Tăng trưởng nhờ kênh phân phối mạnh

Bức tranh toàn cảnh thị trường bảo hiểm 6 tháng đầu năm nhiều thay đổi

50 doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường gồm: 27 doanh nghiệp phị nhân thọ, 11 doanh nghiệp nhân thọ, 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm đã đạt được mức tăng doanh thu phí bảo hiểm khá cao trong 6 tháng đầu năm 2010, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 7.940 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2009, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 6.487 tỷ đồng, tăng 14,39% so với cùng kỳ năm 2009.

Theo số liệu mới công bố từ Bộ Tài Chính, tổng doanh thu phí bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt 14.427 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2009. Trong 6 tháng đầu năm 2010 này, thị trường bảo hiểm cũng ghi nhận sự đóng góp tích cực và hiệu quả hơn của lực lượng môi giới bảo hiểm, khi mà tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới ước đạt 810 tỷ đồng, tăng 20,36% so với cùng ký năm 2009. Các nghiệp vụ bảo hiểm chính được thu xếp qua môi giới là bảo hiểm tài sản và thiệt hại chiếm ( 22,73%), bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người ( 34,37%), bảo hiểm trách nhiệm chung ( 10,05%). Bên cạnh đó, việc tăng cường hệ thồng phân phối qua kênh ngân hang đã có tác động đáng kể tới tăng trưởng doanh thu của thị trường bảo hiểm, đặc biết là nhân thọ.

Phi nhận thọ: tỷ lệ bồi thường vẫn cao.

Doanh thu bảo hiểm gốc trong 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt 7.940 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Ngoại trừ 3 DN bị giảm doanh thu phí bảo hiểm gốc là UIC, Bảo Tín và VIA, 25 DN còn lại đều đạt mức tăng trưởng. Top 3 DN có thị phần lớn nhất đã có sự thay đổi so với cùng kỳ năm 2009. Bảo Việt vẫn dẫn đầu với doanh thu ước đạt 1.871 tỷ đồng, chiểm 23.57% thị phần, giảm gần 2%. PVI vươn lên vị trí thứ 2 ( thay cho vị trí của Bảo Minh trong 6 tháng năm 2009). Bảo Minh giữ vị trí số 3, đạt doanh thu phí 1.095 tỷ đồng, chiếm 13,79%, tăng 0,18%.
Bảo hiểm xe cơ giới vẫn là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng quan trọng cao nhất trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm ( chiếm 31,35%), song đây cũng là nghiệp vụ ngốn nhiều tiền bồi thường nhất của doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh thu phí của nghiệp vụ này trong 6 tháng đạt 2.489 tỷ đồng, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù chưa có nhiều vụ tổn thất lớn, nhưng trong 6 tháng đầu năm 2010, tỉ lệ bồi thường đối với bảo hiểm xe cơ giới cũng chiếm tới 43,78% doanh thu phí của các doanh nghiệp, chủ yếu là giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe. Các DN có tỷ lệ bồi thường cao: Liberty ( 70,71%), PJICO ( 50,7%), Bảo Long ( 49,49%), Bảo Minh ( 47,95%).
Đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu phí chỉ sau bảo hiểm xe cơ giới đó là bảo hiểm tài sản và thiệt hại, với tỷ lệ chiếm 25,57% tổng doanh thu phí, đạt 2.030 tỷ đồng, tăng 21,51% so với cùng kỳ năm 2009. Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu chiếm tỉ trọng 12,19%, ước tính đạt 967 tỷ đồng, tăng 27,27%.

Bảo hiểm nhân thọ: đẩy mạnh sản phẩm mới

Khác với năm 2009, bước tranh bảo hiểm nhân thọ trong nửa năm đầu năm 2010 đã khả dĩ hơn rất nhiều. Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt khoảng 6.487 tỷ đồng, tăng 14,39% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó tổng doanh thu phí của các sản phẩm bảo hiểm chính đạt 6.268 tỷ đồng, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2009. Thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm của các doanh nghiệp về cơ bản không khác biệt nhiều so với năm 2009. Prudential 38,9%, Bảo Việt 10,5%, AIA 6,6%, Dai-ichi 6,3%, ACE 4,5%, Korea Life 0,9%, Cathay 0,5%, Prevoir 0,3% và Great Eastern 0,1%.

Hoạt động khai thác mới đã đạt kết quả tốt. Số liệu từ Bộ Tài Chính cho thấy, số lượng hợp đồng bảo hiểm khai thác mới ước đạt 338.186 hợp đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2009. Tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới ước đạt 1.663 tỷ đồng, tăng 31,98% so với cùng kỳ năm trước ( trong đó doanh thu phí hợp đồng bảo hiểm chính đạt 1.596 tỷ đồng, tăng 32,17%). Thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới không có sự thay đổi tại nhóm dẫn đầu thị trường: Prudential đạt thi phần 31,8%, Bảo Việt nhân thọ 25,2%, Manu life 10,9%, ACE 9,6%, Dai-ichi cùng AIA cùng đạt thị phần 8,3%. Nhóm doanh nghiệp mới gia nhập thị trường cũng có nhiều thay đổi: Korea Life 3%, Cathay 1,4%, Prevoir 1%, Great Easten 0,2%. VCLI mới triển khai hoạt động cuối năm 2009 nên doanh thu phí vẫn thấp.
Cơ cấu sản phẩm bảo hiểm cũng có sự thay đổi đáng kể, theo đó các doanh nghiệp bảo hiểm tập trung vào sản phẩm bảo hiểm tử kỳ ( tỉ trọng sản phẩm bảo hiểm này tăng từ 19,5% năm 2009 lên 31,1% năm 2010), bảo hiểm liên kết đầu tư ( tăng từ 17,6% năm 2009 lên 22,1% năm 2010 trong đó chủ yếu chủ yếu do sự tăng trưởng mạnh của sản phẩm liên kết chung), tỷ trọng sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp, giảm từ 62% năm 2009 xuống còn 46,1% năm 2010, trả tiền định kỳ và trọn đời cũng giản nhưng mức giảm không đáng kể.

Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ trọng sản phẩm truyền thống giảm do nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu đẩy mạnh các sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, đồng thời nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm mới. Điển hình là tỷ lệ tăng trưởng đối với sản phẩm liên kết chung của Bảo Việt nhân thọ là 588,6% so với cùng kỳ năm ngoái, Manulife đã triển khai thí điểm sản phẩm bảo hiểm vi mô dành cho người nghèo tại Hải Phòng và Tiền Giang

Hoàng Xuân ( Thời báo kinh tế Việt Nam 09/08/2010)

Comments are closed.