Tái bảo hiểm là một loại nghiệp vụ mà nhà bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với Người được bảo hiểm cho nhà bảo hiểm khác, trên cơ sở nhượng lại cho nhà bảo hiểm đó một phần chi phí bảo hiểm thông qua hợp đồng tái bảo hiểm.
Tuy nhiên, lượng phí tái bảo hiểm 2015 của Việt Nam chuyên ra nước ngoài lên tới 20% tổng doanh thu phí bảo hiểm. Vấn đề này đặt ra, phải chăng doanh nghiệp bảo hiểm đang làm thuê cho nước ngoài
Trả lời vấn đề này, tại họp báo chuyên đề Cục Quản lý bảo hiểm (Bộ Tài chính) chiều 29.3, Phó Cục trưởng Cục Quản lý bảo hiểm, Phạm Thu Phương cho rằng tái bảo hiểm ra nước ngoài chiếm 20% tổng doanh thu phí bảo hiểm. Trước câu hỏi đặt ra, số phí tái bảo hiểm chiếm tới 20%, bà Phương cho rằng “Vì tổng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp phi nhân thọ khoảng 21.000 tỉ đồng. Trong quá trình bảo hiểm 1 số tài sản lớn như công trình vệ tinh, thủy điện hoặc năng lượng nguyên tử có giá trị lớn vượt quá vốn chủ sở hữu nhiều nên không tái được an toàn sẽ ảnh hưởng tới hàng triệu hợp đồng, hàng triệu người dân”.
Bà Phương cũng nhìn nhận, tái bảo hiểm ra nước ngoài có mặt hạn chế, đó các doanh nghiệp bảo hiểm phụ thuộc nhà tái trong điều khoản cung cấp cho khách. Và quan trọng mất phần lớn lượng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài.
Để giải quyết vấn đề ngoại tệ chảy ra ngước ngoài, theo bà Phương, Bộ Tài chính đang dự thảo nghị định thay thế trong đó có sửa tái bảo hiểm theo hướng là trình Chính phủ mức giữ lại tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm. Theo quy định hiện tại, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được phép giữ lại mức trách nhiệm tối đa không quá 10% của vốn chủ sở hữu doanh nghiệp bảo hiểm. Còn phần vượt quá 10% phải tái bảo hiểm và chưa quy định mức tối thiểu. Trên thực tế, có doanh nghiệp tái bảo hiểm phần lớn giá trị hợp đồng chỉ giữ mức trách nhiệm rất ít. Bởi vậy, để giữ lại thêm ngoại tệ trong nước, theo bà Phương, nếu sửa Nghị định, thì các doanh nghiệp tái bảo hiểm sẽ giữ lại phần lớn hơn ngoại tệ của hợp đồng, không phụ thuộc quá lớn vào vào các nhà bảo hiểm nước ngoài.
Mặt khác, bà Phương cho rằng hiện tại Bộ Tài chính đang khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm để tăng năng lực tài chính, vốn chủ sở hữu để đáp ứng tốt hơn mức trách nhiệm với ng tham gia bảo hiểm.
Doanh thu bảo hiểm đạt 2% GDP
Đến hết năm 2015, tổng doanh thu toàn thị trường ước đạt 84.375 tỉ đồng, đạt 2% GDP. Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 16%/năm. Trong đó, bảo hiểm phi nhân thọ tăng bình quân 11,7%/năm; lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng bình quân 24,6%/năm.
Theo (Laodong)
Comments are closed.