Câu hỏi 178: Trách nhiệm bồi thường của DNBH theo điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro đối với thân tàu thuyền được quy định như thế nào?

Câu hỏi 178: Trách nhiệm bồi thường của DNBH theo điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro đối với thân tàu thuyền được quy định như thế nào?

Trả lời:

 Theo điều kiện bảo hiểm này, DNBH nhận trách nhiệm bồi thường những tổn thất và chi phí sau:

(1) Tổn thất toàn bộ hay tổn thất bộ phận xảy ra đối với thân tàu thuyền được bảo hiểm gây ra bởi những nguyên nhân trực tiếp dưới đây :

– Đâm va với tàu thuyền, máy bay, phương tiện vận chuyển trên bờ hoặc dưới nước ;

– Đắm, mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hoặc nổi, trôi hoặc cố định (trừ bom mìn, thuỷ lôi), cầu, phà, đà, công trình, đê, đập, kè, cầu cảng ;

– Cháy nổ ;

– Vứt bỏ tài sản khỏi tàu trong trường hợp cần thiết và hợp lý ;

– Mất tích ;

– Động đất, sụt lở, núi lửa phun, mưa đá hay sét đánh ;

– Bão tố, sóng thần, gió lốc ;

– Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ, di chuyển hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu hoặc khi tàu thuyền đang neo đậu, lên đà, sửa chữa ở xưởng;

– Nổ nồi hơi, gãy trục cơ hoặc hư hỏng do ẩn tỳ trong các bộ phận của vỏ tàu, máy tàu gây ra với điều kiện kiểm tra giám định bình thường không thể phát hiện được và loại trừ tổn thất đối với bản thân nồi hơi, trục cơ hoặc bộ phận có ẩn tỳ ấy ;

– Sơ suất của thuyền trư ởng, sỹ quan, thủy thủ, hoa tiêu hoặc của người sửa chữa với điều kiện người sửa chữa không phải là người được bảo hiểm.

(2) Nếu được DNBH chấp nhận trước bằng văn bản, người được bảo hiểm được bồi thường thêm những chi phí cần thiết và hợp lý trong các trường hợp sau :

– Hạn chế tổn thất, trợ giúp hay cứu hộ hoặc chi phí tố tụng đã được DNBH đồng ý trước ;

– Kiểm tra, giám định hư hại, tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm ;

– Đóng góp chi phí tổn thất chung do phải hy sinh vứt bỏ tài sản, hàng hóa chuyên chở để cứu tàu, thuyền ;

– Kiểm tra đáy tàu thuyền sau khi mắc cạn kể cả trong trường hợp không phát hiện được tổn thất.

(3) Tổn thất của tàu thuyền gây ra từ quyết định của một cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm phòng ngừa hoặc hạn chế nguy cơ hoặc rủi ro ô nhiễm trực tiếp gây ra bởi tổn hại của tàu thuyền được bảo hiểm với điều kiện hành động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó không phải là do thiếu mẫn cán hợp lý của người được bảo hiểm, chủ tàu thuyền hay người quản lý tàu thuyền trong việc phòng ngừa hoặc hạn chế nguy cơ hoặc rủi ro ô nhiễm.

(4) Tổn thất của tàu thuyền được bảo hiểm xảy ra trong trường hợp lai dắt và trợ giúp tàu thuyền khác khi gặp nạn hoặc lai dắt theo tập quán

Comments are closed.