TIÊU ĐIỂM BẢO HIỂM TUẦN 07

BIC lần đầu tham gia CLB 500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; Manulife đạt thu nhập ròng 7,1 tỷ đô la Canada; Sun Life áp dụng hệ thống xử lý và phát hành hợp đồng tự động

Tin tổng hợp bảo hiểm tuần 7

  1. Tin trong nước
  2. Tin bồi thường, tổn thất

Công ty may ở Bình Dương bị lửa bao trùm lúc nửa đêm

(PLO) – Ngọn lửa lan nhanh và bao trùm khu vực nhà xưởng rộng lớn, hàng trăm cán bộ chiến sĩ được huy động để dập lửa.

Ngày 22-2, vụ cháy lớn xảy ra tại một công ty chuyên may mặc có địa chỉ tại phường Thái Hòa (thị xã Tân Uyên, Bình Dương), đã được dập tắt hoàn toàn. Tuy nhiên khoảng gần 1000 m2 nhà xưởng cùng nhiều tài sản đã bị lửa thiêu rụi.

Theo cơ quan công an, khuya ngày 21-2 vụ cháy bất ngờ bùng phát tại kho chứa vải của công ty nói trên. Do trong khu vực này đều chứa nhiều chất dễ cháy nên ngọn lửa lan nhanh.

Người dân gần đó hốt hoảng vì sợ lửa cháy lan. Giữa đêm khuya, ngọn lửa lớn bốc cao đỏ rực một góc trời.

Hàng chục phương tiện chữa cháy, cùng 100 cán bộ chiến sĩ được huy động đến hiện trường dập lửa.

Lực lượng chữa cháy đã tiếp cận nhiều hướng, khống chế không để ngọn lửa lan sang các khu vực khác. Thời gian ngắn sau đó, ngọn lửa cơ bản được khống chế, đến sáng 22-2 lửa được dập tắt hoàn toàn.

Rất may vụ cháy không gây thiệt hại về người, tuy nhiên khu nhà xưởng rộng gần ngàn mét vuông và nhiều tài sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nguyên nhân vụ cháy đang được điều tra làm rõ.

  1. Một vòng doanh nghiệp

2021: BIC lần đầu tham gia Câu lạc bộ 500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế

(BIC) – Ngày 18/02/2022, tại Hà Nội, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2021 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2022.

Báo cáo trước Hội nghị về kết quả kinh doanh năm 2021, Ông Trần Hoài An – Tổng Giám đốc BIC cho biết, năm qua, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, với nỗ lực của toàn hệ thống và những giải pháp hiệu quả, BIC đã có một năm kinh doanh thành công, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch. Cụ thể, tổng doanh thu phí bảo hiểm Công ty mẹ đạt 2.885 tỷ đồng, tăng trưởng 12,6% so với năm trước, hoàn thành 102% kế hoạch năm. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 2.716 tỷ đồng, tăng trưởng 13,4% so với năm 2020, hoàn thành 103% kế hoạch năm. Kiên định với định hướng phát triển bền vững, các chỉ tiêu hiệu quả năm 2021 của BIC cũng tiếp tục đạt kết quả ấn tượng. Tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế năm 2021 lần đầu tiên vượt mốc 500 tỷ đồng, tăng trưởng 33,8% so với năm trước, hoàn thành 172% kế hoạch năm. Đặc biệt, năm 2021, BIC tiếp tục có lãi cao từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Bên cạnh kết quả kinh doanh tốt, năm 2021, BIC cũng ghi dấu ấn ở các mặt hoạt động khác như: được A.M. Best tái khẳng định xếp hạng tín nhiệm B++; được vinh danh với nhiều danh hiệu, giải thưởng uy tín như Top 10 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín nhất Việt Nam, Top 100 Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam… Đặc biệt, năm 2021, lần đầu tiên thương hiệu BIC được Forbes Việt Nam định giá ở mức 10 triệu đô la Mỹ, đứng thứ 3 tại thị trường bảo hiểm Việt Nam (bao gồm cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ).

Năm 2022, song song với việc tiếp tục theo đuổi mục tiêu hiệu quả hoạt động, BIC sẽ nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng quy mô doanh thu phí bảo hiểm. Theo đó, BIC sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp như: kiện toàn cơ cấu tổ chức phù hợp hơn với thực tế và định hướng kinh doanh; đầu tư phát triển các sản phẩm, kênh phân phối bán lẻ; nâng cao chất lượng dịch vụ trước, trong và sau bán hàng; mở rộng mạng lưới kinh doanh tại các địa bàn trọng điểm… Đặc biệt, với định hướng Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV đặt ra cho hoạt động của BIC “Đổi mới, Sáng tạo, Phát triển bền vững”, BIC sẽ tiếp tục chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện nhằm tạo sự bứt phá cho hoạt động kinh doanh trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Ông Phan Đức Tú – Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV đánh giá rất cao những thành tựu mà BIC đã đạt được trong năm 2021: Doanh thu, lợi nhuận đạt mốc chưa từng có; mạng lưới kinh doanh tiếp tục được mở rộng với hơn 27 công ty thành viên; công tác quản trị ngày càng bài bản, trọng tâm, trọng điểm, quyết liệt; đời sống của hơn 1.100 lao động được đảm bảo trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Định hướng hoạt động cho BIC trong các năm tới, Ông Phan Đức Tú nhấn mạnh, hoạt động bảo hiểm của BIC là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái BIDV, là hoạt động của BIDV và làm giàu thêm hệ sinh thái BIDV. BIC cần xây dựng chiến lược phát triển tới năm 2025 với tâm thế, tư duy mới cùng khát vọng thay đổi mạnh mẽ hơn; chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, chăm sóc, phục vụ khách hàng, hoàn thiện chất lượng công tác giám định bồi thường, phát triển công nghệ, đẩy mạnh số hóa toàn diện; xây dựng, khẳng định thương hiệu, hình ảnh, vị thế trong ngành bảo hiểm, thị trường chung, trong hệ thống BIDV cũng như tại từng địa phương; hoàn thiện cơ chế thu nhập cũng như đảm bảo sức khỏe cho người lao động trong thời kỳ dịch bệnh; tận dụng nhiều hơn nữa sức mạnh của cổ đông chiến lượng FairFax, đặc biệt về công nghệ, kinh nghiệm quản trị, sản phẩm hiện đại.

