Trong n?n kinh t? th? tr??ng, vi?c c?nh tranh là t?t y?u, là b?n ch?t, c?nh tranh gi?a các nhà cung c?p s? giúp ng??i mua có s? th? l?a ch?n ???c s?n ph?m t?t h?n, r? h?n. ?ây là ?i?u ???c khuy?n khích và là ??ng l?c phát tri?n kinh t?, phát tri?n doanh nghi?p. Nh?ng ti?c r?ng trong l?nh v?c b?o hi?m, m?t ngành ??c thù, l?i không h?n là nh? v?y.
Nhận diện cạnh tranh trong lĩnh vực Bảo hiểm Xe cơ giới
Nếu như năm 1999 mới có 10 DNBH hoạt động thì đến năm 2008, đã có 29 DNBH Phi nhân thọ, 11 DNBH Nhân thọ, 10 Công ty môi giới bảo hiểm. Điều này làm tính cạnh tranh của thị trường bảo hiểm phát huy tác dụng tới mức độ gay gắt, đặc biệt là trong lĩnh vực Bảo hiểm PNT.
Với thời hạn hợp đồng bảo hiểm thường là một năm, khoảng thời gian đáo hạn hợp đồng là thời cơ để giành giật khách hàng, giành giật doanh thu phí bảo hiểm. Các DNBH đều có ít nhất từ 6 cho đến 60 công ty thành viên, chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trên cả nước làm cho cuộc cạnh tranh bức xúc hơn: cạnh tranh giữa các DNBH với nhau rồi đến cạnh tranh ngay cả giữa các công ty thành viên, chi nhánh của một DNBH.
Với những DNBH hoặc chi nhánh mới bước vào hoạt động, hướng phát triển doanh thu, chiếm lĩnh thị trường đầu tiên của họ thường là Bảo hiểm Xe cơ giới với ưu thế nhiều tiềm năng, ít phải đào tạo và đầu tư, dễ giành giật khách hàng và hợp đồng bảo hiểm. Để thực hiện mục đích này, các DNBH thường chọn biện pháp hạ phí bảo hiểm so với đối thủ cạnh tranh để thu hút khách hàng đang tham gia bảo hiểm từ các DNBH khác khi hết hạn hợp đồng, thậm chí lôi kéo họ chấm dứt hợp đồng bảo hiểm đang thực hiện để sang tham gia bảo hiểm với DNBH của mình.
Những vấn đề tạo môi trường cho hạ phí bảo hiểm phát triển
Trước hết, sản phẩm bảo hiểm là lời cam kết, là một thỏa thuận dân sự. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm bị chi phối bởi Bộ Luật Dân sự và Luật Kinh doanh bảo hiểm. Lời cam kết này thể hiện tại Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm (gọi tắt là Quy tắc) do DNBH ban hành và đăng kí với Bộ Tài chính và được thể hiện một số nội dung trong hoạt động bảo hiểm. Nhưng trong Bảo hiểm Xe cơ giới, người tham gia bảo hiểm chỉ nhận được Giấy chứng nhận Bảo hiểm Xe cơ giới có ghi rõ tuân thủ theo Quy tắc nói trên và mặc nhiên công nhận Quy tắc này dù biết hay không biết, hiểu hay không hiểu vì họ chỉ chú ý đến phí bảo hiểm đóng thấp hay cao. Bằng việc hạ phí bảo hiểm, một DNBH nhỏ hay một chi nhánh mới ra đời đã lôi kéo không biết bao nhiêu khách hàng của DNBH khác, không làm tăng trưởng thị trường, không kích thích nhu cầu bảo hiểm của khách hàng mới chưa lần nào tham gia bảo hiểm. Kinh doanh bảo hiểm không cần vốn vì không có đầu vào trước khi bán sản phẩm bảo hiểm trong khi đó khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng là vô hạn, nói cách khác là khả năng chiếm lĩnh thị trường là vô hạn. Khác với các ngành khác, ví dụ muốn tăng lượng khách chuyên chở thì doanh nghiệp vận tải trước hết phải tăng số lượng máy bay hoặc ô tô. Điều này giới hạn năng lực của doanh nghiệp vận tải mới tham gia thị trường với quy mô nhỏ, sản phẩm cung ứng là giới hạn, có cạnh tranh hạ giá thì ít tác động đến toàn bộ thị trường nên Luật cạnh tranh không để ý đến.
