Cần sự tham gia của các bộ, ngành

Cùng v?i cá tra, cá basa, các ??i t??ng ???c áp d?ng thí ?i?m b?o hi?m nông nghi?p t?i 21 t?nh thành bao g?m: Tôm th? chân tr?ng, cây lúa, ??i gia súc và gia c?m.(Dân Vi?t) – Vi?c tri?n khai thí ?i?m b?o hi?m nông nghi?p (BHNN) theo Quy?t ??nh (Q?) 315 c?a Th? t??ng Chính ph? không th? th?c hi?n, n?u không có s? vào cu?c tích c?c c?a các doanh nghi?p (DN).NTNN ?ã trao ??i v?i ông Nguy?n V?n Minh – Ch? t?ch H?QT, T?ng Giám ??c Công ty CP B?o hi?m Ngân hàng Nông nghi?p (ABIC) v? v?n ?? này.

Theo QĐ 315 của Thủ tướng, từ 1.7 tới đây, nước ta sẽ chính thức triển khai thí điểm BHNN tại địa bàn 21 tỉnh trên cả nước, ông có cho rằng phạm vi áp dụng thí điểm lần này là quá rộng?

– Tôi cho rằng, trong QĐ này, Chính phủ đã quyết tâm triển khai thí điểm BHNN để rút kinh nghiệm và đánh giá, tổng kết thực tiễn, từ đó có phương án phát triển BHNN về mặt lâu dài. Mặc dù phạm vi áp dụng ở 21 tỉnh, mới nghe có vẻ rộng, nhưng QĐ lại chỉ hướng vào 3 nhóm đối tượng chủ yếu là: Cây lúa, đại gia súc, gia cầm và bảo hiểm cho nuôi cá tra, basa, tôm thẻ chân trắng.
Theo tôi, 3 nhóm đối tượng trên là phù hợp. Còn phạm vi 21 tỉnh có rộng hay không, trong QĐ đã nêu rất rõ, bảo hiểm phải lấy số đông để bù số ít, nên việc áp dụng ở 21 tỉnh là cần thiết.

Sản xuất nông nghiệp có rất nhiều rủi ro, bởi thế cũng dễ hiểu khi các DN không mấy mặn mà khi tham gia vào lĩnh vực này, vậy theo ông để khuyến khích nhiều DN tham gia làm BHNN hơn, nhất là đợt thí điểm tới, Chính phủ nên tập trung hỗ trợ những chính sách cụ thể gì?
– Thực tế, QĐ 315 đã đề cập đến các cơ chế chính sách hoặc định hướng xây dựng cơ chế cho thời gian tới. Trong QĐ đã quy định rất rõ đối tượng được tham gia BHNN là các hộ nghèo, cận nghèo và các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp khác. Mức hỗ trợ đối với hộ nghèo là 100% chi phí mua BHNN, hộ cận nghèo là 80%, hộ không phải nghèo hoặc cận nghèo 60%, các tổ chức khác 20%.

QĐ 315 cũng nói rõ đến cân đối ngân sách để chi phí mua BHNN như đối với các tỉnh có khả năng tự cân đối, thì địa phương đó tự cân đối nguồn hỗ trợ tại địa phương mình. Với những tỉnh không tự cân đối được (phải có sự điều tiết của Nhà nước), thì phải cân đối từ mức 50% trở lên… Thực chất, chính sách của Chính phủ là huy động sức mạnh từ T.Ư đến địa phương để thực hiện BHNN, nên vấn đề về ngân sách thực hiện đã được giải quyết.

Một trong những khó khăn nhất của BHNN là việc thẩm định giá trị thiệt hại để bồi thường. Song có lẽ đây là việc không đơn giản với một nền sản xuất nông nghiệp như nước ta. Theo ông, cần tiếp cận vấn đề này ra sao?

– Theo tôi, tham gia vào BHNN có vai trò rất quan trọng của các DN, cũng như của các bộ, ngành liên quan. Tôi nói ví dụ như, Bộ NNPTNT phải đưa ra các quy trình sản xuất cây trồng, vật nuôi thống nhất để ngoài việc thiên tai bất khả kháng xảy ra, nếu không tuân thủ theo quy trình đó, thì DN bảo hiểm có thể từ chối, thậm chí không đền bù thiệt hại đó.