Thay mặt BIC tiếp thu các chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV Phan Đức Tú, Ông Trần Xuân Hoàng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIC khẳng định, tập thể BIC sẽ tiếp tục nỗ lực giữ vững vị thế là một trong những trụ cột kinh doanh chính của hệ thống BIDV, phấn đấu lọt vào Top 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu về thị phần, tiếp tục đứng trong Top 3 nhà bảo hiểm đứng đầu về tỷ suất sinh lời vào năm 2025. Đối với kế hoạch năm 2022, BIC sẽ tiếp tục kiên định với mục tiêu hiệu quả và phát triển bền vững; tiết kiệm, tối ưu hóa chi phí kinh doanh, xây dựng đề án quản trị chi phí hiệu quả; phục vụ tốt hơn các khách hàng của BIDV; đẩy mạnh chuyển đổi số, gia tăng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao; rà soát cơ chế thu nhập, tạo động lực mạnh hơn nữa cho cán bộ để phát triển hoạt động kinh doanh.

Trong khuôn khổ Hội nghị tổng kết năm 2021, BIC cũng đã tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa bao gồm Gala phát động kế hoạch kinh doanh năm 2022 và Lễ trao giải Sao Kim năm 2021 cho các cá nhân, tập thể xuất sắc nhất trong năm của hệ thống, Hội nghị Bán lẻ cùng các hội thảo trao đổi chính sách nghiệp vụ, kinh doanh cho năm 2022. Các chương trình đã góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, thổi bùng ngọn lửa quyết tâm của hệ thống BIC, sẵn sàng đương đầu và gặt hái những thành công trong năm 2022 nhiều khó khăn, thách thức.

PJICO triển khai công tác kinh doanh năm 2022 và tổ chức thành công Hội nghị người lao động  

(PJICO) – Hội nghị triển khai công tác kinh doanh năm 2022 được PJICO tổ chức ngay từ những ngày đầu xuân sau kỳ nghỉ Tết Nhâm Dần theo hình thức trực tiếp tại Văn phòng Tổng công ty và trực tuyến đến 63 điểm đầu cầu toàn quốc.

Theo đó, sau khi nghe Tổng Giám đốc báo cáo Tổng kết kết quả kinh doanh năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022, Ông Trần Ngọc Năm – UV HĐQT, PTGĐ phụ trách Petrolimex kiêm Chủ tịch HĐQT PJICO biểu dương những thành tích PJICO đạt được trong năm 2021, đồng thời gợi mở định hướng và giao nhiệm vụ kinh doanh năm 2022.

Năm 2022, dự báo diễn biến dịch bệnh Covid-19 tiếp tục còn phức tạp, gây khó khăn cho nền kinh thế giới và Việt Nam, thị trường bảo hiểm trong nước ngày càng cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, HĐQT đặt ra thách thức, giao kế hoạch doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng trưởng 10% – 12% so với thực hiện năm 2021, lợi nhuận trước thuế đạt tối thiểu 250 tỷ đồng, mức chi trả cổ tức 12%.

Với kế hoạch được giao năm 2022, PJICO định hướng sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh một cách mạnh mẽ trên cơ sở tiếp tục kiên định với mục tiêu tăng trưởng bền vững, hiệu quả, tập trung phát triển, ứng dụng và chuyển đổi công nghệ số hóa vào các quy trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tạo nền tảng, khởi đầu vững chắc cho một giai đoạn mới.

Trong năm 2021, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đối mặt với thách thức lớn từ dịch bệnh Covid-19 và tình trạng giãn cách kéo dài, tuy nhiên, PJICO đã vượt qua khó khăn, ghi nhận hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất, có lợi nhuận ở mức cao nhất trong hơn 26 năm hoạt động, cụ thể, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 436,8 tỷ đồng, tăng trưởng gấp 2 lần so với năm 2020, được nhà xếp hạng tài chính quốc tế A.M.Best nâng hạng tín nhiệm quốc tế lên B++, qua đó, khẳng định uy tín và năng lực tài chính luôn nằm trong TOP đầu doanh nghiệp bảo hiểm uy tín. Đối với công tác phòng chống dịch Covid-19, PJICO thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn phòng chống dịch, chủ động có biện pháp tiêm phòng vacxin cho CBNV toàn hệ thống, ngoài ra, người lao động luôn được đảm bảo công việc và thu nhập ổn định.

Cũng trong năm 2021, PJICO đã phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 25% để tăng vốn điều lệ lên 1.109 tỷ đồng. Việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp tăng cường năng lực tài chính và tăng sức mạnh cạnh tranh hiện tại của PJICO khi tham gia các dự án đấu thầu lớn trên thị trường.

Tại Hội nghị, các Phòng/Ban cùng các đơn vị tập trung phân tích, đánh giá những mặt còn hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thành kế hoạch kinh doanh do HĐQT giao năm 2022. Bên cạnh đó, Tổng Công ty cũng có những khen thưởng kịp thời tới các tập thể/cá nhân xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh năm 2021.

PTI ký kết hợp tác với MEDLATEC Group

(PTI) – Sáng ngày 16 tháng 2 năm 2022, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) cùng Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ MEDLATEC Group (MEDLATEC Group) thuộc tập đoàn MED-Group đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, cùng chia sẻ tầm nhìn và mang đến những trải nghiệm chăm sóc sức khỏe tối ưu cho khách hàng. Buổi lễ có sự tham dự của ông Bùi Xuân Thu – Tổng giám đốc PTI và ông Nguyễn Trí Anh – Tổng Giám đốc Tập đoàn MED-Group.

Theo thỏa thuận, MEDLATEC Group sẽ trở thành đại lý phân phối các sản phẩm bảo hiểm của PTI tới khách hàng, trọng tâm là sản phẩm bảo hiểm con người. Hai bên cam kết không chỉ nghiên cứu đóng gói các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng mà còn ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm giảm thiểu quy trình bồi thường, mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Ngoài ra, hai bên chú trọng nâng cấp toàn diện và đẩy mạnh công tác dịch vụ bảo lãnh viện phí uy tín cho khách hàng của PTI thông qua Hệ thống Y tế MEDLATEC (05 cơ sở khám chữa bệnh, 23 chi nhánh, 26 văn phòng và 45 điểm thu gom mẫu xét nghiệm trên toàn quốc). Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại hàng đầu, MEDLATEC Group cam kết trở thành cầu nối đáng tin cậy giữa khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm là PTI.

Tổng giám đốc MED Group – ông Nguyễn Trí Anh cho biết việc hai bên hợp tác chiến lược đã khẳng định thêm uy tín, hình ảnh và lợi ích của hai bên, thỏa thuận này sẽ mang lại cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, đặc biệt khi tình hình dịch bệnh COVID vẫn đang diễn biến khó lường. Đánh giá cao sự hợp tác lần này, Tổng giám đốc PTI – ông Bùi Xuân Thu cũng nhận định mạng lưới của MEDLATEC sẽ hỗ trợ PTI rất nhiều trong việc đa dạng hóa các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và kênh phân phối nhằm đem đến cho khách hàng và cộng đồng những sản phẩm bảo hiểm thiết thực và chất lượng dịch vụ chuẩn mực.

