Chật vật huy động vốn! (webbaohiem)

(?TCK-online) M?c dù lãi su?t ??u vào ?ã ???c t?ng lên 12%/n?m (t?ng thêm 1%/n?m) theo ??ng thu?n gi?a các thành viên v?i Hi?p h?i Ngân hàng Vi?t Nam (VNBA) t? ??u tu?n v?a qua, song nh?ng bi?n ??ng trên th? tr??ng ti?n t?, ??c bi?t là t? giá và giá vàng trong tu?n ?ã khi?n nh?ng k? ho?ch huy ??ng v?n b? thay ??i.

Những kỳ vọng về khả năng huy động tăng lên đã không thành hiện thực, buộc các ngân hàng phải tính tới các giải pháp khác, thậm chí một số ngân hàng đã chính thức đưa lãi suất huy động vượt trần mà chính mình vừa thỏa thuận.

Lãi suất cao hơn vẫn khó

Diễn biến thị trường trước ngày 8/11, khi lãi suất tiền gửi VND ở mức không quá 11%/năm, các ngân hàng cho biết, tình hình huy động vốn trở nên khó khăn, dù kỳ vọng lạm phát năm 2010 được kiểm soát ở mức 8% (lãi suất thực dương đến 3%/năm). Một phần, do sức ép của giá vàng và tỷ giá hối đoái tăng nên lãi suất tiết kiệm kém hấp dẫn.

Để tăng sức cạnh tranh cho lãi suất tiền gửi ngân hàng, giúp các nhà băng có thêm điều kiện thu hút tiền nhàn rỗi đáp ứng cầu vốn tăng cao dịp cuối năm, NHNN đã quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 1%/năm, lên mức 9%/năm kể từ đầu tháng 11/2010. Lãi suất huy động vốn được các ngân hàng tăng thêm 1%/năm và áp dụng cho tất cả các kỳ hạn từ thấp đến cao ở mức đồng đều 12%/năm.

Sau đúng một tuần kể từ thời điểm 8/11, và cũng là tuần chứng kiến sự "bùng nổ" trên thị trường vàng ngoại tệ, qua trao đổi với ĐTCK, các ngân hàng cho biết, thanh khoản vốn vẫn được đảm bảo, song tình hình huy động vốn không được như kỳ vọng. Thậm chí, tình trạng cũ đã xuất hiện trở lại, một số khách hàng có lượng tiền gửi lớn còn "mặc cả" với ngân hàng để được hưởng lãi suất cao hơn công bố. 

Sự khó khăn trong huy động thể hiện rất rõ ở chính sách huy động của các ngân hàng đang áp dụng. Tại hầu hết các ngân hàng hiện nay, mức lãi suất tiết kiệm đối với tiền đồng 12%/năm được áp dụng cho kỳ hạn 1 – 36 tháng và rất linh hoạt cho khách hàng. Có nghĩa, khách hàng gửi kỳ hạn dài ngày, nhưng nếu có nhu cầu rút vốn trước hạn, ngân hàng sẽ tính lãi suất đúng theo thời gian thực gửi. Người gửi tiền không bị thiệt vì  rút vốn trước hạn phải tính theo lãi suất không kỳ hạn như trước đây.

Ngoài ra, các ngân hàng còn gia tăng thêm nhiều chương trình khuyến mãi, quà tặng và kể cả tặng thêm tiền mặt. Thậm chí, ở một số ngân hàng, lãi suất huy động VND hiện còn chạm tới ngưỡng 13%/năm (áp dụng tại SeABank, dành cho kỳ hạn dài ngày từ 12 – 13 tháng), cao hơn 1%/năm so với mức đồng thuận giữa các nhà băng với Hiệp hội Ngân hàng.

Kể cả tăng lãi suất, nhưng theo một cán bộ của SeABank tại TP. HCM, nguồn vốn huy động cũng không mấy tăng trưởng trong tuần qua sau khi lãi suất tiết kiệm tăng thêm 1%/năm.

Giám đốc điều hành VIB Chi nhánh TP. HCM, ông Ngô Xuân  Dũng cho hay, chi phí đầu vào tăng lên, nhưng nguồn tiền nhàn rỗi vào ngân hàng chưa gia tăng tương ứng. Trong tuần qua, vốn huy động của VIB Chi nhánh TP. HCM chỉ tăng thêm trên dưới 1%.

Điều này cho thấy thị trường huy động vốn đang có những diễn biến khác, không phải như trước đây khi lãi suất ngân hàng tăng, khách hàng có tiền nhàn rỗi sẽ đem tiền vào gửi ngân hàng. 

