Ngày 25-7, trong bài phát bi?u h?ng tu?n trên truy?n thanh và m?ng Internet, T?ng th?ng Barack Obama ti?p t?c lên ti?ng b?o v? d? lu?t c?i cách h? th?ng y t?. Ông cho r?ng n?u d? lu?t ???c thông qua, các doanh nghi?p nh? có th? ti?t ki?m chi phí mua b?o hi?m cho nhân viên nh? ???c t? do l?a ch?n các ch??ng trình b?o hi?m giá th?p t? th? tr??ng b?o hi?m.
Người nghèo không có cửa
Tham vọng của ông Obama là muốn mở rộng bảo hiểm y tế cho mọi người dân Mỹ. Hiện có 47 triệu người Mỹ không có bảo hiểm y tế.
Một nguyên nhân của thực trạng này là do các công ty bảo hiểm tư nhân thu mức phí bảo hiểm quá cao, đồng thời hạn chế các dịch vụ y tế cao cấp dành cho bệnh nhân có bảo hiểm (trừ phi họ phải đóng thêm tiền).
Chất lượng dịch vụ y tế ở Mỹ được đánh giá rất tốt nhưng nó không dành cho người nghèo. Ông Wendell Potter, cựu giám đốc quan hệ công chúng của Công ty Bảo hiểm Cigna, là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ cải cách y tế.
Ngày 26-7, Báo The Observer (Anh) đã đăng những lời bộc bạch của ông vì sao ông lại rời bỏ một trong những công ty bảo hiểm y tế lớn nhất nước Mỹ và vận động chống lại cách làm ăn đặt lợi nhuận lên trên hết của các công ty bảo hiểm tư nhân.
Vào tháng 7-2007, trong một chuyến về thăm người bà con ở vùng miền núi nghèo khó ở đông bắc bang Tennessee, ông Potter đã chứng kiến hàng trăm người nghèo không có bảo hiểm chen chúc xếp hàng để được khám bệnh miễn phí. Một số người từ bang Georgia đã lái xe hàng trăm cây số để được đến đây khám bệnh. Vì quá đông, nhiều bệnh nhân phải nằm la liệt trên các vỉa hè ướt sũng nước mưa.
Lúc này, Potter nhận ra một thực trạng đau lòng rằng hệ thống chăm sóc y tế của Mỹ đã gạt bỏ hàng triệu người nghèo. Họ không ngừng tìm cách tăng chi phí, kiếm lợi nhuận, bất chấp tổn thất về con người. Ngay sau đó, Potter đã từ chức ở Công ty Bảo hiểm Cigna. Cuối tháng trước, ông đã ra điều trần trước quốc hội, tố cáo các công ty bảo hiểm nâng cao chi phí, o bế các nhà chính trị ủng hộ họ và từ chối trả bảo hiểm khi bệnh nhân đau ốm.
Tìm mọi cách từ chối bảo hiểm
Ông Potter dẫn ra một trường hợp ngay chính trong công ty mà ông làm việc. Năm 2007, Công ty bảo hiểm Cigna từ chối trang trải chi phí ghép gan cho bệnh nhân Nataline Sarkisyan 17 tuổi ở bang California vì cho rằng chi phí này không nằm trong phạm vi được bảo hiểm. Sau đó, công ty bất ngờ đồng ý chi trả bảo hiểm cho Nataline Sarkisyan. Tuy nhiên, quyết định đưa ra quá muộn vì chỉ hai tiếng sau đó, Sarkisyan chết.
Nhiều công ty bảo hiểm cũng rà soát hồ sơ bệnh án để tìm ra những chi tiết chuyên môn giúp họ từ chối thanh toán bảo hiểm. Gần đây, một y tá ở bang Texas bị ung thư vú đã bị từ chối chi trả bảo hiểm chỉ vì trước đây cô từng điều trị mụn và người bác sĩ nhầm lẫn ghi trong hồ sơ bệnh án là triệu chứng tiền ung thư. Công ty bảo hiểm cho rằng cô đã không trung thực khi khai báo chưa từng trải qua điều trị nào về ung thư.
Tháng trước, theo kết quả một cuộc điều tra của Quốc hội Mỹ, từ năm 2003-2007, có ba công ty bảo hiểm đã tiết kiệm được hàng trăm triệu USD nhờ hủy bỏ 20.000 hợp đồng bảo hiểm với các bệnh nhân hiểm nghèo như ung thư vú, ung thư hệ thống hạch…
Trong chín năm qua, các công ty bảo hiểm cũng đã đóng góp 372 triệu USD cho các nhà chính trị của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ và cho các nhóm vận động hành lang tung ra các quảng cáo trên truyền hình phê phán kế hoạch cải cách y tế của ông Obama.
Hiện có hai dự luật về cải cách y tế đang được thảo luận ở Hạ viện và Thượng viện Mỹ với chi phí thực hiện khoảng 1.000 tỷ USD trong 10 năm. Cả hai dự luật đều đòi hỏi mọi cá nhân phải mua bảo hiểm y tế (chỉ loại trừ một số trường hợp), nếu không sẽ bị phạt tiền. Họ sẽ được nhà nước trợ cấp để mua bảo hiểm. Người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm y tế cho nhân viên ít nhất là 60% mức phí bảo hiểm.
Nguồn: Pháp Luật TP.HCM Online
Comments are closed.