Được biết, Hệ thống Y tế MEDLATEC có tiền thân là Phòng Xét nghiệm lâm sàng tổng hợp thành lập ngày 6/3/1996, lấy hoạt động khám chữa bệnh phục vụ cộng đồng là mũi nhọn. Tập đoàn MED Group được định hướng phát triển đa dạng các lĩnh vực bao gồm: Y tế (MEDLATEC); Dược phẩm (MEDAZ Pharma); Trang thiết bị y tế (MEDAZ); Văn hóa (MEDDOM); Xây dựng (MEDICONS); Công nghệ và dịch vụ y tế số (MED-ON), Công nghệ thông tin (MEDCOM). Với sứ mệnh mang giá trị cốt lõi là sản phẩm và dịch vụ được cộng đồng phía Bắc thừa nhận cùng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi tới người dân cả nước được thụ hưởng các dịch vụ y tế tiên tiến, MEDLATEC ngày càng mở rộng chuỗi văn phòng phủ khắp nội ngoại thành Hà Nội và các chi nhánh trên toàn quốc.

Trong khi đó, sau hơn 23 năm năm hoạt động và phát triển, PTI hiện đang là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đứng thứ 3 trên thị trường, đứng thứ 2 về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho người dân. Với các sản phẩm có mức phí cạnh tranh cùng chất lượng dịch vụ uy tín, PTI luôn chú trọng vào việc đặt sự an toàn và sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu.

Sun Life áp dụng hệ thống xử lý và phát hành hợp đồng tự động – Sun Express

(TBTCO) – Chỉ chưa đầy 30 phút, khách hàng sẽ có thể nhận ngay bộ hợp đồng bảo hiểm để bảo vệ an toàn tài chính bản thân và gia đình.

Sun Life vừa chính thức triển khai hệ thống xử lý và phát hành hợp đồng tự động – Sun Express cho toàn bộ các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi tiến hành nộp trực tuyến. Hệ thống này được áp dụng là bước ngoặt mới trong việc mang đến trải nghiệm nhanh nhất cho cả khách hàng, tư vấn tài chính và nhân viên. Sun Express sẽ đẩy nhanh tốc độ xử lý phát hành bộ hợp đồng một cách chính xác và bảo vệ kịp thời cho khách hàng.

Tổng giám đốc Sun Life Việt Nam Luc Nhon Ly cho biết: “Trải qua hơn 26 năm hoạt động ở các thị trường bảo hiểm khác nhau, tôi rất thấu hiểu mong muốn của khách hàng cần những thủ tục đơn giản và tiện lợi khi tham gia bảo hiểm. Với Sun Express, chỉ trong 30 phút khách hàng sẽ có ngay bộ hợp đồng bảo hiểm để được bảo vệ tài chính một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả”.

Việc đưa hệ thống Sun Express vào ứng dụng không chỉ cải thiện hành trình trải nghiệm cho khách hàng, quá trình này còn giúp tiết kiệm thời gian, mang lại hiệu quả cho các bên. Sun Express giúp công ty tối ưu hóa nguồn lực trong các khâu kiểm tra chứng từ, thông tin khách hàng, thẩm định hồ sơ… Đồng thời, hệ thống này giúp đội ngũ tư vấn tài chính/nhân viên tại điểm giao dịch và khách hàng chỉ thao tác một lần trên ứng dụng nộp hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, phí bảo hiểm được thanh toán trực tuyến hoặc chuyển khoản thông qua các kênh thanh toán điện tử khác; toàn bộ quá trình kiểm tra, xử lý thông tin, thẩm định sức khỏe và phát hành hợp đồng bảo hiểm sẽ được hệ thống thực hiện tự động. Tính chính xác thông tin của bộ hợp đồng bảo hiểm được đảm bảo do Sun Life áp dụng quy trình quản trị rủi ro nghiêm ngặt bằng việc kiểm tra xác suất ngẫu nhiên những hợp đồng đã phát hành tự động trước khi gửi thông báo đến khách hàng.

Sun Express sẽ được triển khai cho các hồ sơ yêu cầu bảo hiểm thỏa mãn các điều kiện: Bộ hồ sơ được tư vấn tài chính, nhân viên tại điểm giao dịch nộp qua ứng dụng hồ sơ trực tuyến SunSmart. Hình ảnh chứng từ nhân thân của khách hàng rõ chi tiết. Phí bảo hiểm được thanh toán trực tuyến, chuyển khoản, thông qua các kênh thanh toán điện tử có liên kết với Sun Life (Sun Way và ACB). Bộ hồ sơ có đầy đủ thông tin, chứng từ và thỏa điều kiện thẩm định tự động của Sun Life.

AIA Việt Nam tổ chức ngày hội trực tuyến trên website đánh dấu cột mốc 22 năm hoạt động

(ĐTCK) – AIA Việt Nam đánh dấu cột mốc 22 năm đồng hành nâng tầm cuộc sống người Việt bằng nỗ lực sáng tạo của mình với hàng loạt các hoạt động lan toả cảm hứng sống mạnh mẽ tới từng cá nhân và cả cộng đồng.

Trong đó, tâm điểm là “Ngày hội trực tuyến Mạnh mẽ Việt Nam” ngày 22/02/2022, khuyến khích từng người khơi bật phiên bản phi thường của chính mình để trở thành nguồn cảm hứng sống tích cực cho người khác.

Ngày hội này sẽ được tổ chức dưới hình thức trực tuyến trên website của AIA Việt Nam vào 18h ngày 22/2/2022, với nhiều hoạt động hấp dẫn, xem và tương tác với những nhân vật thật và câu chuyện thật trên quầy thông tin; tương tác và nhận điểm thưởng tích lũy để đổi quà qua các hoạt động và trò chơi thú vị; tham gia “Trò chơi con mực” phiên bản AIA với các câu hỏi liên quan đến sức khỏe Thể chất – Tài chính…

Chẳng hạn, tại quầy thông tin nổi bật như 100 giờ chinh phục Sơn Đoòng có tổng trị giá giải thưởng lên đến 700 triệu đồng, Săn cự ly đổi cây xanh người tham dự sẽ có cơ hộibốc thăm trúng thưởng 5 đồng hồ Garmin.

Ngoài ra, người tham dự còn có thể tích luỹ điểm năng lượng để săn vật phẩm và giành giải thưởng… với nhiều phần quà giá trị, hơn 25.000 vật phẩm giá trị lên tới 3 tỷ đồng.

