Câu hỏi 283: Thế nào là đường thủy nội địa? Hàng hóa dễ cháy và dễ nổ bao gồm những loại nào? Các căn cứ pháp lý của bảo hiểm bắt buộc TNDS của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa dễ cháy, dễ nổ trên đường thủy nội địa?

Câu hỏi 283: Thế nào là đường thủy nội địa? Hàng hóa dễ cháy và dễ nổ bao gồm những loại nào? Các căn cứ pháp lý của bảo hiểm bắt buộc TNDS của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa dễ cháy, dễ nổ trên đường thủy nội địa?

Trả lời:      

 

–  Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy nước CHXHCN Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải

 

–   Hàng hóa dễ cháy và dễ nổ là những hàng hóa được phân loại từ loại 1 đến loại  4 theo quy định tại điều  4 và Phụ lục số  1 ban hành kèm theo Nghị định 29/2005/NĐ – Chính phủ.

 

–   Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của hàng hóa chuyên chở của người kinh doanh vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa: người kinh doanh vận tải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng toàn bộ hoặc một phần hàng hóa xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ các trường hợp sau:

 

+ Do đặc tính tự nhiên hay khuyết tật vốn có của hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi hoặc hao hụt   ở mức cho phép

 

+ Do việc bắt giữ hoặc cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với phương tiện, hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi;

 

+ Do nguyên nhân bất khả kháng

 

+ Do lỗi của người thuê vận tải, người nhận hàng hoặc người áp tải hàng

 

–  Quy định về trách nhiệm bồi thường của người kinh doanh vận tải hành khách trên đường thủy nội địa: người kinh doanh vận tải có nghĩa vụ:

 

+ Giao vé cho hành khách, chứng từ thu cước phí vận tải hành lý, bao gửi cho người đã trả đủ cước phí vận tải

 

+ Vận tải hành khách, hành lý, bao gửi từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến đã ghi trên vé hoặc đúng địa điểm đã thỏa thuận theo hợp đồng, bảo đảm an toàn và đúng thời hạn;

 

+ Bảo đảm điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho hành khách trong trường hợp vận tải bị gián đoạn do tai nạn hoặc do nguyên nhân bất khả kháng

 

+ Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hành khách, hành lý, bao gửi khi cần thiết

 

+ Bồi thường thiệt hại cho hành khách nếu không vận tải đến đúng địa điểm và thời hạn đã thỏa thuận hoặc có tổn thất, hư hỏng, mất mát hành lý ký gửi, bao gửi hoặc thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách do lỗi của người kinh doanh vận tải hành khách gây ra

 

–  Quyết định số 99/2005/QĐ – BTC quy định về chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của người kinh doanh vận tải trên đường thủy nội địa bao gồm:

 

+ Bảo hiểm TNDS của người kinh doanh vận tải hành khách đối với hành khách 
        

 

+ Bảo hiểm bắt buộc TNDS của người kinh doanh vận tải hàng hóa dễ cháy, dễ nổ trên đường thủy nội địa đối với người thứ ba

Comments are closed.