“Chung sống” với tai nạn lao động?

sap_da_resize.jpgTheo th?ng kê c?a B? Lao ??ng, Th??ng binh, Xã h?i (L?,TB,XH), thi?t h?i v? v?t ch?t do tai n?n lao ??ng x?y ra trong n?m 2008 là 194 t? ??ng, t?ng s? ngày ngh? do tai n?n lao ??ng lên ??n 197.480 ngày, ch?a k? các thi?t h?i v? tài s?n khác.

Vẫn nhiều tai nạn nghiêm trọng

Vụ nổ khí mê tan tại mỏ than Khe Chàm, Quảng Ninh ngày 8/12/2008 làm 11 người chết và 22 người bị thương nặng hay vụ sập giàn cầu tại cảng Cái Lân ngày 15/72008 làm bảy người chết vẫn còn là những bài học nóng bỏng về tình trạng tai nạn lao động.

Cũng ngay trong những ngày đầu năm 2009 đã có một loạt vụ tai nạn lao động làm chết người. Ngày 6/1, một vụ sạt lở núi đá bên ta – luy dương của con đường đang thi công tại Km 112+900 tỉnh lộ 105 thuộc huyện Sốp Cộp, Sơn La đã làm bốn công nhân đang thi công đoạn đường chết và mất tích.

Hay ngày 14/1 một vụ tai nạn trong khi thi công dựng trụ cáp thông tin quốc lộ 24 Kon Tum đi Quảng Ngãi, một đơn vị bộ đội đã để đầu trụ điện bị hở cốt thép chạm vào dây điện trần của đường dây 22KV làm một người chết và năm người thương nặng.

Theo báo cáo của Bộ LĐ,TB,XH, năm 2008 đã xảy ra hơn 5.800 vụ tai nạn làm hơn 6.000 người bị nạn. Trong đó, riêng tai nạn gây chết người có 508 vụ với 573 người chết và hơn 1.200 người bị thương nặng.

Tp HCM, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội là những địa phương để xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người nhất.

Cũng theo báo cáo của Cục An toàn Lao động, Bộ LĐ, TB, XH, các lĩnh vực sản xuất xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp và công trình giao thông, xây dựng; Khai thác khoáng sản; Sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo.

Phân tích cũng chỉ ra rằng, số vụ tai nạn lao động xảy ra trong khối công ty TNHH, công ty cổ phần khác, vốn trong nước tư nhân chiếm 40,90% tổng số vụ tai nạn và 38,68% tổng số người chết và hơn 20% nguyên nhân gây ra tai nạn là từ phía chủ sử dụng lao động.

Rõ ràng, mặc dù đã được cảnh báo, song các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng vẫn diễn ra ở cả công trường khai thác tới công trường xây dựng các khu công nghiệp, các nhà máy hiện đại.

Người sử dụng không muốn báo cáo tai nạn?

Một vấn đề gây lo lắng khác nữa môi trường lao động và sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp. Theo Bộ Y tế, tổng số mẫu đo kiểm tra môi trường là 372.888 số mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép là 48.648 mẫu (chiếm 13,4%) tăng 3,8% so với năm 2007, chủ yếu là yếu tố rung, ồn, ánh sáng, bụi và vi khí hậu. Tỉ lệ người mắc bệnh nghề nghiệp có dấu hiệu gia tăng như nhiễm bụi phổi- silíc, bệnh điếc do tiếng ồn chiếm 16,01%.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ, TB, XH Bùi Hồng Lĩnh, nhiều địa phương đã không có “Báo cáo tai nạn lao động theo loại hình doanh nghiệp, nghề nghiệp” hoặc số liệu báo cáo không đầy đủ, không phù hợp.

Đặc biệt tỉ lệ báo cáo của doanh nghiệp về Sở LĐ,TB,XH địa phương vẫn rất thấp, chỉ có khoảng 6,34% số doanh nghiệp báo cáo (năm 2007 là 4,5%). Điều này gây khó khăn trong việc tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động toàn quốc.

Các địa phương cũng không khá hơn khi chậm gửi biên bản điều tra các vụ tai nạn lao động về Bộ (số biên bản nhận được chỉ chiếm 35,6% tổng số vụ tai nạn lao động chết người). Thậm chí, nhiều vụ tai nạn đoàn điều tra còn không xác định được nguyên nhân.

Một trong những giải pháp mà Bộ LĐ,TB,XH đưa ra nhằm giảm thiểu tai nạn lao động là các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty tăng cường kiểm tra và chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động theo luật. Người sử dụng lao động cũng phải thường xuyên đánh giá rủi ro liên quan tới môi trường làm việc…

Bộ cũng yêu cầu thanh tra lao động các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên đề về công tác thống kê, báo cáo cũng như kiên quyết xử lý các hành vi không khai báo, không thống kê báo cáo định kỳ về tai nạn lao động và sẽ xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động và kiên quyết đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự các cá nhân liên quan nếu có những vi phạm pháp luật lao động để xảy ra tai nạn lao động chết người nghiêm trọng.

Dù sao, ngoài khung pháp lý, những yêu cầu, giải pháp mà Bộ LĐ,TB,XH đưa ra thì trách nhiệm của người sử dụng lao động, nhận thức của bản thân người lao động là phải biết tự bảo vệ chính mình vẫn được coi trọng./.

Theo Toquoc.gov.vn

Comments are closed.