Người tham dự còn có cơ hội tiếp xúc và lắng nghe những chia sẻ từ những câu chuyện truyền cảm hứng bởi những con người hết sức bình dị, từ ngôi sao bóng đá thế giới người Anh David Beckham, từ đội bóng Tottenham (Spur) và từ các KoLs nổi tiếng…

Theo Tổng giám đốc AIA Việt Nam – ông Wayne Besant: “Không chỉ nỗ lực mang lại các giải pháp tài chính ưu việt cho khách hàng, chúng tôi mong muốn góp phần tăng nhận thức, tạo thói quen sống lành mạnh cả thể chất lẫn tinh thần. Tôi hy vọng chuỗi hoạt động này, mà trong đó Ngày hội trực tuyến Mạnh mẽ Việt Nam là tâm điểm, sẽ tạo dấu ấn, lan tỏa cảm hứng và trải nghiệm thú vị cho khách hàng, hình thành một phong cách sống mới đầy mạnh mẽ cho tất cả chúng ta cùng vươn lên sau đại dịch”.

Home Credit bắt tay MSIG mở rộng quyền lợi bảo hiểm, tài chính toàn diện

(ĐTCK) – Home Credit B.V. (Home Credit) và MSIG vừa công bố thỏa thuận hợp tác chiến lược về bảo hiểm tại ba thị trường trong khu vực gồm Việt Nam, Philippines và Indonesia, với mục tiêu đơn giản hóa dịch vụ bảo hiểm và đưa bảo hiểm tiếp cận gần hơn với khách hàng.

Thỏa thuận này sẽ cho phép MSIG tận dụng mạng lưới phân phối rộng lớn của Home Credit trong khu vực, nhằm tăng cường chất lượng phục vụ khách hàng mua bảo hiểm tại ba thị trường khác nhau.

Thông qua việc hợp tác trong mảng bán lẻ và phát triển sản phẩm, Home Credit và MSIG cùng hướng tới việc tăng cường mức tiếp cận của bảo hiểm bán lẻ tại ba thị trường chính thuộc khu vực Đông Nam Á, nơi nhu cầu về bảo hiểm bán lẻ ngày càng gia tăng nhanh chóng.

Bảo hiểm Nhà cửa của MSIG hiện đã sẵn sàng triển khai cho những khách hàng của Home Credit tại Đông Nam Á, với những chương trình thí điểm cùng các sáng kiến được liên tục đưa ra nhằm mở rộng các hình thức bảo hiểm mới trong tương lai.

MSIG sẽ thiết kế các giải pháp bảo hiểm, đảm bảo phù hợp nhất với nhu cầu của những tệp khách hàng có thu nhập từ thấp tới trung bình tại từng thị trường riêng lẻ trong khu vực.

Sự hợp tác này cũng giúp gia tăng vị thế của Home Credit trong việc phối hợp với nhiều đối tác bán lẻ và thương mại điện tử trong khu vực.

Chỉ riêng trong một quý, Home Credit đã xét duyệt tới nửa triệu khoản vay thông qua ứng dụng di động thông minh trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể lựa chọn thêm gói bảo hiểm thiết bị mới được triển khai.

Home Credit cho biết, sẽ phân phối các chương trình bảo hiểm này trên các nền tảng: sàn thương mại điện tử, ứng dụng di động và 42.000 điểm bán ở mọi tỉnh thành trên toàn quốc.

Các chương trình bảo hiểm sẽ được tiếp thị cùng các gói bảo trợ có sẵn của Home Credit.

PJICO (PGI) đặt mục tiêu lợi nhuận đạt tối thiểu 250 tỷ đồng cho năm 2022

(ĐTCK) – HĐQT Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) đã đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2022 với chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng trưởng 10 – 12% so với thực hiện năm 2021, lợi nhuận trước thuế đạt tối thiểu 250 tỷ đồng, cổ tức 12%.

Năm 2021, PJICO đạt tổng doanh thu hoạt động kinh doanh ở mức 3.833 tỷ đồng, trong đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc ước đạt 3.231 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2021 ước đạt 350 tỷ đồng, hoàn thành 173% kế hoạch và tăng trưởng gấp 1,6 lần so với 2020. Đây là mức lợi nhuận cao nhất của trong hơn 26 năm hoạt động.

Năm 2021 mặc dù tăng trưởng doanh thu chậm lại, nhưng cũng như một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ khác, lợi nhuận của PJICO vẫn tăng trưởng mạnh mẽ nhờ lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm cải thiện, tỷ lệ bồi thường và tỷ lệ kết hợp trong 2021 đều ở mức thấp chưa từng có do không có/hoãn yêu cầu bồi thường trong giai đoạn giãn cách xã hội….

Với kế hoạch được giao năm 2022, PJICO định hướng sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh một cách mạnh mẽ trên cơ sở tiếp tục kiên định với mục tiêu tăng trưởng bền vững, hiệu quả, tập trung phát triển, ứng dụng và chuyển đổi công nghệ số hóa vào các quy trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tạo nền tảng, khởi đầu vững chắc cho một giai đoạn mới.

Trước đó, cuối tháng 1/2022, PJICO đã nhận được văn bản của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về hồ sơ thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa của PJICO tăng lên mức 100%, từ mức 49% hiện tại. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài không còn gặp hạn chế về room ngoại khi đầu tư mua cổ phần doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ này.

Kế hoạch nới room ngoại lên tối đa đã được thông qua từ cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của PJICO. Lãnh đạo Công ty khi đó cho biết, mục đích nới room là nhằm tăng cường tính thanh khoản của cổ phiếu PGI, đảm bảo lợi ích của các cổ đông, nhà đầu tư.

Hãng bảo hiểm này đang có 3 cổ đông lớn gồm Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với tỷ lệ sở hữu 40,95% vốn, Vietcombank sở hữu 8,03% và Samsung Fire & Marine Insurance sở hữu 20%.

  1. Nhịp đập thị trường

Việt Nam trở thành thành viên thứ 8 của Công cụ Bảo hiểm rủi ro thiên tai Đông Nam Á

(TBTCO) – Việt Nam vừa trở thành thành viên thứ 8 của Công cụ Bảo hiểm rủi ro thiên tai Đông Nam Á (SEADRIF). Bằng việc tham gia nền tảng hợp tác này, Việt Nam sẽ được tiếp cận các nguồn lực khu vực và quốc tế để tăng cường khả năng sẵn sàng về tài chính ứng phó với rủi ro thiên tai.

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, ngày 10/2, Bộ Tài chính Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ để trở thành thành viên thứ 8 của Công cụ Bảo hiểm rủi ro thiên tai Đông Nam Á (SEADRIF) bao gồm các quốc gia: Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Singapore và Nhật Bản và Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi là đại diện Bộ Tài chính Việt Nam trong Hội đồng thành viên SEADRIF.

SEADRIF là sáng kiến đầu tiên tại châu Á về cơ chế tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai vùng, được thành lập với sự phê duyệt của Chính phủ các nước ASEAN+3 (bao gồm các nước thành viên ASEAN và 3 nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) và sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, nhằm tăng cường năng lực tự cường tài chính đối với rủi ro thiên tai và khí hậu trong khu vực ASEAN.

