Thị trường Bảo hiểm Phi nhân thọ Việt Nam: Những vấn nạn “nóng” (Kỳ 2)

?? kh?c ph?c nh?ng t?n t?i c?a th? tr??ng B?o hi?m Phi nhân th? (BH PNT) thì không th? ti?n hành riêng l? mà c?n ph?i có s? ph?i h?p th?c hi?n c?a c? th? tr??ng, t? các c? quan qu?n lý Nhà n??c nh? C?c Qu?n lý và Giám sát b?o hi?m (CQLGSBH) và Hi?p h?i B?o hi?m (HHBH) cho t?i t?ng doanh nghi?p b?o hi?m (DNBH).

Dưới đây là các nhóm giải pháp cho 7 vấn đề đã nêu ở kỳ trước…

1. Về phía Nhà nước

Cần có các chế tài nghiêm khắc hơn nhằm gia tăng tính minh bạch trong hoạt động của các DNBH cũng như để nâng cao tính răn đe trong việc xử phạt những vấn nạn vốn tồn tại từ lâu như cạnh tranh không lành mạnh và trục lợi bảo hiểm;

Thực hiện đồng bộ và kịp thời các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô giúp giảm bớt những tác động xấu tới thị trường BH PNT, đặc biệt là lĩnh vực bảo hiểm xây dựng lắp đặt vốn bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong thời điểm hiện nay.

2. Về phía các cơ quan quản lý

Thường xuyên trao đổi thông tin giữa CQLGSBH và HHBH nhằm tạo ra sự liên hệ khi thực hiện đánh giá và định hướng thị trường, đồng thời phân tách rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của CQLGSBH và HHBH, tránh trường hợp “dẫm chân” lên nhau; Quan tâm sát sao tới hoạt động đại lý và cung cấp dịch vụ của các DN nước ngoài tham gia vào thị trường BH PNT Việt Nam nhằm tránh những sai phạm gây ra bất lợi cho các DNBH trong nước. Song song với đó là việc tạo điều kiện thuận lợi nhất về hoạt động cho các DNBH trong nước trên cơ sở đảm bảo đúng pháp luật Việt Nam cũng như những cam kết thỏa thuận của WTO; Tiến hành kiểm tra đánh giá định kỳ hoạt động của các DNBH theo kế hoạch hàng năm hoặc theo chuyên đề để kịp thời chấn chỉnh các hành vi sai phạm của DNBH, đưa ra khuyến cáo để doanh nghiệp khắc phục; Tổ chức đấu thầu bảo hiểm theo hướng chọn lọc các dịch vụ bảo hiểm có giá trị lớn và thuộc lĩnh vực bảo hiểm không mang tính đặc thù trên thị trường hoặc các dịch vụ bảo hiểm mang tính xã hội nhằm đảm bảo hiệu quả phí bảo hiểm giữ lại cho các DNBH trong nước.

3. Về phía các DNBH

Công tác tổ chức và hoạt động:

Hoạt động định phí, giám định: Tính thêm cả yếu tố lạm phát trong quá trình định phí để đưa ra mức phí bảo hiểm hợp lý nhất; Tập trung đánh giá rủi ro đối với những hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn và nguy cơ rủi ro cao.

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Tách biệt riêng rẽ hoạt động của bộ phận kinh doanh bảo hiểm và quản lý rủi ro bồi thường; Đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính từ việc sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi, tăng lợi nhuận cho DNBH.

Hoạt động đối ngoại: Tăng cường hợp tác giữa các DNBH trong nước nhằm hạn chế việc nhận bảo hiểm những dịch vụ xấu, trao đổi kinh nghiệm ứng phó với các trường hợp trục lợi bảo hiểm, cạnh tranh không lành mạnh.

Cơ cấu tổ chức: Đối với những công ty chiếm thị phần lớn đang hoặc mới cổ phần hóa hay tái cấu trúc (như PVI, PJICO) cần nhanh chóng hoàn thành, ổn định hoạt động kinh doanh tránh những xáo động không cần thiết cho thị trường bảo hiểm.

Công tác đào tạo:

Nên xây dựng kế hoạch đào tạo theo hai giai đoạn:

Giai đoạn đầu: Ngoài việc tiến hành đào tạo phổ cập cơ bản về bảo hiểm cho toàn bộ nhân viên thì cần lựa chọn đối với mỗi lĩnh vực, mỗi nghiệp vụ những đối tượng trọng điểm để tiến hành tôi luyện qua công việc, đào tạo qua những khóa học chuyên ngành.

Giai đoạn thứ hai: Đội ngũ trọng điểm này sẽ trở thành lực lượng chủ chốt trong công tác đào tạo tại mỗi vị trí chuyên môn, thông qua chia sẻ kinh nghiệm, truyền đạt kiến thức cho đồng nghiệp, cho các lớp kế cận.

Lẽ dĩ nhiên, giải pháp đưa ra sẽ mãi chỉ là lý thuyết nếu không có sự quan tâm đầu tư thực hiện một cách nghiêm túc và triệt để. Điều này đòi hòi phải có kế hoạch triển khai chi tiết, đồng thời cần sự phối hợp thực hiện một cách sâu rộng từ cả ba phía: Nhà nước, các cơ quan quản lý, điều hành và các DNBH PNT trên thị trường.

Theo Năng lượng Mới

Comments are closed.