Tuy nhiên, đối với DNBH và các chi nhánh, thực tiễn phát sinh hoàn toàn ngược lại. Đó là cuộc cạnh tranh khốc liệt, “cá bé nuốt cá lớn”, DNBH có thị phần lớn muốn giữ được khách hàng để giữ thị phần thì không còn cách nào khác là hạ phí bảo hiểm theo.
Thứ hai là cơ chế khoán doanh thu của DNBH cho chi nhánh và công ty thành viên. Chi phí tiền lương và quản lý của đơn vị được ấn định trên tỉ lệ % nhất định của doanh thu phí bảo hiểm. Vì vậy, họ cần doanh thu bằng mọi giá, kể cả hạ phí bảo hiểm thấp hơn nhiều để giành giật khách hàng, giành giật hợp đồng bảo hiểm.
Thứ ba là cơ chế hạch toán. Các doanh nghiệp bảo hiểm thường phân cấp cho chi nhánh giải quyết bồi thường cho những vụ tai nạn có giá trị dưới 10 triệu đồng, lớn hơn phải gửi về trụ sở chính giải quyết. Vì vậy không khoán hiệu quả cho chi nhánh. Về phía chi nhánh, cứ lấy doanh thu trừ đi số tiền giải quyết bồi thường thấy chênh lệch lớn là mừng. Về phía doanh nghiệp bảo hiểm, lấy doanh thu trừ đi số tiền đã giải quyết bồi thường của toàn công ty có chênh lệch dương cao (có lãi lớn) hoặc tỉ lệ bồi thường thấp ảo tưởng là có lãi nên tiếp tục hạ phí để cạnh tranh. Chỉ có phòng kế toán là nơi phải hạch toán đúng quy định của TT155, TT156 phí bảo hiểm phải trừ đi 10% hoa hồng đại lý, 2% chi phí đề phòng hạn chế tổn thất và phải trừ đi các khoản trích lập dự phòng, sau đấy, phần còn lại mới là Quỹ bồi thường trong năm:
Dự phòng phí chưa được hưởng bằng 50% số phí thực thu trong năm vì các hợp đồng bảo hiểm được kí kết từ tháng 1,2,3,…12 còn giá trị hiệu lực tương đương với thời gian đó trong năm sau.
Dự phòng bồi thường cho những tổn thất đã có thông báo của khách hàng đã giám định được thiệt hại bao gồm các tổn thất của các xe đang bị giam giữ tại cơ quan Công an, đang trong quá trình sửa chữa, đã sửa chữa xong chờ hồ sơ giấy tờ đòi bồi thường, chưa cần sửa chữa ngay vì xe vẫn hoạt động được chờ đại tu hoặc tranh thủ khai thác kinh doanh, đã giải quyết bồi thường nhưng khách hàng chưa chấp nhận đòi bồi thường lớn hơn, đang giải quyết xét xử tranh chấp tại tòa án.
Dự phòng giao động lớn cho những tổn thất thiên tai hàng chục năm, hàng trăm năm xuất hiện 1 lần như ngập nước của Hà nội 2008, bằng 5% doanh thu.
Ngoài ra, nếu thận trọng, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trích lập dự phòng bồi thường cho những tổn thất chưa thông báo hoặc chưa giám định được thiệt hại.
Nếu đem số tiền đã giải quyết bồi thường trong năm chia cho số tiền quỹ bồi thường nói trên theo đúng bản chất của hoạt động bảo hiểm thì chắc chắn không ít đơn vị không đủ quỹ để giải quyết bồi thường hay nói cách khác là thua lỗ.
Thứ tư là khách hàng tham gia bảo hiểm nhưng lại không mong muốn hưởng thụ sản phẩm bảo hiểm và rất ít khách hàng được hưởng thụ sản phẩm bảo hiểm. Khi được hưởng thụ, khách hàng mới phát hiện được cái hay cái dở của sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm này so với sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác là quá muộn từ đó mới phát hiện được tác hại của việc phí bảo hiểm thấp.
