngọn lửa nhanh chóng “nuốt chửng” nhà kho phế liệu với diện tích gần 1.000 m2 .
Đến 23 giờ 30 phút cùng ngày (3/12), hàng chục xe cứu hỏa được huy động từ các quận lân cận cùng hàng trăm cán bộ, chiến sĩ vẫn đang nỗ lực khống chế đám cháy, không cho cháy lan sang nhà các hộ dân xung quanh.
Theo nhận định ban đầu tại hiện trường từ lãnh đạo Công an huyện Hòa Vang, nhà kho phế liệu có rất nhiều vật dễ cháy nổ như bình ga, nhựa, giấy… nên đám cháy bùng phát nhanh chóng, diện tích đám cháy lên đến gần 1.000 m2. Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ sau khi tiếp cận hiện trường đã nỗ lực di chuyển nhiều bình ga ra bên ngoài.
Bên cạnh đó, phía sau nhà kho phế liệu này là Trường mầm non Hòa Khương nên lửa đã cháy lan, uy hiếp khu vực nhà bếp của trường học này. Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ đã điều 2 xe chuyên dụng tiếp cận đám cháy từ phía sau khống chế tránh cháy lan sang trường mầm non.
Lúc 0 giờ 30 phút ngày 4/12, PV Thanh Niên ghi nhận tại hiện trường, đám cháy tại nhà kho phế liệu đã được khống chế. Tuy nhiên, do nhà kho chứa nhiều vật dễ cháy nên lửa vẫn cháy âm ỉ, cột khói bốc cao. Lúc này lực lượng chức năng đã huy động xe múc tiếp cận hiện trường để cào múc đống đổ nát, sau đó phun nước dập tắt lửa.
Theo người dân sống gần nhà kho phế liệu, lúc đám cháy bùng phát thì gia đình ông Nguyễn Tài (chủ nhà kho phế liệu) đều đi vắng, không có người ở nhà nên khi người dân phát hiện thì đám cháy đã lan rộng toàn bộ khu vực từ nhà kho cho đến nhà ở của ông Tài.
Có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác chữa cháy, ông Tô Văn Hùng, Bí thư Huyện ủy Hòa Vang, cho biết do nhà kho phế liệu có diện tích lớn và có nhiều vật dễ cháy nên lửa lan nhanh, uy hiếp các nhà dân xung quanh. Trước tình hình đó, lãnh đạo huyện Hòa Vang và Công an huyện đã nhanh chóng đề nghị Công an TP.Đà Nẵng tăng cường xe thang, xe vòi rồng…
“Khi nhận được tin báo cháy, lực lượng công an địa phương đã huy động toàn bộ phương tiện, con người để tiếp cận đám cháy và đề nghị điều động thêm nhiều phương tiện từ Công an TP. Đà Nẵng. Sau nhiều giờ nỗ lực chữa cháy, đám cháy đã được khống chế… Tuy nhiên, theo quan sát tại hiện trường, đám cháy vẫn còn âm ỉ nên tôi đề nghị lực lượng công an túc trực trong đêm để đề phòng đám cháy bùng phát trở lại”, Bí thư Huyện ủy Hòa Vang nói.
Hiện nguyên nhân vụ cháy nhà kho phế liệu và thiệt hại vẫn đang được điều tra làm rõ.
- Một vòng doanh nghiệp
VINARE vinh dự nhận giải thưởng từ HOSE và HNX
(VNR) – Với việc thực hiện tốt các nội dung phát triển bền vững, các yếu tố về môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp (ESG) theo thông lệ trong nước và quốc tế, Tổng Công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE, mã chứng khoán: VNR) đã được vinh danh là một trong 10 doanh nghiêp niêm yết có báo cáo thường niên xuất sắc nhất năm 2022 nhóm vốn hóa vừa ngày 2/12 vừa qua. Trước đó, tại Hội nghị Doanh nghiệp thường niên 2022 của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), VINARE cũng đã vinh dự nằm trong Top 10 Doanh nghiệp niêm yết quản trị Công ty tốt trong kỳ đánh giá năm 2021 – 2022. Những giải thưởng này là minh chứng rõ ràng cho những vai trò, đóng góp của VINARE vào sự phát triển, minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam đồng thời khẳng định cổ phiếu VNR tiếp tục là kênh đầu tư an toàn, đáng tin cậy cho các cổ đông.
Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2022 là sự kiện thường niên được chờ đón và là cuộc bình chọn có uy tín nhất dành cho các doanh nghiệp niêm yết do Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Báo Đầu tư phối hợp tổ chức với sự tham gia soát xét bởi 4 công ty kiểm toán hàng đầu (Big 4) nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan và chuyên sâu trong việc xét chọn.
Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết với Hội đồng đánh giá độc lập đã tôn vinh VINARE nói riêng và các doanh nghiệp nói chung có hoạt động kinh doanh minh bạch, có trách nhiệm với cổ đông, khách hàng, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về quản trị công ty nhằm hướng doanh nghiệp xây dựng môi trường kinh doanh dựa trên nền tảng phát triển bền vững, để phù hợp với môi trường mới. Việc góp mặt trong danh sách “Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất – Nhóm vốn hóa vừa năm 2022” là minh chứng cho sự chuyển đổi tích cực trong Báo cáo thường niên của VINARE, với việc bổ sung chi tiết các nội dung phát triển bền vững, trách nhiệm bảo vệ môi trường, chú trọng các vấn đề ESG, cũng như tuân thủ các tiêu chí về quản trị công ty theo thông lệ trong nước và quốc tế.
Trước đó, tại Hội nghị Doanh nghiệp thường niên 2022 của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, VINARE cũng đã được vinh danh là một trong mười (Top 10) Doanh nghiệp niêm yết quản trị Công ty tốt trong kỳ đánh giá năm 2021 – 2022. Giải thưởng là minh chứng rõ ràng cho những vai trò, đóng góp của VINARE vào sự phát triển, minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam đồng thời khẳng định cổ phiếu VNR tiếp tục là kênh đầu tư an toàn, đáng tin cậy cho các cổ đông nhất là vào thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn và diễn biến khó lường, niềm tin của nhà đầu tư suy giảm. Hoạt động tôn vinh các doanh nghiệp tiêu biểu của HNX đã góp phần lan toả nỗ lực thực hiện các quy định về công bố thông tin (CBTT), quản trị công ty (QTCT), tạo động lực cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng CBTT và minh bạch, dần tiếp cận và thực thi những thông lệ QTCT tiên tiến.
