Thị trường bảo hiểm “bùng nổ”

Th? tr??ng b?o hi?m s? bùng n? trong th?i gian t?i. Lý do là, ngoài m? c?a th? tr??ng b?o hi?m theo cam k?t c?a T? ch?c Th??ng m?i th? gi?i (WTO), thì ??u t? tr?c ti?p n??c ngoài t?ng m?nh, s? bùng n? c?a kh?i kinh t? t? nhân c?ng nh? xu h??ng ??i chúng trong các doanh nghi?p c? ph?n… là nh?ng nguyên nhân khi?n nhu c?u b?o hi?m s? t?ng cao trong th?i gian t?i

Trao đổi với Báo Đầu tư, bà Vũ My Lan, Tổng giám đốc Công ty Môi giới Bảo hiểm AON Việt Nam cho biết, trước đây, thị trường bảo hiểm chưa phát triển mạnh vì nhiều doanh nghiệp vẫn chưa coi trọng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

 

Theo bà Lan, đối với nhiều doanh nghiệp nhà nước trước đây, lãnh đạo doanh nghiệp chưa thực sự ý thức được việc đưa ra những giải pháp bảo đảm an toàn cho tài sản doanh nghiệp. Trong khi đó, trong khối doanh nghiệp tư nhân, khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp thấp, nên các doanh nghiệp còn dè dặt trong việc tham gia mua bảo hiểm.
 

Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng, động thái trên thị trường bảo hiểm sẽ sớm thay đổi. Việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước sẽ thuận lợi hơn do tác động của thị trường chứng khoán. Khi doanh nghiệp chuyển đổi sang công ty cổ phần, dưới áp lực giám sát của các cổ đông, người lãnh đạo công ty sẽ chịu nhiều áp lực hơn trong việc đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Theo kế hoạch, trong thời gian tới, nhiều doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn sẽ cổ phần hoá. Cụ thể, năm 2007 có 20 tập đoàn và tổng công ty nhà nước cổ phần hóa; năm 2008 có 26 tập đoàn và tổng công ty nhà nước; năm 2009 có 19 tập đoàn và tổng công ty nhà nước; năm 2010 có 6 tập đoàn và tổng công ty nhà nước…
 

Trong khi đó, việc gia tăng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một động lực mạnh để cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát triển. Theo phân tích của giới kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp nước ngoài luôn ý thức cao trong việc mua bảo hiểm cho các hoạt động kinh doanh. Do đó, riêng việc doanh nghiệp nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam cũng đã kích thích trực tiếp vào thị trường bảo hiểm. Bên cạnh đó, thói quen mua bảo hiểm của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tác động gián tiếp, vì dần dần, thói quen này cũng sẽ lan toả sang các nhà kinh doanh trong nước, vốn trước đây chưa thực sự mặn mà lắm với hoạt động quản lý rủi ro.

Trong khi điều kiện kinh tế đang diễn ra ngày càng thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thì các hoạt động pháp lý cũng đang dần được nới lỏng, đặc biệt là các nhà kinh doanh bảo hiểm nước ngoài. Theo cam kết WTO, Việt Nam sẽ cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài và 5 năm sau các doanh nghiệp này sẽ được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ.

Các giới hạn đối với hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam sẽ ở mức thấp nhất, đặc biệt, các nhà môi giới bảo hiểm nước ngoài sẽ được “cởi trói” sớm hơn. Theo đó, ngay từ năm 2007, toàn bộ các hạn chế trong hoạt động của các công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài đã được dỡ bỏ (trước đây các nhà môi giới bảo hiểm nước ngoài không được cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có cổ phần chi phối của nhà nước). Việc các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài hoàn toàn được “tự do” cũng là một động thái “khuấy động” thị trường bảo hiểm trong thời gian tới do họ chính là một “chất xúc tác” rất hiệu quả góp phần làm sôi động thị trường.

 

Chí Tín

Comments are closed.