Câu hỏi 233: Số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh thường được xác định như thế nào ?

Câu hỏi 233: Số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh thường được xác định như thế nào ?

Trả lời:

 

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh có những đặc tr ưng riêng, rất khác biệt so với các loại bảo hiểm thiệt hại. Trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh người được bảo hiểm sẽ chọn một “giai đoạn bồi thường”. Ở một số HĐBH cá biệt, giai đoạn bồi thường có thể hơn 12 tháng. Tuy nhiên, trong phần lớn các HĐBH loại này, thông thường giai đoạn bồi thường là 12 tháng. Đó là giai đoạn mà theo tính toán của người được bảo hiểm sẽ đủ để họ khôi phục lại kinh doanh, khôi phục lại hoàn toàn khả năng hoạt động kể cả về doanh thu, lợi nhuận so với thời điểm ban đầu khi chư a xảy ra tổn thất.

 

Số tiền bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn trong kinh doanh được tính dựa trên cơ sở của phần lợi nhuận ròng và chi phí cố định trong một thời gian nào đó. Thông thường được tính trong một niên độ kế toán.

 

Quy trình của việc xác định số tiền bảo hiểm được tiến hành theo cách thức: Người được bảo hiểm cung cấp cho DNBH những số liệu trên các sổ sách kế toán và căn cứ vào các số liệu này DNBH sẽ nắm được thực trạng về: doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong niên độ kế toán. Để tính được khoản lợi nhuận ròng và các chi phí cố định trong một niên độ kế toán cần phải căn cứ vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, chủ yếu là dựa vào các tài khoản kết quả và tài khoản chi phí.

 

Trên thực tế, đối với một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì lợi nhuận ròng của năm sau thường cao hơn năm trước và một số chi phí cố định cũng tăng lên qua các năm vì thế để đánh giá đúng được lợi nhuận ròng và các chi phí cố định của năm tham gia bảo hiểm, cần phải nhân khoản lợi nhuận ròng và các chi phí cố định của năm tài chính trước với hệ số tăng trưởng bình quân của chúng.

 

Hệ số tăng trưởng bình quân, được xác định căn cứ theo số liệu thống kê về lợi nhuận và chi phí của doanh nghiệp trong các năm trước và được tính theo phương pháp bình quân gia quyền (thông thường tính theo số liệu của 3 năm trước liền kề với năm tham gia bảo hiểm). Hệ số tăng trưởng bình quân được tính bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định.

 

Như vậy có thể xác định được số tiền bảo hiểm (S) tối đa theo công thức:

 

S = (LNR + CPCĐ) x H x THBT/12

 

Trong đó: – LNR     = Lợi nhuận ròng cả năm

 

               – CPCĐ = Các chi phí cố định cả năm

 

               – H             = Hệ số tăng trưởng bình quân

 

               – THBT   = Thời hạn bồi thường tính theo tháng

Comments are closed.