Phí bảo hiểm tiền gửi: Không cào bằng

bao_hiem_tien_gui.jpgBảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (DIV) đang gấp rút hoàn thiện đề án “Hệ thống phí bảo hiểm tiền gửi (BHTG) trên cơ sở rủi ro” trình Chính phủ trong tháng 12/2007. Đề án này thu hút sự quan tâm đặc biệt của các tổ chức tín dụng với mong muốn cơ chế tính phí mới sẽ tạo “sân chơi” bình đẳng, môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các định chế tài chính – ngân hàng.

Thay đổi để hội nhập

Việt Nam hiện đang áp dụng mức phí BHTG đồng hạng 0,15%/tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm cho tất cả tổ chức tham gia BHTG. Với cách làm này, DIV sẽ dễ tính toán và kiểm tra. Tuy nhiên, theo Hiệp hội BHTG quốc tế, phí BHTG đồng hạng là hệ thống phí không bình đẳng, không hội nhập và không tạo động lực giúp các tổ chức tham gia BHTG giảm thiểu rủi ro. Bởi vậy, hệ thống phí đồng hạng chỉ phù hợp với tổ chức BHTG khi mới thành lập, xu hướng các nước đều đang chuyển sang áp dụng cơ chế phí theo rủi ro.

Phí BHTG trên cơ sở rủi ro được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá, xếp loại rủi ro của các tổ chức tín dụng, từ đó áp mức phí có phân biệt theo nguyên tắc: rủi ro cao thì phí BHTG cao, và ngược lại. Theo các tác giả của bản đề án, cách tính phí mới sẽ tạo ra động lực lớn để các tổ chức tham gia BHTG giảm thiểu rủi ro nhằm được áp phí thấp hơn.

Theo đề án, đối tượng áp dụng là tất cả tổ chức tham gia BHTG gồm: các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Ông Nguyễn Đình Lưu, Phó tổng giám đốc DIV cho biết, tùy theo đặc thù của từng loại hình tổ chức tín dụng mà cách tính từng chỉ tiêu có khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng là số điểm giống nhau thì mức phí cũng như nhau để đảm bảo công bằng.

Trong việc tính toán các chỉ tiêu (bảng 1), DIV dự kiến kết hợp phương pháp định lượng – phản ánh yếu tố ảnh hưởng trong quá khứ và hiện tại (60 điểm) với định tính – phản ánh yếu tố ảnh hưởng trong tương lai (40 điểm) như các nước thường vận dụng. Nhóm chỉ tiêu định lượng được thiết lập trên cơ sở quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) theo Basel 1, Basel 2 và khuyến nghị của Ủy ban Basel (Ủy ban Giám sát nghiệp vụ ngân hàng quốc tế) về chỉ tiêu an toàn đối với hoạt động của các tổ chức ngân hàng, trong đó chỉ tiêu mức đủ vốn chiếm tỷ lệ lớn nhất (30 điểm). Đây cũng là chỉ tiêu số 1 mà các nước đang áp dụng trong đánh giá các tổ chức tín dụng.

Nhóm chỉ tiêu định tính được xếp hạng bởi cơ quan giám sát (có thể là NHNN, hoặc sau này là Ủy ban Giám sát hay các cơ quan khác). Bên cạnh đó, những thông tin khác như xếp hạng của DIV thông qua hệ thống giám sát từ xa,… để đưa ra quyết định cuối cùng về nhóm chỉ tiêu này.

Theo ông Lưu, hạng phí, tỷ lệ phí BHTG (bảng 2) cũng đảm bảo tính minh bạch, chênh lệch giữa các mức phí thực sự tạo động lực khuyến khích các tổ chức tham gia BHTG hoạt động tốt hơn.

 

Tính đúng không dễ

Tuy nhiên, để hệ thống phí BHTG theo rủi ro thực sự đi vào cuộc sống, một thách thức đang đặt ra là làm thế nào để kiểm soát được chất lượng thông tin đầu vào phục vụ cho việc xếp hạng. Bên cạnh đó, đòi hỏi các cơ quan giám sát khi đưa ra xếp loại định tính phải hoàn toàn khách quan và chính xác.

Bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, bản thân các tổ chức tham gia BHTG cần có sự chuẩn bị và điều chỉnh để số liệu được phản ánh một cách minh bạch. Nghiệp vụ tiếp nhận xử lý liên quan đến rất nhiều cơ quan, mô hình của nó là Uỷ ban Giám sát, DIV, và các cơ quan liên quan khác như Bộ Tài chính, NHNN. Theo bà Hương, các cơ quan này phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với nhau, có chức năng rõ ràng thì mới làm được. Đồng thời, DIV phải được giao thêm chức năng (chứ không chỉ là giám sát, xử lý) và bổ sung nguồn tài chính. DIV phải được phép hoặc Chính phủ giao cho cơ quan này phát hành trái phiếu chính phủ để lấy tiền bảo lãnh cho các ngân hàng.

DIV dự kiến, sau khi được Chính phủ phê duyệt, sẽ tiến hành thử nghiệm cơ chế phí mới trong 2 năm (2008 – 2009) trước khi áp dụng chính thức vào năm 2010.

 

Bảng 1: Các chỉ tiêu và điểm tối đa

  

Các yếu tố

Điểm tối đa

Yếu tố định lượng

60

1. Mức đủ vốn

1.1.a. Tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu

1.1.b. Tỷ lệ tự tạo vốn (áp dụng đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài)

1.2. Hệ số đòn bẩy

30

20

20

 

10

2. Chất lượng tài sản

2.1. Khả năng bù đắp nợ quá hạn

2.2. Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ

20

10

10

3. Khả năng sinh lời

3.1. ROA (Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản có)

3.2. ROE (Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu)

10

5

5

Yếu tố định tính

40

1. Xếp hạng của cơ quan giám sát

2. Các thông tin khác (đánh giá của DIV về thực hiện quy định BHTG,…)

25

15

Tổng điểm

100

 

Bảng 2: Hạng phí, tỷ lệ phí

 

Tỷ lệ phí

cơ sở

Các nhóm rủi ro

I

(> 80 điểm)

II

(> 65 và < 80 điểm)

III

(> 50 và < 65 điểm)

IV

(< 50 điểm)

Tỷ lệ phí (%)

0,1

0,2

0,4

0,6

          

 

Tỷ lệ phí điều chỉnh

Các nhóm rủi ro

I

(> 80 điểm)

II

(> 65 và < 80 điểm)

III

(> 50 và < 65 điểm)

IV

(< 50 điểm)

Tỷ lệ phí (%)

0,15

0,3

0,6

0,8

 

Nguồn: DIV

    

(Theo ĐTCK Online)

 

Comments are closed.