(Webbaohiem) – Một năm sau thảm họa tại cảng Thiên Tân, Trung Quốc, công ty quản lý rủi ro RMS nhận định các cảng Nagoya (Nhật Bản) và Quảng Châu (Trung Quốc) tiềm tàng rủi ro tài chính lớn nhất trên thế giới.
RMS là công ty chuyên xây dựng các mô hình rủi ro động đất, gió và sóng bão. RMS dự kiến tổn thất “1 trong 500 năm” (cứ mỗi 500 năm xảy ra 1 lần) gây thiệt hại 2,3 tỷ USD tại Nagoya và 2 tỷ USD tại Quảng Châu.
Quy mô tổn thất có nguồn gốc chủ yếu từ quy mô của cảng. Ông Chris Folkman, Giám đốc Quản lý sản phẩm tại RMS, bình luận: “Cảng lớn đồng nghĩa với lượng hàng hóa lớn, điều này lại dẫn tới mức độ tích tụ rủi ro cao”.
Theo RMS, phát hiện này là mối quan ngại cho các nhà bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng hải. 4 năm gần đây, thảm họa hàng hải đã gây ra hàng tỷ USD tổn thất cho bảo hiểm hàng hải, cụ thể: vụ nổ tại cảng Thiên Tân năm 2015 (tổn thất ước tính trên 3 tỷ USD), siêu bão Sandy năm 2012 (3 tỷ USD tổn thất hàng hải, trong đó khoảng 2 tỷ USD tổn thất hàng hóa), và tổn thất do động đất và sóng thần tại Tohoku năm 2011.
Tất nhiên, thảm họa Thiên Tân không phải là thiên tai và mô hình của RMS không bao hàm nội dung phân tích các vấn đề chính trong thảm họa này – chẳng hạn vấn đề an ninh và kiểm tra các thiết bị lưu kho (và cảng nói chung), không đề cập tới chất lượng chung của hoạt động quản lý rủi ro. Nếu bổ sung những rủi ro dạng đó của Trung Quốc vào mô hình, có thể khẳng định chắc chắn rằng Quảng Châu sẽ vượt Nagoya để trở thành cảng biển rủi ro nhất thế giới.
Tuy nhiên, nếu chỉ xét rủi ro thiên tai thì 6 cảng biển của Mỹ lọt vào bảng xếp hạng 10 cảng rủi ro hàng đầu thế giới của RMS, trong đó đứng đầu là cảng Plaquemines có quy mô tương đối nhỏ tại bang Louisiana với rủi ro 1,5 tỷ USD.
Bảng: Danh sách các cảng rủi ro nhất thế giới
STT |
Thành phố cảng |
Tổn thất ước tính (tỷ USD)* |
1 |
Nagoya, Nhật Bản |
2,3 |
2 |
Quảng Châu, Trung Quốc |
2 |
3 |
Plaquemines, Louisiana, Hoa Kỳ |
1,5 |
4 |
Bremerhaven, Đức |
1 |
5 |
New Orleans, Louisiana, Hoa Kỳ |
1 |
6 |
Pascagoula, Mississippi, Hoa Kỳ |
1 |
7 |
Beaumont, Texas, Hoa Kỳ |
0,9 |
8 |
Baton Rouge, Louisiana, Hoa Kỳ |
0,8 |
9 |
Houston, Texas, Hoa Kỳ |
0,8 |
10 |
Le Havre, Pháp |
0,7 |
Chú thích: (*) Tổn thất thảm họa ước tính cho các rủi ro động đất, gió và sóng bão “1 trong 500 năm”
(Nguồn: RMS)
Ông Folkman bình luận: “Đáng ngạc nhiên là quy mô cảng không có tương quan lớn với tổn thất thảm họa tiềm tàng”.
“Chẳng hạn, Trung Quốc là nơi có các cảng container lớn nhất thế giới, song nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng nhiều cảng nhỏ hơn tại Mỹ lại có mức độ rủi ro cao hơn – phần lớn đến từ bão nhiệt đới. Nghiên cứu cũng chứng minh những nghi vấn của chúng tôi trong nhiều năm qua rằng công nghệ lạc hậu và dữ liệu không đầy đủ có thể kéo theo mức độ rủi ro cao. Ngành bảo hiểm cần chấm dứt trò chơi đoán của mình khi xác định rủi ro thảm họa và rủi ro tích lũy của cảng”.
Để đánh giá mức độ rủi ro, mô hình của RMS xem xét các yếu tố như: chủng loại hàng hóa tại cảng, địa điểm lưu kho (chẳng hạn bờ biển, cửa sông hay kế bên cầu cảng), phương thức lưu kho (chẳng hạn kho hàng hay container) và thời gian lưu kho. Các yếu tố này sẽ rất khác nhau tùy thuộc vào mức độ tự động hóa của cảng, lực lượng lao động và tỷ số nhập khẩu/xuất khẩu.
Trong khi kết quả khảo sát của RMS cho thấy cảng nhỏ hơn cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, ông Folkman lại nhận định rằng xu hướng tàu to hơn và cảng lớn hơn xuất phát từ tình trạng “container hóa” đã làm tăng mức độ tích tụ rủi ro tại một số địa điểm, hệ quả là ngành bảo hiểm phải đối mặt với rủi ro cao hơn.
“Hiện trạng các cảng sông không thể xếp dỡ tàu trọng tải lớn đã dẫn tới việc người vận chuyển tập trung về cảng biển – nơi có mức độ rủi ro bão, giông lốc và sóng bão cao”.
“Giá trị hàng hóa có nguy cơ rủi ro vốn đã cao, nay lại tiếp tục tăng cao hơn”, ông kết luận.
Huyền My (Theo IAN).
Comments are closed.