Cắt giảm đầu tư: Mừng và lo

giam_dau_tu.jpgTh?c hi?n ch? ??o c?a Chính ph? v? vi?c c?t gi?m ho?c ?ình hoãn các công trình ??u t? ch?a th?c s? c?n thi?t, kém hi?u qu? ?? góp ph?n ki?m ch? l?m phát, các t?p ?oàn, t?ng công ty nhà n??c ?ã c?t gi?m ?ình hoãn 609 d? án.

Các đơn vị cắt giảm vốn đầu tư nhiều nhất là Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ (6.500 tỷ đồng), Tập đoàn Dầu khí (6.000 tỷ đồng)… Tổng số vốn của các dự án được cắt giảm là hơn 34.000 tỷ đồng. Đây là động thái tích cực của các DN lớn. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là phải chăng trước khó khăn của nền kinh tế đã lộ dần những hạn chế của các DN lớn trong việc quản lý dự án, sử dụng nguồn vốn… 


Tổng số vốn mà 74 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước nắm giữ trong 6 tháng đầu năm 2008 lên tới gần 403.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của các đơn vị này đạt trên 76.000 tỷ đồng, bằng 53,5% kế hoạch. Thời gian qua để góp phần kiềm chế lạm phát, ngân sách nhà nước chỉ bù lỗ cho mặt hàng xăng dầu và một số mặt hàng đầu vào quan trọng như xăng dầu, điện, phải chấp nhận lỗ là nhằm giúp hàng loạt các mặt hàng khác sản xuất có hiệu quả hơn, lợi ích tổng thể của nền kinh tế sẽ được bảo đảm hơn. Tuy nhiên, không ít trường hợp thua lỗ vì sự yếu kém trong hoạt động của doanh nghiệp, không đứng vững được trước tác động của lạm phát và các cuộc chạy đua lãi suất ngân hàng từ đầu năm đến nay. Cùng lúc có thể cắt giảm số dự án lớn như vậy, phải chăng, việc quản lý đầu tư tại các DNNN lâu nay đang bị buông lỏng. Vốn của các DNNN nếu không được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước cũng là vay ngân hàng, với mức lãi suất cao và nhiều rủi ro như hiện nay, việc cắt giảm 34.000 tỷ đồng của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước có thể sẽ để lại những thiệt hại không nhỏ.

Tuy nhiên, đại diện Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước cho biết, những khoản vốn vay Chính phủ giao cho các Tập đoàn sử dụng đều được quản lý chặt chẽ, trong đó có số vốn trái phiếu quốc tế 750 triệu USD huy động năm 2005 giao cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đầu tư. Thủ tướng cũng đã yêu cầu Bộ Tài chính có quy chế về việc sử dụng, đồng thời đưa những khoản vốn này vào cùng một ngân hàng để thuận tiện cho việc kiểm soát. Nhưng trong số 266 dự án của Vinashin đang đầu tư với khoảng 160 dự án sử dụng nguồn vốn vay này, có bao nhiêu dự án bị đưa vào diện cắt giảm trong năm 2008 và bao nhiêu phần trăm (%) nguồn vốn đó được sử dụng hiệu quả thì vẫn chưa được báo cáo cụ thể. Việc các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đầu tư 7.370 tỷ đồng vào 3 lĩnh vực rủi ro cao là ngân hàng, bất động sản, chứng khoán được đánh giá là không nhỏ và cũng không lớn so với vốn chủ sở hữu và tài sản của doanh nghiệp, nhưng lại chưa chỉ rõ mức độ lỗ, lãi của những khoản đầu tư này.

Liên hệ mật thiết với hiệu quả hoạt động của DNNN là quá trình cổ phần hóa, bởi những hy vọng về lợi ích của sự đổi mới quản trị doanh nghiệp theo mô hình mới hiệu quả. Tiến độ cổ phần hóa diễn ra khá tốt ở các doanh nghiệp Nhà nước nhỏ, nhưng lại chậm ở những đơn vị nắm giữ lượng vốn lớn. Từ đầu năm đến nay cả nước mới có thêm 30 DNNN hoàn thành cổ phần hóa, trong đó có 1 ngân hàng thương mại; giải thể được 1 doanh nghiệp và không có doanh nghiệp nào phá sản. Tiến độ cổ phần hóa chậm, lý giải là do thị trường chứng khoán đi xuống đã khiến cho việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) gặp nhiều khó khăn. Tuy rằng, doanh nghiệp không vì chạy theo giá cổ phiếu mà làm chậm quá trình IPO, làm chậm quá trình cổ phần hóa, nhưng khi cổ phần hóa gắn với lợi ích sát sườn của chính lãnh đạo đơn vị thì việc thị trường chứng khoán đi xuống trở thành rào cản không hề nhỏ đối với tiến độ cổ phần hóa. 

Rõ ràng, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước chưa thể lạc quan về hiệu quả hoạt động đầu tư 6 tháng đầu năm của mình. Còn rất nhiều việc phải làm để thực hiện tốt sứ mệnh là “anh cả đỏ” của nền kinh tế.

Kinh tế & Đô Thị

Comments are closed.