(ANT?) – Ngày 1-10 n?m nay, Lu?t B?o hi?m y t? chính th?c có hi?u l?c. Hãy còn g?n n?a tháng n?a, v?y mà trong cu?c giao ban công tác khám, ch?a b?nh 6 tháng ??u n?m 2009, B? tr??ng B? Y t? ?ã ph?i lên ti?ng kêu g?i các b?nh vi?n chu?n b? tinh th?n s?n sàng tr? l?i nh?ng ý ki?n c?a ng??i dân. Còn giám ??c các s? y t?, giám ??c các b?nh vi?n thì kêu “v?a khó, v?a kh?”.
Bản thân Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (BHYT), Bộ Y tế cũng khá lúng túng khi được hỏi về phương án thực hiện “cùng chi trả”. Nghĩa là, Quỹ BHYT chỉ chi 100% cho trẻ dưới 6 tuổi, người có công với cách mạng đi khám chữa bệnh đúng tuyến, đúng thủ tục. Còn lại, những người về hưu, cán bộ công chức, BHYT tự nguyện khám chữa bệnh trên 15% lương tối thiểu, tức là từ 97.000 đồng trở lên đều phải “cùng chi trả”. Lo lắng thực hiện quy định này chính là các bệnh viện.
Đơn cử một bệnh viện đa khoa tỉnh, mỗi ngày có tới từ 800-1.000 bệnh nhân, làm cách nào phân biệt được ngay người này cùng chi trả 5%, người khác 20%? Trước đây, chỉ để thu một phần viện phí, bệnh viện phải tuyển thêm 10 nhân viên. Nay thực hiện cùng chi trả chắc chắn sẽ phải tuyển thêm người. Bệnh viện là nơi khám chữa bệnh, lấy đâu ra người để làm việc thu chi tiền nong, kiểm tra giấy tờ.
Người bệnh đã phải xếp hàng lấy số, xếp hàng khám bệnh, xếp hàng xét nghiệm, giờ lại thêm xếp hàng trả tiền. Việc thực hiện cùng chi trả không chỉ “hành” người bệnh mà còn khiến cho công việc tài chính phức tạp hơn rất nhiều. Làm sao để phân loại bệnh nhân nào phải cùng chi trả, người nào miễn 100%. Vấn đề mà bệnh viện hiện đang phải đối mặt không phải là vấn đề chuyên môn, năng lực, mà chính là việc cải cách thủ tục hành chính.
Nói thì rất nhiều, rất to, nhưng thực hiện rất ít. áp lực quá tải của bệnh nhân đổ lên các bác sỹ vốn dĩ được đào tạo chỉ để khám bệnh cứu người, nay lại càng nặng nề hơn. Một bài toán khó đối với các bệnh viện khi thực hiện quy định mới về BHYT là Quỹ BHYT chỉ thanh toán đối với các trường hợp bị tai nạn giao thông và không vi phạm Luật Giao thông. Các bác sỹ chỉ có thể biết người bệnh có uống rượu không, hoặc hỏi họ có đội mũ bảo hiểm không, chứ làm sao biết người bệnh có vi phạm Luật Giao thông hay không để xác định được thanh toán BHYT.
Quy định mới này quả thật rất rắc rối khi thực hiện. Vấn đề người bệnh phải cùng chi trả 5% và 20% cũng sẽ “làm khó, làm khổ” các cơ sở y tế. Những bước chuẩn bị để thực hiện BHYT theo những quy định mới được gọi cái tên rất kêu là “Phương án tháng 10”. Bản thân ông Bộ trưởng Y tế cũng thừa nhận sự rườm rà của nó.
Theo ông, năm 1998 quy định “cùng chi trả” đã thất bại “không kèn không trống”, nhưng lần này là Luật BHYT, không thực hiện không được. Ông Bộ trưởng cũng khẳng định, khi thực hiện chắc chắn sẽ có những phản ứng vì người bệnh sẽ mất thêm thời gian xếp hàng trả tiền. Vì vậy, ngay từ bây giờ, các bệnh viện phải chuẩn bị ngay điều kiện, xây dựng các phương án cải tiến thủ tục hành chính để giảm bớt phiền hà cho người bệnh. Tháng 10 tới, Bộ Y tế sẽ thành lập 12 đoàn kiểm tra các bệnh viện triển khai các phương án thực hiện BHYT mới.
Bộ Y tế cam kết sẽ cố gắng để giảm bớt phiền hà cho người bệnh ở mức thấp nhất. Các bệnh viện còn kêu khó, kêu khổ, không hiểu người bệnh còn kêu đến đâu, kêu ai?
Đan Thanh
Nguồn An Ninh Thủ đô
Comments are closed.