Điểm mặt những doanh nghiệp có hệ số DER “khủng” quý 1

(Vietstock) – Ngoại trừ các ngành đặc thù như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, tính đến ngày 17/05, đã có 554 doanh nghiệp báo cáo kết quả kinh doanh quý 1. Trong đó, nhiều doanh nghiệp có hệ số nợ/vốn chủ sở hữu (DER) khá rủi ro.Theo VietstockFinance, hiện có 8 công ty có hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu (DER) trên 10; 26 doanh nghiệp có hệ số này từ 5-10; 258 doanh nghiệp có hệ số này từ 1-5; 231 doanh nghiệp có hệ số dưới 1.

* Toàn cảnh kết quả kinh doanh Quý 1: Hiệu quả sụt giảm mạnh!

* Doanh nghiệp thép lỗ vì lãi suất và chênh lệch tỷ giá

* Doanh nghiệp Dệt may: “Ăn chắc mặc bền”

* Doanh nghiệp bất động sản thực sự gặp khó

* Cao su thiên nhiên – Săm lốp: Kẻ sốt vó, người ung dung

* Cổ phiếu chứng khoán “tơi tả” do dự phòng: Cơ hội vẫn còn

* Cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận quý 1

Khi xem xét các hệ số nợ trên sàn, STL là doanh nghiệp đang đứng trước rủi ro khá lớn do hệ số DER lên đến 22. Các chỉ số còn lại của STL, gồm nợ vay/tổng nợ là 0.71, nợ vay/VCSH là 15.71. Ngoài ra, nợ ngắn hạn/nợ dài hạn của công ty là 1.06.

Kế đến là TLT với DER = 17.97. Các hệ số khác của công ty này gồm nợ vay/tổng nợ =0.63, nợ vay/VCSH là 11.4, riêng nợ ngắn hạn/nợ dài hạn lên đến 25.86.

VMD cũng là một trong số các doanh nghiệp cần xem xét vì doanh nghiệp này có hệ số DER là 17.53. Nợ vay/tổng nợ của công ty này là 0.18, nợ vay/VCSH là 3.17, nợ ngắn hạn/nợ dài hạn bằng 10.86.

Các doanh nghiệp còn lại có hệ số DER cao có thể kể đến như DDM (17.15), SDS (11.29), S27 (11.07), SD8 (10.57), V21 (10.31); PPS (8.09)…

Hệ số DER như trên cho thấy tài sản của nhiều công ty niêm yết trong quý 1 vừa qua được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ. Với hệ số Nợ vay/vốn chủ sở hữu cao có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ và phải chịu lãi suất vay lớn, đặc biệt là trong bối cảnh lãi suất không ngừng tăng cao như hiện nay.

Bội Mẫn
vietstock.vn

Comments are closed.