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh: “Tăng cường khả năng sẵn sàng về tài chính cho ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai là một trong những ưu tiên của Chính phủ trong việc bảo vệ thành quả phát triển của đất nước và hạnh phúc của người dân. Việc tham gia vào các cơ chế hợp tác khu vực và quốc tế như SEADRIF sẽ giúp Việt Nam tăng cường năng lực và khả năng ứng phó với các tác động thiên tai bằng các công cụ tài chính mới. Đồng thời, Việt Nam cũng khẳng định vai trò thành viên tích cực và có trách nhiệm cùng với các thành viên ASEAN+3 và các đối tác phát triển trong nỗ lực chung ứng phó với rủi ro thiên tai toàn cầu và khu vực”.

Việt Nam là nước chịu nhiều ảnh hưởng từ thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, gây thiệt hại đáng kể đối với các cộng đồng dân cư và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế quan trọng. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế tài chính để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai bao gồm các công cụ ngân sách, ngoài ngân sách và các công cụ thị trường khác. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần có thêm các công cụ hiệu quả, đặc biệt là các công cụ tài chính để ứng phó với các tác động ngày càng gia tăng từ biến đổi khí hậu.

Với việc tham gia SEADRIF, Việt Nam sẽ tiếp cận các giải pháp kỹ thuật, tài chính của khu vực và quốc tế giúp tăng cường khả năng bảo vệ tài chính quốc gia và người dân trước những cú sốc về thiên tai và khí hậu.

Tham gia SEADRIF, nước thành viên nhận được hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực bảo vệ ngân sách nhà nước, bảo vệ tài chính đối với tài sản công, lập mô hình rủi ro và quản lý rủi ro, phát triển thị trường bảo hiểm trong nước, đổi mới công nghệ và sản phẩm tài chính.

Việt Nam cũng có thể thông qua SEADRIF để tiếp cận thị trường tài chính quốc tế với quy mô kinh tế rộng lớn hơn nhờ cơ chế chia sẻ rủi ro với các nước thành viên khác và tiếp cận các nguồn hỗ trợ tài chính tiềm năng từ các đối tác phát triển.

Bình luận về việc Việt Nam là thành viên thứ 8 của SEADRIF, ông Masato Kanda- Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản phụ trách về quốc tế và đồng Chủ tịch Hội đồng thành viên SEADRIF nhấn mạnh: “Chúng tôi hoan nghênh việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 8 của SEADRIF vào thời điểm quan trọng khi tất cả các nước thành viên SEADRIF đang đẩy mạnh thực hiện các biện pháp tài chính dự phòng để quản lý tác động ngày một tăng lên của rủi ro thiên tai và khí hậu. Chúng tôi mong muốn phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong việc ứng phó với các rủi ro trên thông qua khai thác các dịch vụ và sản phẩm phù hợp do SEADRIF cung cấp và thể hiện vai trò của Việt Nam trong xây dựng một khu vực ASEAN tự cường hơn nữa”.

  1. Bảo hiểm với cộng đồng

PTI tiếp tục bảo hiểm cho Cầu thủ, trọng tài tại các Giải Bóng đá chuyên nghiệp Quốc gia năm thứ 5 liên tiếp

(PTI) – Hà Nội, ngày 18/02/2022, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện (PTI) tiếp tục ký kết hợp tác cùng Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) nhằm trang bị bảo hiểm cho toàn bộ cầu thủ, trọng tài tại các Giải Bóng đá chuyên nghiệp quốc gia (BĐCN QG) 2022.

Đây là năm thứ 5 liên tiếp PTI đồng hành cùng các cầu thủ, trọng tài, đem đến “tấm khiên” bảo vệ mặt tinh thần để các cầu thủ thi đấu cống hiến khi ra sân, đồng thời mang đến sự an tâm cho các trọng tài khi làm nhiệm vụ tại các trận đấu.

Việc các cầu thủ và trọng tài được trang bị gói bảo hiểm của PTI sẽ giúp các bên từ câu lạc bộ, bên chấn thương và bên gây chấn thương không rơi vào hoàn cảnh khó xử vì những khoản chi phí y tế lớn. Trong bốn mùa giải BĐCN QG từ 2018 đến 2021, Bảo hiểm PTI đã chi trả bảo hiểm cho hàng trăm vụ chấn thương của cầu thủ khi thi đấu tại hệ thống các Giải BĐCN Quốc gia với tổng số tiền bảo hiểm gần 10 tỷ đồng. Nhiều cầu thủ có đóng góp thành tích cho thành công của bóng đá Việt Nam đã được PTI chi trả hạn mức cao nhất là 300 triệu đồng cho các chi phí y tế tại các bệnh viện thể thao hàng đầu tại Châu Á.

Ông Đoàn Kiên – Phó Tổng giám đốc PTI chia sẻ “Bảo hiểm PTI luôn sẵn sàng đồng hành cùng với các cầu thủ, trọng tài trong thời điểm khó khăn khi không may gặp phải chấn thương, kịp thời chi trả các chi phí y tế cũng như có những sự hỗ trợ tốt nhất để các cầu thủ nhanh chóng phục hồi chấn thương. Qua nhiều năm đồng hành, tôi tin rằng sự hợp tác giữa Bảo hiểm PTI và VPF đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần tạo nền móng vững chắc cho các Giải BĐCN Quốc gia phát triển, từ đó có những đóng góp cho thành công chung của Bóng đá Việt Nam. PTI sẽ không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và sẽ tiếp tục có nhiều hơn những đóng góp cho sự phát triển của bóng đá Việt Nam”.

Ông Nguyễn Minh Ngọc – Phó Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty VPF cho biết: “Trang bị bảo hiểm cho toàn bộ cầu thủ, trọng tài tại hệ thống các Giải BĐCN QG là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đối với Công ty VPF – đơn vị quản lý, tổ chức, điều hành các Giải đấu. Công ty VPF rất trân trọng những đóng góp tích cực của Bảo hiểm PTI đối với hệ thống các Giải Bóng đá chuyên nghiệp quốc gia. Sự đồng hành của Bảo hiểm PTI cùng với Công ty VPF, trong việc xây dựng các chương trình bảo hiểm dành riêng cho các cầu thủ, trọng tài tại hệ thống các Giải Bóng đá chuyên nghiệp góp phần giúp các cầu thủ, trọng tài yên tâm cống hiến, chủ động phát triển sự nghiệp, các CLB được chia sẻ nỗi lo về mặt tài chính khi không may có cầu thủ gặp chấn thương. Mỗi mùa giải có gần 900 cầu thủ, trọng tài, giám sát được Bảo hiểm PTI bảo vệ, góp phần rất lớn cho thành công của các Giải đấu”.