Là một doanh nghiệp niêm yết uy tín trên HNX trong nhiều năm qua, VINARE đã không ngừng nâng cao công tác quản trị theo chuẩn mực quốc tế, đảm bảo thực hiện công bố thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đầy đủ, rõ ràng, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật… tới các cơ quan quản lý, cổ đông, nhà đầu tư. Công tác quản trị và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán của VINARE luôn được đánh giá cao về sự minh bạch, kịp thời và hiệu quả.
BIC được vinh danh trong Top 15 doanh nghiệp niêm yết có Năng lực Quản trị Tài chính tốt năm 2022
(BIC) – Ngày 17/11/2022, tại Hà Nội, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) được vinh danh là 1 trong 15 doanh nghiệp niêm yết có Năng lực Quản trị Tài chính tốt theo kết quả chương trình Đánh giá năng lực Doanh nghiệp năm 2022 do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển Doanh nghiệp (INBUS), Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) và Hội các Nhà Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam (VACD) tổ chức, dưới sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Chương trình Đánh giá năng lực Doanh nghiệp được triển khai thường niên từ năm 2013 trên cơ sở khảo sát, đánh giá năng lực hoạt động của hơn 1.500 doanh nghiệp hiện đang niêm yết trên 3 sàn chứng khoán Việt Nam thông qua Báo cáo tài chính công khai hàng năm với 21 tiêu chí cụ thể, xác thực bao gồm Doanh thu, lợi nhuận, vòng quay vốn lưu động, chỉ số thanh toán nhanh, số vòng quay hàng tồn kho, khả năng thanh toán lãi vay, hiệu suất sử dụng tài sản cố định; lãi cơ bản trên cổ phiếu, chỉ số về thuế, đóng góp cho ngân sách, chỉ số về bán hàng và marketing, chỉ số nguồn nhân lực, hệ thống tổ chức, chỉ số quản lý điều hành… Phương pháp đánh giá đảm bảo các yếu tố chính xác về định lượng kết hợp với các thông số định tính về quản trị doanh nghiệp, thực hiện phiếu khảo sát câu hỏi với doanh nghiệp.
Đánh giá năng lực Doanh nghiệp là một chương trình đánh giá doanh nghiệp đầy đủ, chi tiết đối với tất cả các ngành thuộc mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Việc chia nhỏ các ngành nhằm đảm bảo kết quả đánh giá, phân tích cụ thể, chính xác, khách quan nhất. Theo công bố của Ban Tổ chức, BIC là đại diện của ngành Tài chính có mặt trong Top 15 doanh nghiệp niêm yết có Năng lực Quản trị Tài chính tốt năm 2022.
BIC hiện là một trong 7 công ty bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu về thị phần doanh thu phí bảo hiểm gốc và đứng trong Top 3 công ty bảo hiểm phi nhân thọ có tỷ suất sinh lời cao nhất thị trường. Bên cạnh giải thưởng Top 15 doanh nghiệp niêm yết có Năng lực Quản trị Tài chính tốt, năm 2022, thương hiệu BIC tiếp tục khẳng định được uy tín với những giải thưởng, danh hiệu cao quý như Top 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín nhất Việt Nam, Top 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam do Vietnam Report công bố, Tổng Giám đốc BIC được VCCI vinh danh trong Top 60 doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022.
PVI tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng hợp tác giữa Công ty Cổ phần PVI và Công ty TNHH Samsung SDS Việt Nam
(PVI) – Ngày 29/11/2022, tại trụ sở Công ty cổ phần PVI đã diễn ra Lễ ký kết Hợp đồng hợp tác giữa Công ty Cổ phần PVI và Công ty TNHH Samsung SDS Việt Nam.
Tham dự lễ ký kết, phía Đại diện Công ty cổ phần PVI (Bên cho thuê) gồm có Ông Dương Thanh Danh Francois – Phó chủ tịch HĐQT PVI, Ông Đỗ Tiến Thành – PTGĐ PVI/Giám đốc Trung tâm QL&KDDV, Bà Đinh Thị Thanh Thủy – Phó Giám đốc Trung tâm QL&KDDV, Ông Trần Ngọc Mạnh – Phó Giám đốc Trung tâm QL&KDDV. Đại diện của Công ty TNHH Samsung SDS Việt Nam gồm có Ông Lee Jay Seok – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc SDSV, Ông Hong Chung Ju – Giám đốc Trung tâm phát triển toàn cầu tại Hà Nội (“GDC”) và Ông Choi Suk – Trưởng bộ phận hỗ trợ GDC.
Kể từ khi tòa nhà PVI khai trương và đi vào hoạt động, Công ty TNHH Samsung Electronics Vietnam thuộc Tập đoàn Samsung Hàn Quốc đã là 1 trong những khách hàng lớn đầu tiên đặt văn phòng đại diện tại tòa nhà PVI. Đây cũng là 1 khởi đầu quan trọng đánh dấu mối quan hệ tốt đẹp và thịnh vượng của 2 bên
Tháng 1/2023, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam sẽ chuyển văn phòng đến trụ sở mới. Công ty TNHH Samsung SDS Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm và đề nghị thuê tại tòa nhà PVI. Điều đó minh chứng cho sự tin tưởng của khách hàng vào chất lượng dịch vụ của tòa nhà và uy tín của thương hiệu PVI.
Công ty TNHH Samsung SDS Việt Nam được thành lập vào ngày 14.10.2015 do vốn đầu tư của tập đoàn Samsung SDS tại Hàn Quốc. Với khoảng 07 năm thành lập và hoạt động trong lĩnh vực cung ứng các dịch vụ về Công nghệ thông tin, Công ty đã và đang vươn lên mạnh mẽ, mở rộng quy mô từ vài chục người lên tới hơn một nghìn và dự kiến còn tăng tới hai nghìn nhân viên trong hai năm tới.