Qua trao đổi với ĐTCK, Giám đốc NHNN Chi nhánh TP. HCM ông Hồ Hữu Hạnh cho rằng, cứ sau mỗi lần lãi suất giảm hoặc tăng, người gửi tiền lại có tâm lý kỳ vọng, dù xét tình hình lạm phát hiện nay và so với mục tiêu kiểm soát cả năm, lãi suất tiết kiệm đã thực dương. Do đó, theo ông Hạnh, cần thiết ổn định mặt bằng lãi suất.

 

Hệ lụy lãi suất cho vay

Không tính tác động từ cơn sốt vàng, ngoại tệ tuần trước, ngay từ khi NHNN tăng các loại lãi suất chỉ đạo và các ngân hàng thương mại thỏa thuận tăng lãi suất đầu vào vào tuần đầu tháng 11, các dự báo đều chỉ ra rằng, lãi suất cho vay sẽ tăng. Nhưng chỉ có điều, thực tế diễn ra dường như cao hơn dự báo một mức "khá".

Trao đổi với ĐTCK, nhiều ngân hàng cho biết, lãi suất cho vay bằng VND của nhiều khoản vay hiện được áp dụng ở mức 17 – 18%/năm cho khách hàng doanh nghiệp và 18 – 22%/năm đối với khách hàng cá nhân. 

Ông Hỗ Hữu Hạnh đưa ra nhận định, chính sự mặc cả của khách hàng gửi tiết kiệm và sự cạnh tranh trong huy động vốn của các nhà băng đã đẩy lãi suất cho vay thỏa thuận tăng lên. Còn thực tế, cung vốn ở nhiều ngân hàng vẫn khá dồi dào và nhu cầu vốn của khách hàng doanh nghiệp không tăng mạnh như cùng kỳ năm trước.

Chính vì vậy, nhiều chuyên gia ngân hàng cũng hy vọng hiện tượng lãi suất trên chi là nhất thời bởi sự tác động của yếu tố bên ngoài. Hiện đang có những hy vọng lãi suất cho vay sẽ dịu đi trong những ngày tới. Giá vàng, USD đã cắt được "cơn sốt" vào ngày cuối tuần qua, đồng thời các ngân hàng đã tích cực sử dụng các công cụ tiền tệ để có thêm được lượng tiền cung ứng từ chính NHNN.

Trong thông điệp được NHNN phát đi vào ngày cuối tuần cho biết, những ngày đầu tháng 11/2010, vốn huy động của hệ thống ngân hàng tiếp tục tăng tương đương tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế. Các ngân hàng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán thông qua cân đối dòng tiền đi – về, duy trì vốn khả dụng ở mức hợp lý. Đồng thời, các nhà băng sử dụng giá trị giấy tờ có giá hiện có để giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, nghiệp vụ thị trường mở và các giao dịch tiền tệ khác với NHNN (vay qua đêm, tái cấp vốn,…).

 

Vẫn cẩn trọng

Theo các nhà băng, mặc dù lãi suất có thể ổn định trở lại, nhưng những khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn vay cần phải tính toán rất kỹ trước khi tiếp cận ngân hàng bởi chắc chắn lãi suất cho vay vẫn ở mức khá cao.

Ngoài ra, phía ngân hàng cũng thận trọng hơn trong giải ngân, chỉ cung ứng vốn cho các dự án thực sự hiệu quả bởi thời điểm cuối năm sắp cận kề. Theo quy luật, đây là thời điểm các ngân hàng thường phải dự trữ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu rút tiền của doanh nghiệp và người dân trong dịp sát Tết Nguyên đán.

Ngay trong tuần qua, trước diễn biến bất ngờ của thị trường, nhiều ngân hàng đã phải chấp nhận những khoản vay với giá "rất đắt" để cân đối nguồn vốn. Trên thị trường liên ngân hàng trong tuần qua đã xuất hiện những khoản chào cho vay kỳ hạn dưới 1 tháng lên tới 35%/năm. Trong 2 ngày cuối tuần tình hình mới dịu đi khi những khoản chào cho vay qua đêm hạ lãi suất xuống còn 12-13%/năm, dưới 1 tháng là 20 -25%/năm.

Những khoản vay với lãi suất rất cao này sẽ là những "khoản trừ lùi" trong tổng lợi nhuận của mỗi ngân hàng. Chắc chắn rằng không có một ngân hàng nào muốn trở thành người đi vay trong những dịp lãi suất tăng vọt, mà điều này rất thường xảy ra vào thời điểm cuối năm.

Báo Đầu tư – Cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(Nguon: tinnhanhchungkhoan.vn)

Comments are closed.