Mùa giải BĐCN QG 2022 khởi tranh từ ngày 25/02/2022 đến ngày 20/11/2022, hiện đang rất được chờ đón với những trận cầu hấp dẫn sau gần một năm các sân cỏ thiếu vắng các trận cầu đỉnh cao do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Mùa giải 2022 sẽ có tổng cộng 325 trận đấu thuộc hệ thống ba giải đấu: Vô địch Quốc gia (V.League 1), Hạng Nhất Quốc gia (V.League 2) và Cúp Quốc gia. Bảo hiểm Bưu điện PTI tiếp tục chi trả cho các chi phí y tế phát sinh do chữa trị chấn thương trong thời gian tập luyện và thi đấu tại hệ thống các Giải BĐCN QG với số tiền bảo hiểm bảo vệ tối đa cho cầu thủ là 300 triệu đồng và trọng tài là 200 triệu đồng.

  1. Tin quốc tế

Giám đốc điều hành và Giám đốc tài chính Tập đoàn của Prudential làm việc tại trụ sở châu Á

(AIR) – Tập đoàn Prudential có trụ sở tại Vương quốc Anh đã thông báo rằng ban giám đốc của họ đang tiến hành tìm kiếm một Giám đốc điều hành Tập đoàn tại trụ sở Châu Á, do chủ trương tập trung trở lại vào hoạt động kinh doanh của công ty.

Giám đốc điều hành mới của Tập đoàn sẽ kế nhiệm ông Mike Wells, người cho biết có ý định nghỉ hưu vào cuối tháng 3 năm 2022.

Hội đồng quản trị đang tìm kiếm người thay thế ông Wells trong số các ứng viên nội bộ và bên ngoài.

Prudential cho biết trong một tuyên bố rằng tập trung vào các thị trường tăng trưởng của châu Á và châu Phi, hội đồng quản trị đã quyết định với sự chuyển đổi có quản lý của cơ cấu lãnh đạo, rằng vai trò của Giám đốc điều hành Tập đoàn và Giám đốc tài chính của Tập đoàn sẽ đặt tại Châu Á, nơi Prudential’s các doanh nghiệp lớn nhất, cơ quan quản lý của Tập đoàn và phần còn lại của đội ngũ quản lý cấp cao. Với việc hoàn thiện định vị chiến lược của Tập đoàn, giờ đây Tập đoàn có thể thực hiện các bước tiếp theo trong việc đơn giản hóa mô hình quản lý và hoạt động của mình.

Ông Wells gia nhập Tập đoàn vào năm 1995 và sau đó trở thành Giám đốc điều hành Tập đoàn vào năm 2015. Ông đã dẫn dắt Prudential thông qua việc chuyển đổi thành một doanh nghiệp tập trung vào Châu Á và Châu Phi, đồng thời thực hiện hai vụ sáp nhập chiến lược và đẩy nhanh sự phát triển của cơ sở cổ đông Châu Á thông qua đợt phát hành cổ phiếu thành công trên Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông.

Ông Mark FitzPatrick, hiện là Giám đốc tài chính và Giám đốc điều hành của Tập đoàn, sẽ trở thành Giám đốc điều hành tạm thời của Tập đoàn khi ông Wells từ chức. Ngoài việc lãnh đạo Tập đoàn và tiếp tục với tư cách COO, ông sẽ hỗ trợ Giám đốc điều hành sắp tới của Tập đoàn hoàn thành quá trình chuyển đổi. Sau đó, ông sẽ từ chức hội đồng quản trị và tiếp tục làm việc với công ty với tư cách là cố vấn trong một thời gian. Ông FitzPatrick đã yêu cầu hội đồng quản trị không xem xét ông cho vai trò Giám đốc điều hành Tập đoàn vĩnh viễn. Ông FitzPatrick là Giám đốc tài chính Tập đoàn của Prudential từ năm 2017, đảm nhận thêm vai trò COO vào năm 2019.

Ông Nic Nicandrou, Giám đốc điều hành Châu Á và Châu Phi, vẫn chịu trách nhiệm lãnh đạo tất cả các doanh nghiệp quản lý tài sản và bảo hiểm nhân thọ của Prudential trên khắp Châu Á và Châu Phi và sẽ tiếp tục tập trung vào hiệu quả hoạt động của họ. Ông Nicandrou làm việc tại trụ sở Châu Á và là Giám đốc điều hành Châu Á và Châu Phi từ tháng 7 năm 2017. Ông gia nhập Prudential với tư cách Giám đốc tài chính Tập đoàn vào năm 2009.

Đài Loan: Rủi ro bảo hiểm đối với Nga ước tính khoảng 5 tỷ đô la Mỹ

(AIR) – Cục Bảo hiểm thuộc Ủy ban Giám sát Tài chính Đài Loan (FSC) đã tiết lộ rằng mặc dù Đài Loan không có rủi ro trong bảo hiểm ở Ukraine, nhưng mức rủi ro ở Nga cao tới 147 tỷ Đài tệ (5,3 tỷ USD).

Với khả năng xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine đang gia tăng mạnh, FSC đang đánh giá mức độ rủi ro tài chính của Đài Loan đối với cả hai nước. Hãng tin Central News Agency đưa tin, tổng mức rủi ro ước tính khoảng 230 tỷ Đài tệ.

Đánh giá được thực hiện về mức độ rủi ro của Đài Loan trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán đối với hai nước.

Cục Ngân hàng của FSC cho biết tính đến cuối tháng 12 năm 2021, các khoản vay từ 38 ngân hàng của Đài Loan cho Nga khiến mức rủi ro tín dụng của họ lên tới 5,3 tỷ Đài tệ, trong khi mức rủi ro tín dụng của các ngân hàng đối với Ukraine là 6 triệu Đài tệ.

Cục Chứng khoán và Hợp đồng tương lai của FSC cho biết, các nhà đầu tư tư nhân phải chịu rủi ro thông qua việc mua lại chứng khoán và hợp đồng tương lai thông qua các quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Mức độ rủi ro của các nhà đầu tư tư nhân sử dụng các quỹ trong nước để đầu tư vào Nga được tính là 21,4 tỷ Đài tệ, trong khi rủi ro mà những nhà đầu tư sử dụng vốn nước ngoài phải đối mặt là 35,4 tỷ Đài tệ.

Rủi ro đối với các nhà đầu tư tư nhân sử dụng các quỹ trong nước để đầu tư vào Ukraine được tính là 5,08 tỷ Đài tệ, trong khi rủi ro mà những người sử dụng các quỹ ở nước ngoài phải đối mặt là 15 tỷ Đài tệ.

FWD mở rộng phạm vi bảo hiểm miễn phí biến chứng tiêm chủng ở Hồng Kông

(INA) – Bảo hiểm FWD đã kéo dài thời hạn bảo hiểm của bảo hiểm miễn phí biến chứng tiêm chủng đến ngày 30 tháng 6 năm 2022.

