Quỹ bảo hiểm tiền gửi của chính phủ Mỹ, quỹ nhằm bảo vệ tài sản người gửi tiền tại các ngân hàng ở Mỹ, rơi vào tình trạng bút toán đỏ lần đầu tiên kể từ năm 1990s, khi cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay diễn ra.
FDIC vừa công bố thâm hụt tài khoản của quỹ này là 8,2 tỷ USD. Tuy nhiên những người gửi tiền không cần phải lo lắng vì các khoản tiền gửi của họ vẫn được bảo đảm. Lý do là hầu như tất cả các khoản tiền để FDIC chi trả cho các ngân hàng thua lỗ đã được tính riêng.
Vào hồi tháng 10, quan chức FDIC cho biết quỹ bảo hiểm tiền gửi này đã bị thâm hụt, nhưng báo cáo hôm thứ ba tuần này là lần đầu tiên con số thâm hụt được công bố. Theo báo cáo của FDIC, cho dù nền kinh tế đang ban đầu hồi phục thì 8100 tổ chức tín dụng tại Mỹ vẫn đang trong tình hình đầy rủi ro.
Trong báo tình hình ngân hàng trên toàn nước Mỹ, FDIC cho biết các ngân hàng đạt mức lãi 2,8 tỷ USD trong quý III, sau khi lỗ 4,3 tỷ USD trong quý trước đó. Trong khi đó số ngân hàng thuộc diện rủi ro cao có khả năng sụp đổ tăng từ 416 ngân hàng trong quý II lên 552 ngân hàng trong quý III. Số lượng các khoản nợ khó đòi tăng trong hầu hết cách lĩnh vực: thẻ tín dụng, cầm cố, kinh doanh vừa và nhỏ và bất động sản, mặc dù mức tăng với tốc độ chậm hơn.
Tính đến nay đã có 124 ngân hàng sụp đổ trong năm 2009, và các nhà phân tích dự tính còn khoảng hàng trăm ngân hàng nữa sẽ sụp đổ trong những tháng tới. Tình trạng này sẽ gây khó khăn hơn cho FDIC.
Các quan chức liên bang đang lên kế hoạch hành động bơm tiền vào cho FDIC. Theo đó cơ quan này sẽ kêu gọi các ngân hàng cấp vốn cho FDIC bằng việc ra chỉ thị các ngân hàng trả trước các khoản dự trự bắt buộc hàng năm, mà đáng ra đến năm 2012 mới phải trả.
FDIC dự tính, số lượng ngân hàng sụp đổ sẽ tiêu tốn của cơ quan này khoảng 100 tỷ USD trong vòng 5 năm tới, một nửa trong con số dự tính này đã được dự phòng, và nửa còn lại sẽ lấy từ tiền dự trữ trả trước của các ngân hàng.
Nguyên Bùi
stox.vn
Comments are closed.