Hậu quả của việc cạnh tranh hạ phí bảo hiểm quá thấp
Hậu quả của việc cạnh tranh hạ phí bảo hiểm quá thấp đó là làm cho tình hình tài chính của chính doanh nghiệp bảo hiểm (quỹ bồi thường) suy giảm nghiêm trọng, nguy cơ thua lỗ, phá sản, vỡ quỹ bảo hiểm rất cao. Bảo hiểm là hoạt động nhạy cảm, sự phá sản của một doanh nghiệp bảo hiểm này kéo theo hàng triệu khách hàng, cả hệ thống bảo hiểm, tài chính tín dụng ảnh hưởng theo. Mạnh như tập đoàn AIG của Mỹ cũng lâm vào bờ vực phá sản nếu không có sự cứu trợ của Chính phủ Mỹ mua lại 79,9% cổ phiếu của AIG. Về phía khách hàng, có hậu quả trực tiếp là doanh nghiệp bảo hiểm chậm trễ, dây dưa trong việc giải quyết bồi thường hoặc cố tình tìm mọi lý do chế tài để cắt giảm số tiền bồi thường. Từ đó, khách hàng không chấp nhận tiền bồi thường dẫn đến khiếu kiện dai dẳng, thậm chí phải đưa ra tòa án.
Các giải pháp khắc phục
Khôi phục lại thị trường bảo hiểm xe cơ giới phát triển lành mạnh là mục tiêu trước mắt của ngành bảo hiểm và Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đề ra. Các giải pháp thực hiện như sau:
– Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới cho các Giám đốc chi nhánh và Trưởng phòng của các doanh nghiệp bảo hiểm
– Khảo sát học tập kinh nghiệm nước ngoài: Hiệp hội đã tổ chức cho các nhân viên của các doanh nghiệp bảo hiểm khảo sát các doanh nghiệp bảo hiểm và thị trường bảo hiểm xe cơ giới tại Singapore và Thái Lan,
– Xây dựng điều khoản biểu phí tiêu chuẩn để các doanh nghiệp bảo hiểm thảo luận và cùng nhau áp dụng.
Chúng ta biết rằng, phí bảo hiểm được xác định trên cơ sở xác suất xảy ra tổn thất là yếu tố mà các DNBH phải tuân thủ nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng. Phí BH = Xác suất tổn thất hoặc tỉ lệ bồi thường bình quân + Chi phí quản lý DNBH. Rõ ràng để giảm phí bảo hiểm không thể cắt giảm chi phí bồi thường mà chỉ có thể cắt giảm chi phí quản lý nhờ tiết kiệm hiệu quả. Với cách hiểu này, phí bảo hiểm chỉ có thể giảm 10% – 15% nhờ giảm chi phí quản lý là hợp lý. Nếu giảm hơn nữa là DNBH có vấn đề, trước sau cũng xảy ra tình trạng phí bảo hiểm không đủ để bồi thường. Vì vậy, các DNBH cần tuyên chiến với hạ phí bảo hiểm quá thấp để giành giật khách hàng.
Thay vì cạnh tranh hạ phí bảo hiểm, DNBH cần cạnh tranh bằng cách đưa ra các dịch vụ cung cấp tốt hơn cho khách hàng như có mặt tại nơi xảy ra tai nạn, trợ giúp khách hàng giải quyết hồ sơ với công an và giải quyết những sự cố xảy ra, kéo xe về nơi sửa chữa miễn phí, sửa chữa nhanh để mau đưa xe vào hoạt động đỡ phát sinh chi phí thuê xe hoặc thiệt hại kinh doanh khai thác xe của khách hàng, bồi thường kịp thời đầy đủ đỡ phát sinh lãi vay ngân hàng cho khách hàng,….
Song, biểu phí tiêu chuẩn có cao hơn biểu phí hiện hành trên thị trường nên có sự phản ứng của một số khách hàng. Phí cao hơn do tỉ lệ bồi thường cao; chi phí sửa chữa và phụ tùng thay thế tăng 20% – 40%; phạm vi bảo hiểm được mở rộng không khấu hao mới thay cũ với phụ tùng như kính chắn gió, gương, đèn, nội thất; tai nạn được bồi thường mở rộng với cả những va quệt với vật thể khác không phải là xe cơ giới (xe thồ, xích lô, bờ tường, cây cối) hoặc xảy ra trong nơi gửi xe, trong khi lùi xe, chạy thử xe.
Theo Hiệp Hội Bảo Hiểm Việt Nam
Comments are closed.