Chương trình giải cứu mới cho tập đoàn bảo hiểm hàng đầu của Mỹ

ttck250608.jpgBộ Tài Chính và FED công bố kế hoạch mới ứng cứu cho tập đoàn bảo hiểm lớn nhất Mỹ (AIG).


Bộ Tài Chính và FED cho biết ho đang cơ cấu lại khoản 100 tỷ USD hỗ trợ cho tập đoàn bảo hiểm lớn nhất Mỹ (AIG), nới lỏng điều kiện cho vay, thay một phần ban lãnh đạo hiện tại của tập đoàn, đầu tư vốn và tiến hành mua một số tài sản của AIG.

 

 

AIG sẽ nhận khoảng hơn 150 tỷ USD hỗ trợ từ chính phủ Mỹ.

 

Theo thỏa thuận trên, một trong số những thay đổi mà AIG phải tiến hành là giảm thưởng đối với một loạt giám đốc điều hành. AIG công bố thua lỗ 24,5 tỷ USD trong quý 3/2008, đây là quý thua lỗ thứ 4 liên tiếp.

 

Bộ Tài Chính Mỹ cho biết sẽ mua khoảng 40 tỷ USD cổ phiếu ưu đãi từ AIG theo điều khoản ứng cứu tập đoàn này công bố ngày 03/10/2008. Bộ Tài Chính còn có quyền mua 2% cổ phiếu phổ thông của AIG.

 

Theo FED, thương vụ trên của Bộ Tài Chính giúp họ giảm hạn mức tín dụng đối với AIG công bố ngày 16/09/2008 xuống 60 tỷ USD từ mức 80 tỷ USD. AIG sẽ trả 10% cổ tức cho số sổ phiếu ưu đãi, cao hơn mức thông thường là 5%.

 

FED đồng thời nới lỏng điều khoản các khoản vay đối với AIG, cắt giảm lãi suất Libor xuống 3% từ mức 8,5%. AIG phải trả lãi suất 0,75% cho những khoản tiền không sử dụng đến từ hạn mức tín dụng trên.

 

Nhà đầu tư vào AIG than phiền rằng điều khoản của khoản vay quá nặng nề và cản trở kế hoạch hồi phục hoạt động của AIG thông qua việc bán một số bộ phận và tài sản. Thế nhưng theo Bộ Tài Chính Mỹ, các biện pháp trên có mục đích bảo vệ thị trường tài chính.

 

Cũng trong ngày hôm qua, FED cam kết cung cấp khoảng 52,5 tỷ USD bằng việc thiết lập hai quỹ đầu tư vào AIG, thay cho khoản vay 37,8 tỷ USD FED cung cấp cho AIG vào ngày 08/10.

 

Quỹ đầu tiên sẽ dùng số tiền 22,5 tỷ USD để mua lại chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp từ công ty bảo hỉem tại New York. AIG cho quỹ này vay 1 tỷ USD và chịu thiệt hại 1 tỷ USD đầu tiên.
 
Quỹ thứ hai, với 30 tỷ USD hỗ trợ từ Liên bang, sẽ mua lại các khoản nợ đáo hạn mà AIG đã từng rót vốn cho các “hợp đồng bảo lãnh nợ khó đòi”(CDOs).

 

 

Ngọc Diệp (CafeF)
Theo Businessweek

 

Comments are closed.