Gói bảo hiểm miễn phí, được giới thiệu vào năm ngoái, sẽ bảo hiểm cho những khách hàng đủ điều kiện, những người sẽ bị các phản ứng bất lợi được bảo hiểm phát sinh từ việc tiêm chủng được chỉ định trong thời gian bảo hiểm.

Bảo hiểm biến chứng tiêm chủng miễn phí đi kèm với ba quyền lợi. Đầu tiên, là Quyền lợi tiền mặt cho thời gian điều trị tại bệnh viện, theo đó khách hàng sẽ được thanh toán tối đa 15.000 đô la Hồng Kông/lần hoặc 1.000 đô la Hồng Kông mỗi ngày, giới hạn cho một lần lưu trú và tối đa 15 ngày, nếu khách hàng được bảo hiểm nhập viện tại Hồng Kông hoặc Ma Cao trong vòng 14 ngày do biến chứng do tiêm chủng, thuộc phạm vi bảo hiểm.

Thứ hai là Quyền lợi về cái chết nhân ái với tổng số 250.000 đô la Hồng Kông sẽ được trả nếu khách hàng qua đời ở Hồng Kông hoặc Ma Cao do phản ứng bất lợi do tiêm chủng được bảo hiểm hoặc các biến chứng trong vòng 30 ngày sau khi chẩn đoán.

Cuối cùng là Quyền lợi ngoại trú trước khi nhập viện sẽ được chi trả 300 đô la Hồng Kông (tối đa một lần) nếu khách hàng khám ngoại trú với bác sĩ đã đăng ký tại Hồng Kông hoặc Ma Cao do phản ứng có hại do tiêm chủng thuộc phạm vi bảo hiểm, với điều kiện rằng cuộc tư vấn diễn ra trong vòng 14 ngày trước khi bị đưa vào bệnh viện.

Chính sách bảo hiểm miễn phí đã được cung cấp cho những khách hàng được bảo hiểm theo các Gói Bảo hiểm Cá nhân Nhân thọ của FWD. Các gói bảo hiểm bao gồm các gói bảo hiểm cá nhân được phát hành bởi Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD (Bermuda); Công ty TNHH FWD Life (Hồng Kông), Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD (Hồng Kông) và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD (Ma Cao).

Meiji Yasuda Life đầu tư 43 triệu đô la vào quỹ ESG mới

(INA) – Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Yasuda Meiji đã hình thành một hợp đồng liên minh vốn và kinh doanh với SDG Impact Japan (SIJ) để tạo ra quỹ tham gia ESG đầu tiên của châu Á tập trung vào tác động xã hội.

Là một phần của liên minh kinh doanh, Meiji Yasuda có kế hoạch đầu tư 43 triệu đô la (5 tỷ JPY) vào quỹ này.

Meiji Yasuda cũng có kế hoạch nâng cao các nỗ lực của mình với tư cách là nhà đầu tư có trách nhiệm (đầu tư và tài chính ESG, quản lý) với sự hỗ trợ của SIJ dựa trên kiến ​​thức tiên tiến của họ.

Meiji Yasuda và SIJ cũng sẽ thực hiện một kế hoạch trao đổi nhân viên để chia sẻ bí quyết liên quan đến các xu hướng thế giới về lĩnh vực phát triển bền vững, sự hình thành và hoạt động của các quỹ ESG và sự tham gia.

Cả hai công ty cũng sẽ đồng nghiên cứu và thực hiện các dự án đóng góp cho cộng đồng địa phương thông qua liên minh với chính quyền địa phương và ngân hàng, chẳng hạn như hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) thông qua việc cung cấp các công cụ quản lý phân tích và đánh giá các vấn đề sẽ xảy ra khi họ đang làm việc trên các SDG của riêng mình.

Ngoài ra, Meiji Yasuda sẽ tiếp quản việc tăng vốn bằng cách phân bổ cổ phiếu mới cho bên thứ ba từ SIJ và nhận cổ phiếu phổ thông. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của Meiji Yasuda sau khi nhận cổ phiếu sẽ là 10%.

Meiji Yasuda cho biết trong một tuyên bố: “Bằng cách chia sẻ mạng lưới toàn cầu và kiến thức cấp cao mà SIJ có, và bằng cách xây dựng mối quan hệ hợp tác rộng rãi trong lĩnh vực bền vững thông qua liên minh này, Meiji Yasuda sẽ tăng cường hơn nữa việc thúc đẩy các sáng kiến bền vững và nỗ lực đầu tư có trách nhiệm với tư cách là nhà đầu tư tổ chức”.

Blue cung cấp phiếu mua hàng trị giá 200 đô la Hồng Kông cho những người có hợp đồng WeCare đã tiêm phòng vaccine

(INA) – Công ty bảo hiểm kỹ thuật số Blue đang cung cấp phiếu mua hàng điện tử ParkNShop trị giá 200 đô la Hồng Kông cho những khách hàng sử dụng sản phẩm Bảo vệ bệnh hiểm nghèo có thể hoàn lại 109% của WeCare và đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin COVID-19.

WeCare 109% Hoàn lại tiền Bảo vệ Bệnh hiểm nghèo là một chương trình bảo hiểm bệnh hiểm nghèo cung cấp các quyền lợi bệnh hiểm nghèo khi chẩn đoán bất kỳ bệnh hiểm nghèo nào được bảo hiểm. Khách hàng có thể được hoàn lại 109% phí bảo hiểm khi đáo hạn hợp đồng nếu không yêu cầu bồi thường quyền lợi bệnh hiểm nghèo trong suốt thời gian bảo vệ. Ngoài ra, quyền lợi bệnh tật đặc biệt tương đương 20% số tiền bảo hiểm sẽ được cung cấp nếu khách hàng được chẩn đoán mắc bất kỳ bệnh nào trong bốn bệnh đặc biệt được bảo hiểm, bao gồm cả các bệnh khác phải lưu trú tại đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU), để khách hàng yên tâm trước đại dịch.

Số lượng phiếu mua hàng khuyến mãi có giới hạn được cung cấp trên cơ sở ai đến trước sẽ được phục vụ trước.

Philippines: Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ muốn yêu cầu vốn tối thiểu được duy trì ở mức hiện tại

(AIR) – Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại Philippines muốn cơ quan quản lý ngành quy định rằng yêu cầu vốn tối thiểu sẽ được duy trì ở mức hiện tại là 900 triệu PHP (17,6 triệu USD) theo dự luật của Thượng viện đang chờ xử lý nhằm nâng mức tối thiểu lên 1,3 tỷ PHP vào cuối năm 2022.