Trải qua 5 tháng đàm phán và thương thảo hợp đồng, PVI và SDS đã chính thức ký kết Hợp đồng thuê văn phòng tại PVI Tower vào ngày 29/11/2022 cho diện tích thuê 10 tầng với thời hạn thuê 04 năm cùng với sự đồng hành của đơn vị tư vấn môi giới là Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn và Đầu tư Hợp Phát.
Phát biểu tại buổi lễ ký kết, Ông Dương Thanh Danh Francois khẳng định mối quan hệ hợp tác của PVI và Samsung SDS Việt Nam là cơ sở vững chắc cho sự phát triển thịnh vượng của hai bên.
Lễ ký kết Hợp đồng hợp tác giữa Công ty Cổ phần PVI và Công ty TNHH Samsung SDS Việt Nam diễn ra thành công tốt đẹp, đánh dấu một chặng đường hợp tác dài lâu mới trong thời gian tới.
PVI tổ chức kỳ họp Hội đồng quản trị lần thứ 4 năm 2022
(PVI) – Ngày 02/12/2022, tại Trụ sở tòa nhà PVI, Công ty cổ phần PVI đã tổ chức thành công phiên họp Hội đồng quản trị lần thứ 4 năm 2022 với sự tham dự của Hội đồng Quản trị PVI, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát, Đại diện các Đơn vị thành viên và Trung tâm trực thuộc cùng các Ban chức năng có liên quan.
HĐQT đã đánh giá cao kết quả của PVI đạt được trong 9 tháng đầu năm 2022. Với tổng doanh thu hợp nhất PVI đạt 10.622 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất PVI đạt 847 tỷ đồng, hoàn thành 93% kế hoạch năm 2022. Tổng doanh thu Công ty mẹ đạt 793 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ đạt 535 tỷ đồng, hoàn thành 77% kế hoạch năm 2022.
Trong lĩnh vực Bảo hiểm phi nhân thọ: PVI tiếp tục duy trì vị trí nhà bảo hiểm dẫn đầu về hiệu quả nghiệp vụ và giữ vững vị trí số 1 thị trường về bảo hiểm công nghiệp. Với các biện pháp quyết liệt để tăng cường kiểm soát rủi ro, chi phí và cắt giảm các sản phẩm, nghiệp vụ kém hiệu quả, lãi nghiệp vụ 9 tháng năm 2022 đạt 79% kế hoạch.
Đối với lĩnh vực Tái bảo hiểm, hoạt động tái bảo hiểm được phát triển đúng định hướng, thực hiện thu xếp hiệu quả các chương trình Tái bảo hiểm cho thị trường trong nước và mở rộng ra thị trường khu vực, trở thành nhà nhận Tái bảo hiểm đứng đầu tại Lào. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2022 Tổng doanh thu đạt 2.271 tỷ đồng hoàn thành 106% kế hoạch năm, Lợi nhuận trước thuế đạt 121 tỷ đồng, hoàn thành 71% kế hoạch năm 2022. Tỷ lệ nhận tái bảo hiểm từ nguồn trong nước tăng trưởng khả quan và ngày càng đóng góp nhiều hơn vào quy mô và hiệu quả của hoạt động nhận tái bảo hiểm nói chung.
Hoạt động đầu tư của PVI vẫn hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh chung và gia tăng giá trị cho thương hiệu PVI trên thị trường với Tổng doanh thu 9 tháng đầu năm đạt 669 tỷ đồng, hoàn thành 85% kế hoạch năm 2022. Tính đến thời điểm hiện tại, thương hiệu PVI tiếp tục được khẳng định và được các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá cao. Tháng 10/2022, PVI tiếp tục được vinh danh giải thưởng Top 25 doanh nghiệp tài chính dẫn đầu do tạp chí Forbes bình chọn, điều đó khẳng định được uy tín và thương hiệu của PVI trên thị trường.
HĐQT thảo luận về các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2023, giao nhiệm vụ cho các đơn vị tiếp tục hoàn thiện KHKD 2023 đảm bảo nguyen tắc tiết kiệm chi phí, kinh doanh hiệu quả. HĐQT cũng đã trao đổi về kế hoạch sử dụng bộ nhận diện thương hiệu mới của PVI từ năm 2023 phù hợp với định hướng phát triển của PVI.
Về công tác quản trị, PVI sẽ thực hiện, nâng cao công tác quản lý, giám sát tuân thủ, quản trị minh bạch, tăng cường công tác quản trị rủi ro hệ thống. Đồng thời nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm/ tái bảo hiểm, đầu tư quản lý quỹ trên nguyên tắc kinh doanh hiệu quả, bảo toàn vốn và tăng trưởng bền vững, tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt nam về hiệu quả nghiệp vụ.
- Nhịp đập thị trường
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ “thúc” doanh thu bán lẻ
(TBTCO) – Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục đẩy mạnh mảng bán lẻ với việc ra mắt nhiều sản phẩm mới, đồng thời triển khai ký kết nhiều chương trình hợp tác nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng, mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh thu.
Đa dạng kênh phân phối
Là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm khá tích cực tìm kiếm đối tác để mở rộng kênh phân phối cũng như đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, mới đây Bảo hiểm PTI chính thức ký kết hợp tác với Droppii nhằm phân phối các sản phẩm bảo hiểm của PTI tới khách hàng thông qua nền tảng thương mại điện tử Droppii. Được biết, các sản phẩm bảo hiểm do PTI cung cấp sẽ là những sản phẩm dịch vụ đầu tiên có mặt trên nền tảng Droppii.
