
Bảo hiểm nhân thọ cũng đạt doanh thu cao nhất trong vòng 3 năm qua với9.397 tỉ đồng, tăng 12% so với năm 2006.
Từ kết quả hoạt động trên,Hiệp hội Bảo hiểmước tínhsự tăng trưởng của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam năm 2008 khoảng 20% đến 25% và thị trường bảo hiểm phi nhân thọtăng trưởng khoảng 30%.
Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ năm 2007 đạt 4.500 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu gần 8.000 tỉ đồng, đầu tư vào nền kinh tế gần 9.000 tỉ đồng. Dẫn đầu doanh thu là Bảo hiểm Bảo Việt (2.258 tỉ đồng), tiếp đó là PVI (1.735 tỉ đồng) vàBảo Minh (1.706 tỉ đồng).
Trong khi đó, dẫnđầu doanh thu bảo hiểm nhân thọ là Prudential 3.958 tỉ đồng, Bảo Việt nhân thọ 3.250 tỉ đồng, AIA 547 tỉ đồng và ACE Life qua 2 năm hoạt độngđạt được doanh thu 174 tỉ đồng.
Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ là 31.303 tỉ đồng, tăng 19% so với 2006. Dẫn đầu là Prudential 13.211 tỉ đồng, Bảo Việt nhân thọ 12.215 tỉ đồng, Manulife 3.086 tỉ đồng, AIA 1.762 tỉ đồng. Hiệp hội Bảo hiềm cũng nhận địnhnăng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã tăng lên.
Tuy nhiên, theo nhận định của hiệp hội, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ vẫn chưa chấm dứt tình trạng hạ phí bảo hiểm, tăng phần trợ cấp cho các đại lý, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm có kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm không khả quan, thậm chí không có lãi do tăng tỷ lệ bồi thường, doanh thu thấp do giảm phí và tăng chi phí, lãi thu được để chia cho cổ đông chủ yếu từ lãi đầu tư. Tình hình này nếu kéo dài sẽ hạ uy tín của doanh nghiệp.
Trong năm ngoái, các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả cho hợp đồng đáo hạn và cho người tham gia bảo hiểm gặp sự cố bảo hiểm với số tiền là 2.204 tỉ đồng, tăng 5,29% so với 2006.
Năm 2007 cũng là năm mà số lượng các hợp đồng chấm dứt trước thời hạn tăng khá cao. Cả năm 2007, các doanh nghiệp bảo hiểm trả giá trị hoàn lại 1.228 tỉ đồng, tăng 10,60% so với năm 2006.Theo hiệp hội,vấn đề này cũng phản ánh một phần tác động của thị trường chứng khoán, tiền gửi tiết kiệm, giá vàng hấp dẫn cũng như giá cả lạm phát gia tăng làm cho kế hoạch tiết kiệm để đóng phí bảo hiểm của nhiều gia đình gặp khó khăn, buộc phải chấm dứt hợp đồng trước hạn.
Các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm 2007 đã đồng loạt tăng vốn, nâng mức vốn pháp định lên 300 tỉ đồng đối với bảo hiểm phi nhân thọ, 600 tỉ đồng đối với bảo hiểm nhân thọ, 200 tỉ đồng đối với bảo hiểm dầu khí hoặc vệ tinh hoặc bảo hiểm liên kết đầu tư, 10 tỉ đồng đối với thành lập chi nhánh thứ 21.
Hiện, tổng số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có mặt tại thị trường Việt Nam là 23 doanh nghiệp, bảo hiểm nhân thọ có 9 và 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm, 8 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đã đầu tư vào nền kinh tế trên 40.000 tỉ đồng bằng vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm (chủ yếu là trung và dài hạn).
Comments are closed.