Trong một bức thư tháng trước gửi Thượng nghị sĩ Grace Poe, người chủ trì ủy ban của Thượng viện về ngân hàng, tổ chức tài chính và tiền tệ, Hiệp hội các nhà bảo hiểm và tái bảo hiểm Philippines (PIRA) lưu ý rằng giá trị ròng tối thiểu hiện tại được yêu cầu đối với các công ty bảo hiểm là “đủ” để duy trì khả năng thanh toán của các công ty bảo hiểm.

Ngoài ra, yêu cầu vốn tối thiểu 900 triệu PHP được áp dụng kể từ năm 2019 đã là một trong những mức cao nhất trong khu vực, ông Edgardo Rosario, chủ tịch PIRA cho biết.

Trong thư, PIRA trình bày với bà Poe rằng các công ty phi nhân thọ tại Việt Nam có yêu cầu giá trị tài sản ròng tương đương ít nhất 667,9 triệu PHP; 517,7 triệu PHP ở Indonesia; 480 triệu PHP ở Thái Lan; và 363,4 triệu PHP ở Singapore.

Theo Hiệp hội, mức giá trị tài sản ròng hiện hành là “quá đủ để [công ty bảo hiểm hoạt động] như một tín hiệu đệm hoặc tín hiệu cảnh báo sớm trước khi một công ty không thể thanh toán các yêu cầu và trách nhiệm pháp lý của mình cho các chủ hợp đồng và chủ nợ.”

Theo ông George Mina, Giám đốc Điều hành Hiệp hội Bảo hiểm Nhân thọ Philippines, Hiệp hội này cũng đang nghiên cứu các ý kiến về đề xuất sửa đổi luật.

Australia: Tháng 1 năm 2022, tử vong do COVID-19 có khả năng dẫn đến tổng số người tử vong vượt quá 10%

(AIR) – Theo Học viện Actuaries Australia, tổng số ca tử vong do COVID-19 trong tháng 1 năm 2022 tại nước này cao hơn số ca tử vong do COVID-19 trong 12 tháng của cả năm 2020 và 2021.

Vào tháng 1 năm 2022, tổng số ca tử vong do COVID-19 chính thức ở Úc là 1.582. Có 909 trường hợp tử vong do COVID-19 chính thức vào năm 2020 và thêm 1.344 trường hợp tử vong vào năm 2021.

Trong khi Omicron được coi là nhẹ hơn Delta, sự gia tăng số ca tử vong vào tháng 12 năm 2021 và tháng 1 năm 2022 dự kiến ​​sẽ khiến người Úc tử vong nhiều hơn 10%, từ mọi nguyên nhân, trong tháng 1 năm 2022.

Học viện Actuaries đã so sánh dữ liệu của Cục Thống kê Úc (ABS) về số ca tử vong trong đại dịch với số ca tử vong dự kiến ​​do mọi nguyên nhân, bao gồm cả các bệnh đường hô hấp như cúm và viêm phổi.

Bà Jennifer Lang, người triệu tập Nhóm công tác COVID-19 của Học viện Actuaries, cho biết: “Mô hình của chúng tôi cho thấy rằng cho đến khi các ca phẫu thuật Omicron, tỷ lệ tử vong nói chung ở Úc đã thấp hơn những năm trước, vì sự gia tăng số ca tử vong do COVID-19 đã nhiều hơn được bù đắp bởi việc giảm tử vong do các bệnh hô hấp khác”.

Bà Lang nói: “Tuy nhiên, phần lớn số ca tử vong do các bệnh hô hấp khác giảm xảy ra trong mùa đông, vì vậy gần 1.600 ca tử vong vào tháng 1 năm 2022 có khả năng làm tăng tỷ lệ tử vong ở Úc lên khoảng 10% trong tháng đó”.

“Không có khả năng giảm tương ứng về số ca tử vong do phong tỏa, giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới hoặc các biện pháp khác vì chúng tôi đã quan sát thấy tỷ lệ tử vong nói chung giảm rất ít trong những tháng mùa hè năm 2020 và năm 2021 từ các biện pháp này”.

Mô hình của Học viện đo lường các trường hợp tử vong thực tế so với các trường hợp tử vong được dự đoán, được điều chỉnh khi dân số già đi và tăng lên, đồng thời cho phép các xu hướng cải thiện tỷ lệ tử vong. “Nhìn chung, mô hình của chúng tôi cho thấy số người chết dự kiến ​​sẽ tăng nhanh hơn do những thay đổi về nhân khẩu học so với mức giảm do những cải thiện về tỷ lệ tử vong,” bà Lang nói. “Vì vậy, mô hình này dự đoán số người chết cao hơn mỗi năm.”

“Vào tháng 1 năm 2022, nếu không có đại dịch, dự kiến ​​sẽ có khoảng 13.500 đến 14.000 người chết. Tuy nhiên, sự gia tăng số ca tử vong do COVID-19 mà không có bất kỳ mức giảm tương ứng nào về các ca tử vong khác có nghĩa là vào tháng 1 năm 2022, chúng tôi dự kiến ​​sẽ thấy tỷ lệ tử vong vượt quá khoảng 10% khi có dữ liệu tử vong đầy đủ.”

Manulife đạt thu nhập ròng khổng lồ 7,1 tỷ đô la Canada vào năm 2021

(INA) – Công ty bảo hiểm Manulife của Canada đã báo cáo thu nhập ròng 7,1 tỷ đô la Canada (5,60 tỷ USD) cho tất cả các hoạt động kinh doanh của mình vào năm 2021 với thu nhập chính là 6,5 tỷ đô la Canada (5,12 tỷ USD), hưởng lợi từ sự tăng trưởng mạnh mẽ hoạt động quản lý tài sản toàn cầu.

Manulife đã đạt mức tăng 27% trong thu nhập từ quản lý tài sản toàn cầu, giúp bù đắp sự sụt giảm lợi nhuận tại các đơn vị Châu Á, Canada và Hoa Kỳ.

Thu nhập cốt lõi quý 4 năm 2021 đạt 1,7 tỷ đô la Canada (1,34 tỷ đô la Mỹ), tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020.

Ông Roy Gori, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Manulife, cho biết “Khả năng của chúng tôi để thích ứng và phục vụ khách hàng trên toàn cầu, những người đang hướng đến một môi trường không chắc chắn tiếp tục thúc đẩy kết quả hoạt động với thu nhập ròng kỷ lục 7,1 tỷ đô la Canada (5,60 tỷ đô la Mỹ) và thu nhập cốt lõi là 6,5 tỷ đô la Canada (5,12 tỷ đô la Mỹ) vào năm 2021 bởi các doanh nghiệp bảo hiểm của chúng tôi đang mang lại mức tăng trưởng hai con số về doanh số bán hàng APE và NBV và WAM toàn cầu mang lại dòng vốn ròng mạnh mẽ 27,9 tỷ đô la Canada (21,99 tỷ đô la Mỹ)”.

BTV (Tổng hợp).