Đại diện Bảo hiểm VietinBank (VBI) cho biết, công ty vừa ký kết thỏa thuận hợp tác bảo lãnh viện phí với Bệnh viện Tim Hà Nội, với mong muốn gia tăng quyền lợi cho khách hàng. Theo đó, VBI sẽ thay khách hàng thanh toán trực tiếp cho Bệnh viện Tim Hà Nội các chi phí y tế phát sinh thuộc phạm vi bảo hiểm theo chương trình bảo hiểm sức khỏe của VBI, gồm: chi phí khám bệnh và chữa bệnh ngoại trú; chi phí điều trị nội trú (bao gồm các chi phí trước khi nhập viện, nằm viện và phẫu thuật, chi phí ngay sau khi xuất viện); chi phí điều trị tai nạn; chi phí cấp cứu 24/7…
Một doanh nghiệp khác là Bảo hiểm Bảo Minh cũng ký kết hợp tác cùng Hệ thống Giáo dục Ivy School (Ivy Education Holdings, JSC). Theo nội dung được ký kết, Bảo Minh sẽ giới thiệu những sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của Ivy Shool, đồng thời thông qua Ivy School, Bảo Minh giới thiệu, quảng bá các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của các khách hàng cũng như đối tác của Ivy School. Về phía ngược lại, Ivy School cam kết hỗ trợ Bảo Minh quảng bá các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe tới khách hàng, học sinh, nhân viên trên toàn hệ thống của Ivy School.
Đại diện Bảo hiểm Hàng không (VNI) cho biết, công ty đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình (ABS). Theo đó, thỏa thuận hợp tác tập trung vào mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái sản phẩm bảo hiểm kết hợp đầu tư, đem lại cho khách hàng của hai bên những quyền lợi ưu đãi, sự tiện lợi của việc được cung cấp bộ sản phẩm đáp ứng cả nhu cầu bảo vệ và tích lũy sinh lời và cơ hội trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ trực tuyến trên nền tảng số của hai tổ chức.
Một trong những điểm nhấn của Bảo hiểm PVI trong thời gian qua là cụ thể hóa thỏa thuận hợp tác với Hội Nông dân Việt Nam và Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam. Đến nay Bảo hiểm PVI đã mở rộng điểm thu hộ phí BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình tại 45 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Tính đến thời điểm này, Bảo hiểm PVI đã phát triển mới được hơn 150.000 cá nhân, hộ gia đình tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
Gia tăng tiện ích cho khách hàng, tăng trưởng doanh thu
Bà Lê Thị Hà Thanh – Chủ tịch HĐQT VNI khẳng định sự hợp tác của VNI và ABS nhằm mang đến cho khách hàng các trải nghiệm về dịch vụ bảo hiểm của VNI. VNI đang đẩy mạnh chuyển đổi số giúp khách hàng dễ dàng mua bảo hiểm mọi lúc mọi nơi. Nằm trong Top 10 doanh nghiệp bảo hiểm cùng sản phẩm bảo hiểm đa dạng, mạng lưới rộng khắp toàn quốc, kinh nghiệm hợp tác với nhiều kênh bán, VNI cam kết cung cấp cho khách hàng của ABS những sản phẩm bảo hiểm phù hợp với quyền lợi ưu việt, chất lượng dịch vụ thuận tiện.
“Với VNI, chúng tôi có sự chia sẻ chung về tầm nhìn và phương châm lấy trải nghiệm khách hàng làm trọng tâm, do đó chúng tôi nhanh chóng đi đến quyết định hợp tác và đóng gói sản phẩm, thiết kế chương trình để khách hàng của hai bên nhận được những ưu đãi và quyền lợi tốt nhất cả về bảo hiểm và đầu tư – ông Nhâm Hà Hải, Tổng Giám đốc ABS nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Hồng Phong – Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm VBI cho biết, nội dung thỏa thuận là căn cứ quan trọng trong việc xác định, triển khai các hoạt động hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt là hợp tác bảo lãnh viện phí. “Thỏa thuận cũng mở ra nhiều cơ hội cho người dân được khám chữa bệnh tim mạch chuyên sâu tại bệnh viện công lập tuyến đầu, chất lượng cao” – ông Phong khẳng định.
Hiện nay, VBI là một trong những đơn vị tiên phong hợp tác cung cấp dịch vụ bảo lãnh viện phí tại các cơ sở y tế, bệnh viện và phòng khám với mạng lưới rộng khắp cả nước. Việc hợp tác giữa VBI và Bệnh viện Tim Hà Nội nằm trong định hướng chiến lược về phát triển mạng lưới, đa dạng đối tác nhằm cung cấp ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ tối ưu nhất của VBI. Đồng thời, thỏa thuận đem đến cho khách hàng cơ hội tiếp cận những sản phẩm bảo hiểm toàn diện, góp phần bảo toàn giá trị cuộc sống.
Các chuyên gia nhấn mạnh, các sự kiện ký kết cho thấy sự năng động của các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc mở rộng kênh phân phối, đóng gói sản phẩm, khai thác chéo trên cơ sở khách hàng của nhau…, đã và đang gia tăng tiện ích cho khách hàng và mang lại doanh thu mới cho doanh nghiệp.
Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 9 tháng năm 2022, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường bảo hiểm ước đạt 177.303 tỷ đồng, tăng trưởng 16,9% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 49.792 tỷ đồng, tăng trưởng 19,1 % so với cùng kỳ 2021.
Trong báo cáo “Triển vọng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam”, AM Best – công ty toàn cầu chuyên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp bảo hiểm có trụ sở tại Mỹ đã duy trì triển vọng ổn định đối với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam và dự báo tốc độ tăng trưởng này sẽ được duy trì.
- Bảo hiểm với cộng đồng
Shinhan Life Việt Nam hỗ trợ cho Làng trẻ em SOS Hà Nội
(TBTCO) – Nằm trong chuỗi các hoạt động vì cộng đồng của công ty, ngày 3/12/2022, đại diện Shinhan Life Việt Nam đã ghé thăm Làng trẻ em SOS Hà Nội và hỗ trợ 15 bộ máy tính học tập cùng với chi phí xây dựng tủ thuốc cộng đồng cho Làng trẻ, tổng giá trị gần 300.000.000 đồng.
Gửi trao 15 bộ máy tính cùng với chi phí xây dựng tủ thuốc cộng đồng cho 15 nhà gia đình tại Làng trẻ em SOS Hà Nội, Shinhan Life Việt Nam mong muốn tạo điều kiện cho các em có cơ hội thuận tiện tiếp cận những kiến thức mới, phục vụ việc học tập ngày càng tốt hơn.