Còn đối với DN BHNN đã kinh doanh phải có lãi và đáp ứng được quyền lợi của cổ đông, thu nhập của người lao động. Tôi nói thế để thể hiện rằng, trước mắt nếu chúng tôi tham gia chưa có lãi, thì ít nhất cũng phải bù đắp đủ chi phí. Cho nên, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với tất cả các loại thuế và cả đối với người làm BHNN, đối tượng tham gia BHNN phải được miễn, ít nhất trong giai đoạn thực hiện thí điểm.
Theo ông, việc triển khai BHNN sắp tới nên tập trung vào những chính sách gì?

– Để thực hiện QĐ 315, tới đây Bộ Tài chính sẽ phải ban hành một loạt các cơ chế, chính sách, trong đó phải xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí trong BHNN. Những quy tắc này, Bộ Tài chính phải có hướng dẫn đối với các DN về cơ chế khi tham gia bảo hiểm, từ đó các công ty bảo hiểm có căn cứ, điều kiện triển khai. Còn về Bộ NNPTNT cần ban hành quy chế sản xuất đối với cây trồng, vật nuôi, nhất là những đối tượng tham gia thí điểm BHNN đợt này.

Ngoài ra, cũng phải làm rõ, có phải tất cả hộ nông dân ở 21 tỉnh này được tham gia thí điểm BHNN hay phải phân nhóm ra như đối với hộ làm kinh tế trang trại, hàng hoá sẽ rất phù hợp. Còn đối với các hộ sản xuất nhỏ lẻ vài chục con gà, 2-3 con lợn… sẽ rất khó kiểm soát. Vậy những đối tượng này có đưa vào đối tượng tham gia thí điểm BHNN không và có đưa vào, thì đưa như thế nào? Khi có phân định rõ ràng, các DN mới có thể tính toán để tham gia được.

Khi triển khai BHNN, một số chuyên gia cho rằng, cần lựa chọn phương thức bảo hiểm theo chỉ số hoặc thống kê. Theo ông, với nền sản xuất nông nghiệp như nước ta, nên đi theo phương thức nào?

-Theo tôi, hiện có 3 hình thức bảo hiểm: BHNN truyền thống, tức là nếu bảo hiểm, DN đến các địa phương đó thống kê về năng suất, nắm bắt tình hình dịch bệnh, tần suất xảy ra thiên tai, dịch bệnh xem tổn thất xảy ra như thế nào.

Phương pháp nữa là bảo hiểm theo chỉ số sản lượng và chỉ số thời tiết như ở ĐBSCL là cứ mực nước vượt lên trên mực nước chuẩn và công ty bảo hiểm đi kiểm tra thấy năng suất hụt hơn năng suất thật, thì sẽ bảo hiểm. Hay như giá rét ở miền núi, hạn hán ở Tây Nguyên cũng căn cứ vào những chỉ số chuẩn như vậy để lấy làm căn cứ bảo hiểm.

Là một DN hoạt động trong lĩnh vực BHNN đã khá nhiều năm, với chủ trương thí điểm lần này, ABIC sẽ tham gia thực hiện như thế nào, thưa ông?

– Cho đến thời điểm này, Bộ Tài chính vẫn chưa cho biết sẽ chọn hay chỉ định DN nào tham gia vào chương trình thí điểm này, bản thân ABIC cũng không biết mình có được lựa chọn hay không. Song chúng tôi cũng đã có gắn bó với hoạt động sản xuất của nông dân rất nhiều và vẫn đang nghiên cứu, xem xét để nếu tham gia BHNN, thì sẽ làm như thế nào.

Về định hướng, chúng tôi đang nghiên cứu cơ chế, chính sách cho các sản phẩm BHNN, chúng tôi cũng đang hướng về khu vực nông nghiệp, nông thôn với 70% doanh thu từ khu vực này và khoảng ¾1 triệu khách hàng là các hộ nông dân tham gia. Chúng tôi có điều kiện nhất định do hệ thống phân phối bán hàng của ABIC là theo kênh của Agribank với trên 2.300 chi nhánh và hơn 40.000 nhân viên có mặt đến tận cấp xã.

Riêng về thủ tục đối với BHNN không phải là vướng mắc, bởi yêu cầu bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm thiết kế rất đơn giản do khi khách hàng vay vốn để sản xuất nông nghiệp ở Agribank, chúng tôi đã tích hợp trong hồ sơ BHNN, nên thao tác chuyển giao sản phẩm cho người nông dân là rất đơn giản, không phức tạp như quy trình tín dụng. Nếu Bộ NNPTNT, Bộ Tài chính không tích cực triển khai sẽ có rất nhiều khó khăn.

Lê Hân (thực hiện)
Dân Việt

Comments are closed.