Ngành ngân hàng, chất xám chảy “chỗ trũng”(webbaohiem)

(?TCK-online) Tr??c ?ây, khi so sánh l?i th? c?nh tranh c?a các ngân hàng trong n??c v?i các ngân hàng n??c ngoài, ng??i ta th??ng hay nh?c ??n truy?n th?ng v?n hoá, s? am hi?u ??a ph??ng hay l?i th? v? m?ng l??i… Nh?ng, nh?ng l?i th? này ??u không b?n v?ng và trên th?c t? ?ang d?n ???c các ngân hàng n??c ngoài san b?ng kho?ng cách.

 Với mục tiêu đầu tư lâu dài ở Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài đều có chiến lược tăng cường quản trị, nâng cao công nghệ, dịch vụ…, đặc biệt là thu hút nguồn nhân lực cao cấp.

Chẳng hạn, với 80% nhân sự cao cấp từ Trưởng bộ phận đến Tổng giám đốc đều là người Việt Nam, không thể không nhận xét là Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ cũng am hiểu địa phương như những ngân hàng trong nước. Còn tại Ban điều hành cao cấp của Ngân hàng TNHH một thành viên Standard Chartered (Việt Nam) có tới hơn 50% là người Việt Nam. Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) cũng có những vị trí nhân sự cấp cao như Giám đốc toàn quốc khối dịch vụ tài chính doanh nghiệp, Giám đốc kinh doanh ngoại tệ và vốn, Giám đốc tài chính… là người Việt Nam.

Bà Huỳnh Thị Ngọc Trúc, Giám đốc nhân sự HSBC Việt Nam cho biết, Ngân hàng sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho những nhân viên nằm trong nhóm phát triển tài năng có cơ hội được học hỏi và làm việc tại các văn phòng và chi nhánh HSBC toàn cầu. Sau 5 đến 10 năm, nguồn nhân lực này sẽ là một trong những lực lượng nòng cốt của không chỉ HSBC Việt Nam mà của Tập đoàn HSBC. Ông Louis Taylor, Tổng giám đốc Standard Chartered Việt Nam chia sẻ, DN nước ngoài cần coi trọng sự phát triển nguồn nhân lực tại địa phương song song với việc phát triển kinh doanh tại địa phương đó. Hơn thế, sử dụng người bản địa cho các vị trí cao cấp sẽ là một lợi thế đối với DN, bởi họ là những người hiểu biết thị trường nội địa rất tốt.

Tất nhiên, các yêu cầu cho một vị trí không phải lúc nào cũng được thỏa mãn, không thể đòi hỏi ở vị trí đó, người lãnh đạo có năng lực hoàn hảo như người nước ngoài, nhưng lại hiểu thị trường Việt Nam như người Việt Nam. Bà Đàm Bích Thủy, Tổng giám đốc Ngân hàng ANZ khu vực Mê Kông nhận định, vấn đề là nhìn thấy ở con người đó sự hết mình, làm việc hết mình với tất cả khả năng. "ANZ sẵn sàng đặt niềm tin và giao nhiệm vụ để người Việt Nam thực hiện tốt. Quan trọng là, khi đã có niềm tin, cần tạo điều kiện, một môi trường ủng hộ để họ hoàn thành công việc".

Đánh giá về vấn đề này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, Ủy viên thường trực HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình cho rằng, việc bị "hút" chất xám bây giờ không thể gọi là "thách thức" nữa mà là mối "đe dọa" thực sự đối với các ngân hàng trong nước. Ông Hiếu nhận định, lương, chế độ ưu đãi thấp đã khiến những người giỏi phải "xách va ly" lên đường. Tuy nhiên, cũng có nhiều người ra đi không phải vì đồng lương, mà vì cơ hội học hỏi ở môi trường chuyên nghiệp quốc tế với những quy trình chuẩn mực, bài bản, rõ ràng.

"Ở các ngân hàng nước ngoài, tính tuân thủ luật pháp, tuân thủ khung pháp lý, tuân thủ những cam kết với đồng nghiệp và khách hàng rất cao. Trong khi đó, tại các ngân hàng trong nước thì gọi sự không tuân thủ là ‘linh động’, tuy nhiên nhiều khi lại… linh động quá", TS. Hiếu nói.

Trên thực tế, nhiều ngân hàng trong nước rất quan ngại và đã lên kế hoạch giữ chân nhân tài, thu hút nguồn nhân lực mới. Các ngân hàng đã lập "tuyến phòng thủ", bảo vệ nguồn nhân lực bằng cách thuyết phục nhân viên, tăng lương, quyền lợi… Hay đơn giản là khi có nhu cầu chạy ra thị trường tìm nguồn nhân lực mà không có kế hoạch, mục tiêu, định hướng dài hạn. Đó chỉ là những biện pháp tạm thời và nói chung vẫn rất lúng túng. Ông Hiếu cho rằng: "Về lâu dài, các ngân hàng trong nước phải đi theo chuẩn vận hành quốc tế với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Nhân viên được trau dồi và sử dụng kiến thức một cách hiệu quả thì mới có thể giữ chân được nhân tài".

Rõ ràng, với những lợi thế không thể chối bỏ về vốn, công nghệ, trình độ quản trị, nay bằng chiến lược nhân sự bài bản, các ngân hàng nước ngoài ngày càng chiếm lĩnh ưu thế. Đây là những điều các ngân hàng trong nước cần phải tính đến nếu muốn cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài. Đặc biệt, từ ngày 1/1/2011, các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sẽ được đối xử quốc gia đầy đủ như các ngân hàng trong nước theo lộ trình cam kết gia nhập WTO, thì mức độ cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn.

Báo Đầu tư – Cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(Nguon: tinnhanhchungkhoan.vn)

Comments are closed.