Làng trẻ em SOS Hà Nội thuộc Làng trẻ em SOS Việt Nam, là một phần của Làng trẻ em SOS Quốc tế – một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động tại 136 quốc gia và vùng lãnh thổ về phát triển trẻ em. Làng trẻ em SOS Hà Nội (số 2 phố Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) là mái ấm yêu thương cho hơn 200 trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang sinh sống và học tập tại Làng. Thành lập từ năm 1988 đến nay, Làng trẻ em SOS Hà Nội đã và đang chăm sóc, nuôi dưỡng nhiều thế hệ trẻ em trưởng thành và tự lập nên người.
Ông Lee Euichul – Tổng Giám đốc Shinhan Life Việt Nam chia sẻ: “Đầu tư cho thế hệ tương lai luôn là sự đầu tư cho phát triển bền vững, mang lại ảnh hưởng tích cực lâu dài. Chúng tôi hi vọng hỗ trợ nhỏ này sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho các con của Làng trẻ em SOS Hà Nội. Dưới sự chăm sóc và tình yêu thương của nhà gia đình, chắc chắn các con sẽ có điều kiện học tập và phát triển tốt, trở thành những công dân tự tin, có ích cho xã hội”.
Song song với hoạt động kinh doanh, các chương trình cộng đồng hướng tới trẻ em và thanh thiếu niên, những thế hệ tương lai, luôn là ưu tiên quan trọng của Shinhan Life Việt Nam. Đại diện Shinhan Life Việt Nam bày tỏ cam kết luôn nối dài các hoạt động san sẻ trách nhiệm cộng đồng trên hành trình phát triển bền vững của công ty.
Được biết, Shinhan Life Việt Nam có số vốn điều lệ ban đầu là 2.320 tỷ đồng, là công ty bảo hiểm nhân thọ thuộc Shinhan Life Insurance Corporation, Hàn Quốc. Chính thức hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại thị trường Việt Nam từ tháng 1/2022, Shinhan Life cung cấp các dịch vụ về bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và đầu tư tài chính.
- Tin quốc tế
Moody’s nâng hạng tín nhiệm của FWD Limited
(AIR) – Dịch vụ nhà đầu tư của Moody đã nâng xếp hạng nhà phát hành và xếp hạng nợ không có bảo đảm cao cấp của công ty bảo hiểm toàn châu Á FWD Limited lên ‘Baa2’ từ ‘Baa3’, cũng như xếp hạng chứng khoán vốn vĩnh viễn trực thuộc của công ty lên ‘Ba1 (hyb)’ từ ‘Baa1 (hyb)’ Ba2(hyb)’. Moody’s cũng đã thay đổi triển vọng đối với FWD Limited thành “Ổn định” từ “Tích cực”.
Cơ sở xếp hạng
Việc nâng hạng phản ánh việc tăng cường giám sát theo quy định ở cấp tập đoàn đối với FWD Limited sau khi triển khai khuôn khổ Giám sát toàn tập đoàn (GWS) của Hồng Kông và vị thế vốn được củng cố cũng như tính linh hoạt về tài chính của FWD Group Holdings, do các cổ đông và nhà đầu tư khác bơm vốn vào trong 12 tháng qua.
Sau khi Cơ quan quản lý bảo hiểm (IA) chỉ định một thực thể trong Tập đoàn FWD là Công ty nắm giữ bảo hiểm được chỉ định (DIHC) vào ngày 14 tháng 5 năm 2021, cả FWD Limited và FWD Group (các hoạt động tại Nhật Bản và Đông Nam Á của tập đoàn) đã và đang thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo DIHC tuân thủ các yêu cầu của GWS, bao gồm các yêu cầu về vốn liên quan đến toàn bộ tập đoàn và các yêu cầu báo cáo rủi ro và đánh giá rủi ro toàn tập đoàn khác.
Vốn
Bất chấp kế hoạch niêm yết của Tập đoàn FWD bị hoãn, Tập đoàn FWD đã nhận được tổng cộng khoảng 1,6 tỷ USD tiền bơm vốn từ cổ đông của mình, PCGI Holdings và các nhà đầu tư khác kể từ quý 4 năm 2021, điều này đã củng cố vùng đệm vốn ở cả cấp tập đoàn và các công ty con. Thông qua việc thanh toán dư nợ và các khoản vay, Tập đoàn FWD cũng hạ thấp đòn bẩy tài chính và nâng cao tính linh hoạt tài chính. Ngoài ra, Tập đoàn FWD đã hoàn thành đầy đủ các yêu cầu nộp hồ sơ GWS sau Chỉ định.
Mặc dù Tập đoàn FWD báo cáo rằng vốn chủ sở hữu của các cổ đông đã giảm khoảng 50% trong nửa đầu năm 2022 do các khoản lỗ chưa thực hiện trong danh mục đầu tư trái phiếu của họ trong bối cảnh lãi suất tăng, nhưng phần lớn sự sụt giảm này là do kế toán không phù hợp. Tác động kinh tế thực tế bị hạn chế, thể hiện qua tỷ lệ bao phủ GWS vững chắc so với yêu cầu vốn tối thiểu của tập đoàn trên 500% tính đến cuối tháng 6 năm 2022.
Tuy nhiên, các điều kiện thị trường hiện tại có thể làm tăng rủi ro tái cấp vốn mà Tập đoàn FWD phải đối mặt, tập đoàn có khoản nợ tồn đọng khoảng 2,2 tỷ USD và các khoản vay sắp đáo hạn vào năm 2024. lịch sử tiếp cận tốt với vốn và thị trường tái cấp vốn cho vay. Moody’s kỳ vọng những rủi ro như vậy có thể được bù đắp một phần nhờ vùng đệm thanh khoản của tập đoàn, sự hỗ trợ của các cổ đông và khả năng tiếp cận vốn tốt trước đây của tập đoàn đối với các thị trường tái cấp vốn và vốn vay.
Xếp hạng ‘Ba1(hyb)’ đối với chứng khoán vốn vĩnh viễn trực thuộc của công ty được phát hành vào tháng 2 năm 2018 thấp hơn hai bậc so với xếp hạng nợ không có bảo đảm cao cấp, phản ánh sự phụ thuộc của các cổ đông ưu đãi đối với các chủ nợ cấp cao, với các đặc điểm của cơ chế hủy phiếu giảm giá tùy chọn và tính chất không cộng dồn của phiếu giảm giá bị hủy.
Hành động xếp hạng cũng tính đến các yếu tố quản trị như một phần trong các cân nhắc về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) của Moody. Cơ cấu quản trị trong toàn tập đoàn FWD về vốn, quản lý rủi ro và công bố thông tin đã được củng cố với việc triển khai GWS.
Triển vọng ‘Ổn định’ đối với FWD Limited phản ánh kỳ vọng của Moody rằng các vị thế vốn sẽ vẫn vững chắc trong khi khả năng sinh lời cơ bản sẽ dần cải thiện do lợi nhuận tăng lên từ sổ sách có hiệu lực có lãi và quy mô mở rộng.
Hồng Kông công bố lộ trình phát triển ngành bảo hiểm
(AIR) – Ngày 5 tháng 12, chính quyền Hồng Kông đã ban hành lộ trình phát triển cho lĩnh vực bảo hiểm ở đặc khu hành chính Hồng Kông (HKSAR), vạch ra tầm nhìn và sứ mệnh của Chính quyền đặc khu, cũng như các biện pháp chính sách có mục tiêu nhằm củng cố vị thế của Hồng Kông với vai trò là một trung tâm quản lý rủi ro toàn cầu và trung tâm bảo hiểm phức hợp.
Hồng Kông cũng rất coi trọng việc thu hẹp khoảng cách bảo vệ và thúc đẩy tài chính toàn diện trong xã hội.
Cuộc thảo luận tiếp tục vào phiên buổi chiều cùng ngày bắt đầu bằng cuộc trò chuyện bên lề giữa ông Paul Chan, Bộ trưởng Tài chính của HKSAR và Chan Kin-por, Thành viên không chính thức của Hội đồng điều hành và Thành viên Hội đồng lập pháp (Bảo hiểm) của HKSAR, người đã xem xét những nền tảng cho sự thành công của ngành bảo hiểm trước những thách thức như kết nối, tài năng, cạnh tranh và công nghệ.
“Hồng Kông vẫn rất hấp dẫn để kinh doanh và chúng tôi phải cải thiện hơn nữa những lợi thế truyền thống của mình. Thay vì áp dụng cách tiếp cận ‘tự do kinh doanh’, Chính phủ đã triển khai các biện pháp rất chủ động để thu hút nhân tài và doanh nghiệp,” ông Chan nói.
Bên cạnh vai trò là một trung tâm quản lý rủi ro toàn cầu, Hồng Kông cũng có kế hoạch tận dụng những lợi thế độc nhất của mình theo nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ” và tìm cách hội nhập vào lộ trình phát triển của quốc gia.
Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông John Lee cho biết: “Kết hợp với các chiến lược quốc gia bao gồm Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, sự phát triển của Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông-Hồng Kông-Macao (GBA) và Sáng kiến Vành đai và Con đường, chúng tôi cố gắng nắm bắt các cơ hội phát triển, đồng thời phục vụ nhu cầu của người dân và duy trì sự ổn định của thị trường. Ngành bảo hiểm, là một phần quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế của chúng tôi, sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong chương mới này của Hồng Kông”.
Trong một tuyên bố, ông Damien Green, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Manulife Châu Á cho biết thông báo này là một tin đáng hoan nghênh.
“Manulife sẽ tiếp tục hỗ trợ sự phát triển của ngành bảo hiểm tại Hồng Kông và Khu vực Vịnh Lớn (GBA) rộng lớn hơn, và chúng tôi mong muốn đáp ứng nhu cầu của du khách Trung Quốc Đại lục khi họ quay trở lại thành phố, bên cạnh những khách hàng Hồng Kông trung thành. Chúng tôi cũng đang duy trì liên hệ chặt chẽ với ngành và các cơ quan quản lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các trung tâm dịch vụ hậu mãi bảo hiểm ở những nơi như Nansha và Qianhai trong tương lai gần”, ông Green nói.
Blue Cross triển khai đợt giảm giá lớn về bảo hiểm du lịch
(AIR) – Công ty TNHH Bảo hiểm Blue Cross (Châu Á Thái Bình Dương) đã tung ra một đợt giảm giá lớn cho các sản phẩm bảo hiểm du lịch từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 12.
Những khách hàng nhận được mã khuyến mãi thành công có thể được giảm giá 79% cho Bảo hiểm một chuyến du lịch thông minh Travel Smart.
Mega Sale bắt đầu lúc 11 giờ sáng hàng ngày trong thời gian khuyến mãi. Các thành viên SmartClub có thể lấy “Mã khuyến mãi bao gồm một chuyến du lịch thông minh” qua trang web của Blue Cross. 200 hạn ngạch có sẵn mỗi ngày và sẽ được phân phối trên cơ sở ai đến trước được phục vụ trước, cho đến khi hết hạn ngạch.
Những khách hàng lấy thành công mã khuyến mãi có thể được giảm giá phí 79% bằng cách đăng ký Bảo hiểm một chuyến Travel Smart thông qua Ứng dụng Blue Cross HK hoặc trang web của Blue Cross trong thời gian hiệu lực. Đăng ký làm thành viên SmartClub rất đơn giản. Những khách hàng chưa phải là thành viên có thể truy cập trang web của Blue Cross để đăng ký trước khi hoạt động diễn ra.
Travel Smart cung cấp lợi ích chi phí y tế và trợ cấp tai nạn cá nhân lên đến 1,2 triệu đô la Hồng Kông mỗi khoản và đã được nâng cấp với một loạt lợi ích mới và nâng cao. Các quyền lợi này bao gồm Quyền lợi hủy bỏ chuyến du lịch địa phương đầu tiên trên thị trường, Quyền lợi gián đoạn chuyến đi do đặt trước quá nhiều, đóng cửa nhà cung cấp dịch vụ cho thuê xe hoặc chỗ ở, hủy chuyến đi hoặc bảo hiểm cắt giảm chuyến đi do dời lịch phỏng vấn của trường hoặc kỳ thi công được chỉ định, tình trạng đặc biệt của thú cưng hoặc người giúp việc nước ngoài, bảo vệ hành trình kịp thời và toàn diện cho khách hàng.
Theo Blue Cross, với việc dỡ bỏ dần dần và cuối cùng là dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, mong muốn đi du lịch của mọi người ngày càng tăng đang làm gia tăng nhu cầu về bảo hiểm.
Hồng Kông: Ngân hàng livi & Bảo hiểm phi nhân thọ FWD ra mắt gói bảo hiểm nhà
(AIR) – Ngân hàng livi cho vay ảo của Hồng Kông và Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ FWD đã cùng phối hợp ra mắt gói bảo hiểm nhà ở Easy HomeCare.
Việc ra mắt diễn ra sau một cuộc khảo sát của ngân hàng livi cho thấy chỉ 28% khách hàng của họ sở hữu bảo hiểm nhà ở, mặc dù 70% số người được hỏi cho biết họ đang tìm mua các gói bảo hiểm nhà ở trực tuyến.
Easy HomeCare giải quyết các mối quan tâm về tài sản nhà của khách hàng và bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm bảo hiểm mọi rủi ro đối với mất mát hoặc hư hỏng đồ đạc trong nhà, chẳng hạn như đồ nội thất và thiết bị điện; bảo vệ toàn diện bao gồm các vật có giá trị của bạn, bao gồm đồ trang sức, vàng, bạc, thiết bị chụp ảnh và những thứ khác, với tổng số tiền tối đa là 100.000 đô la Hồng Kông; và bảo hiểm trách nhiệm cá nhân để trang trải trách nhiệm pháp lý của khách hàng hoặc các thành viên gia đình, với mức bảo hiểm lên tới 5 triệu đô la Hồng Kông, phạm vi trên toàn thế giới.
Khách hàng có thể nhận được bảo hiểm toàn diện cho tài sản nhà của họ, với mức phí bảo hiểm cạnh tranh hàng năm là 420 đô la Hồng Kông với ưu đãi đặc biệt giảm giá 10%.
WTW bổ nhiệm Giám đốc quản lý khủng hoảng APAC
(AIR) – WTW đã thông báo bổ nhiệm ông William Miller làm Giám đốc Quản lý Khủng hoảng, Châu Á Thái Bình Dương, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2023.
Nhóm làm việc ở Châu Á Thái Bình Dương là một phần của Ngành kinh doanh toàn cầu mới của WTW, sẽ được thành lập vào ngày 1 tháng 1 với sự hợp nhất của nhóm Rủi ro dự phòng đặc biệt (SCR) và nhóm Khủng bố & Bạo lực chính trị với tư cách là một đơn vị Quản lý khủng hoảng toàn cầu trước đó.
Làm việc tại trụ sở Singapore, ông William sẽ giám sát hoạt động kinh doanh quản lý khủng hoảng mới ở APAC và cung cấp các dịch vụ cũng như giải pháp của mình bao gồm các lĩnh vực sau: Tội phạm đặc biệt (Bắt cóc & đòi tiền chuộc, Tống tiền, Cướp, Cướp biển, Sơ tán chính trị), Khủng bố, Bạo lực chính trị, Tai nạn & Sức khỏe (bao gồm Tai nạn cá nhân, Đi công tác, Dự phòng, Thể thao & Giải trí) và Kẻ tấn công tích cực cho nhiều khách hàng đa quốc gia.
Trước khi chuyển đến Singapore, ông William đã lãnh đạo các hoạt động của WTW SCR tại APAC từ Luân đôn, phụ trách các nghiệp vụ bảo hiểm Tội phạm Đặc biệt, Tai nạn & Sức khỏe và Bắn súng Tích cực. Ông có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và triển khai các chương trình bảo hiểm toàn cầu giúp các tổ chức đáp ứng nghĩa vụ chăm sóc của họ đối với nhân viên và khách hàng, kết hợp ứng phó khủng hoảng hiệu quả, bồi thường và bao gồm cả tư vấn bảo mật trước sự cố.
Nhóm Quản lý Khủng hoảng, nằm trong bộ phận Môi giới & Rủi ro Doanh nghiệp của WTW, vượt xa việc bảo vệ nhân viên của công ty khỏi các sự kiện bắt cóc, đòi tiền chuộc và khủng bố truyền thống để giải quyết nhiều rủi ro hơn ảnh hưởng đến an ninh và phúc lợi của nhân viên và tổ chức. Qua đó nhằm cung cấp cho các công ty một phản ứng hợp lý và phối hợp thông qua trung tâm điều phối sự cố 24/7 của WTW, Alert:24, hỗ trợ doanh nghiệp từ điểm xảy ra sự cố thông qua quy trình khiếu nại và hơn thế nữa. Thông qua hỗ trợ 360 độ, các tổ chức sẽ có thể bảo vệ nhân viên, danh tiếng và giá trị của cổ đông.
Mùa bão 2022 hoạt động tích cực ở Đại Tây Dương
(INN) – Viện Thông tin Bảo hiểm Hoa Kỳ (III) đã đánh dấu sự kết thúc của mùa bão Đại Tây Dương năm nay, ghi nhận cường độ của mùa bão này như một lời nhắc nhở đối với những cư dân có nguy cơ rủi ro để đảm bảo họ được bảo vệ trước những tổn thất có thể xảy ra.
Mùa bão năm nay kéo dài từ ngày 1 tháng 6 đến ngày 30 tháng 11, chứng kiến 8 trong số 14 cơn bão được đặt tên hình thành thành bão, trong đó Fiona và Ian đạt cường độ cấp bốn.
III cho biết sự hoạt động của mùa bão “sẽ đóng vai trò như một lời nhắc nhở” đối với cư dân sống ở các vùng Vịnh và Bờ Đông của Hoa Kỳ và các vùng lãnh thổ Caribe để đảm bảo họ có đủ biện pháp bảo vệ tài chính và thể chất cho các thảm họa tương tự trong tương lai.
Giám đốc điều hành III Sean Kevelighan cho biết: “Với tư cách là đơn vị ứng phó tài chính đầu tiên của quốc gia, các công ty bảo hiểm đã giúp khách hàng của họ phục hồi về mặt kinh tế sau tác động của một mùa bão gây thiệt hại khác vào năm 2022.
“Thiệt hại trên diện rộng mà Florida đã trải qua sau các cơn bão Ian và Nicole đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc được bảo vệ tài chính khỏi những tổn thất thảm khốc và điều đó bao gồm việc có đủ mức bảo hiểm tài sản và bảo hiểm lũ lụt.”
Bão Ian, đổ bộ vào Florida và Nam Carolina vào cuối tháng 9, được ước tính là một trong những thảm họa thiên nhiên tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, gây ra triều cường, gió lớn và lũ lụt khiến hơn 150 người thiệt mạng.
Ông Kevelighan cũng lưu ý “mức độ lũ lụt lịch sử” ở các khu vực ven biển và “khắp các cộng đồng nội địa” là những rủi ro chính.
Nhà khoa học nghiên cứu tại Khoa Khoa học Khí quyển tại Đại học Bang Colorado và học giả không thường trú III Phil Klotzbach lưu ý rằng không có cơn bão nào được đặt tên vào tháng 8 lần đầu tiên kể từ năm 1997.
Ông nói: “Điều bất ngờ lớn nhất của mùa bão Đại Tây Dương năm 2022 là tháng 8 không có hoạt động bão nào được đặt tên”.
Swiss Re ước tính thiệt hại thảm họa toàn cầu là 115 tỷ USD
(INN) – Swiss Re ước tính tổn thất được bảo hiểm hàng năm năm 2022 trên toàn cầu do thiên tai gây ra đã vượt quá 115 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức trung bình của thập kỷ là 81 tỷ USD.
Công ty tái bảo hiểm cho biết năm 2022 đánh dấu năm thứ hai liên tiếp tổn thất được bảo hiểm vượt quá 100 tỷ USD, tiếp tục xu hướng tăng trung bình 5-7% hàng năm trong thập kỷ qua.
Bão Ian – cơn bão cấp 4 – là sự kiện thời tiết tốn kém nhất, với thiệt hại ước tính từ 50 tỷ USD đến 65 tỷ USD.
Swiss Re dự báo bão Ian, tấn công Hoa Kỳ vào tháng 9, là sự kiện tổn thất được bảo hiểm đắt đỏ thứ hai được ghi nhận, sau cơn bão Katrina năm 2005.
Công ty tái bảo hiểm cũng lưu ý lũ lụt ở Queensland và NSW là thảm họa thiên nhiên tốn kém nhất trong lịch sử Úc, gây thiệt hại 4 tỷ USD.
Ông Martin Bertogg, Trưởng bộ phận rủi ro thảm họa của Swiss Re cho biết: “Các sự kiện thời tiết cực đoan đã dẫn đến tổn thất được bảo hiểm cao vào năm 2022, tạo cơ sở cho rủi ro gia tăng và lan rộng ở mọi châu lục.
“Phát triển đô thị, tích lũy của cải ở những khu vực dễ bị thiên tai, lạm phát và biến đổi khí hậu là những yếu tố chính tác động, biến thời tiết khắc nghiệt thành tổn thất do thiên tai ngày càng gia tăng.”
Swiss Re ước tính các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm đã bồi thường khoảng 45% thiệt hại kinh tế trong năm nay, điều này cho thấy “khoảng cách bảo vệ lớn trên toàn thế giới”.
Công ty tái bảo hiểm ghi nhận việc ngành bảo hiểm đã quản lý rủi ro thảm họa tự nhiên nhưng cho biết các con số của năm nay cho thấy “cần phải áp dụng một cách tiếp cận hướng tới tương lai hơn” đối với các rủi ro thứ cấp ngày càng tốn kém hơn như lũ lụt và mưa đá.
Cải thiện giá phí giúp các công ty tái bảo hiểm tăng trưởng phí bảo hiểm 13%
(INN) – Trong bản đánh giá tài chính mới nhất của mình về ngành tái bảo hiểm, Gallagher Re cho biết các công ty tái bảo hiểm đã đạt mức tăng trưởng phí bảo hiểm trung bình 13% trong 9 tháng tính đến tháng 9, được hỗ trợ bởi việc cải thiện giá cho các nghiệp vụ bảo hiểm thương mại và hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
25 công ty tái bảo hiểm được theo dõi bởi báo cáo của Gallagher Re cũng công bố kết quả đánh giá rủi ro tốt, mặc dù tỷ lệ kết hợp trung bình là 96,9%, tăng nhẹ so với 95,5% một năm trước đó.
Gallagher Re cho biết: “Mức lợi nhuận trong 9 tháng được hỗ trợ bởi mức tăng trưởng phí bảo hiểm tiếp tục ở mức hai con số, hoạt động tổn thất do thảm họa thiên nhiên thấp hơn một chút, ngay cả khi chịu tác động của cơn bão Ian… và tỷ lệ chi phí giảm”.
Các công ty tái bảo hiểm toàn cầu có mức tăng phí bảo hiểm mạnh nhất là 18,2%, dẫn đầu là Hannover Re (28,9%), Munich Re (25,9%) và Scor. Họ được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng trong kinh doanh tái bảo hiểm cố định và cấu trúc truyền thống, đồng thời cũng được hưởng lợi từ đồng đô la Mỹ mạnh hơn.
Tuy nhiên, đối với quý tháng 9, tổn thất gia tăng trong kỳ đã dẫn đến tỷ lệ kết hợp trung bình tăng 3,3% lên 102,1% so với một năm trước đó.
Swiss Re và MS&AD đã báo cáo sự suy giảm đáng kể nhất trong các tỷ lệ kết hợp của họ, chủ yếu xuất phát từ hoạt động tổn thất do thảm họa tự nhiên bao gồm Bão Ian và dự trữ tăng liên quan đến lạm phát kinh tế và xã hội.
Gallagher Re cho biết vào thời điểm 9 tháng, xu hướng tăng tỷ lệ liên quan đến lạm phát chi phí tổn thất vẫn là tiêu điểm chính, đặc biệt đối với các nghiệp vụ cá nhân được nhiều người coi là cần cải thiện giá phí.
Tốc độ tăng phí bảo hiểm thương mại chậm lại là một yếu tố đáng lo ngại cũng như tổn thất do đầu tư và tổn thất do thảm họa thiên nhiên cao hơn dự kiến.
BTV (Tổng hợp).