Cần liên kết để đáp ứng nhu cầu về nhân lực các tỉnh Bắc Trung Bộ

Ti?p theo ch??ng trình kh?o sát hi?n tr?ng, góp ý ki?n ?? hoàn thi?n các d? th?o quy ho?ch phát tri?n ngu?n nhân l?c cho các b?, ngành, ??a ph??ng toàn qu?c giai ?o?n 2011-2020, ngày 23/12, Phó Th? t??ng Nguy?n Thi?n Nhân cùng lãnh ??o các B? K? ho?ch và ??u t?, Giáo d?c và ?ào t?o, Lao ??ng – Th??ng binh và Xã h?i và UBND t?nh Thanh Hóa ?ã ch? trì H?i ngh? Quy ho?ch ngu?n nhân l?c các t?nh vùng B?c Trung B?.

Khu vực Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế với diện tích tự nhiên 5,2 triệu ha, dân số 11 triệu người, gần 6 triệu người trong độ tuổi lao động. Trong đó, tỷ lệ người lao động có bằng tốt  nghiệp THCS trở lên chiếm 48,3%; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 28,02%, công nhân kỹ thuật có bằng đạt 16,65%. Lực lượng lao động chiếm 12% cả nước, (Đồng bằng Sông Hồng là 27,6%, Đông Nam bộ 33%).
Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp hiện thu hút 53% lực lượng lao động trong vùng. Phần lớn lao động tham gia vào các hoạt động mang tính thời vụ, manh mún, thiếu quy hoạch, hướng dẫn cụ thể. Cùng với hệ thống kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.
Góp ý về các giải pháp liên vùng về phát triển nguồn nhân lực với các tỉnh Bắc Trung Bộ, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, khu vực có tới 5 khu kinh tế và cảng biển vì vậy nhu cầu về nguồn nhân lực trong thời gian 10 năm tới là rất lớn. 6 tỉnh nên tập trung đi sâu đào tạo nhân lực để khai thác và cung ứng tối đa để đáp ứng những nhu cầu khá đa dạng tại khu vực (hóa dầu, công nghệ cao, khai thác khoáng sản…).
Ngoài ra, kinh nghiệm và kế hoạch phát triển nhân lực tại khu kinh tế Vũng Áng cần được nhân rộng và phát triển đối với nhiều khu kinh tế khác. Trong giai đoạn đầu, các tỉnh cần hợp tác để đầu tư xây dựng các trường nghề một cách hiệu quả, không nhất thiết mỗi tỉnh hoặc mỗi khu kinh tế phải có một cơ sở đào tạo nghề mà nên tăng cường hợp tác.
Đồng thời, tập trung rà soát và quy hoạch lại hệ thống các trường đại học, cao đẳng tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, huy động nguồn lực để xây dựng một số trung tâm đào tạo đại học chất lượng cao tại Đại học Vinh và Đại học Huế.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, cùng với thể chế và hạ tầng, việc giải bài toán nguồn nhân lực chính là 1 trong 3 khâu đột phá mà Đại hội Đảng lần thứ XI đặt ra.
Phó Thủ tướng nêu rõ, lợi thế lao động của khu vực là nguồn nhân lực trẻ và chi phí nhân công hợp lý, song để có thể cụ thể hóa các nhu cầu về nhân lực cần có sự phối hợp của 4 bên: người sử dụng lao động, người đi học, nhà trường và Nhà nước. Cần cân đối nhu cầu của toàn vùng và công bố quy hoạch mạng lưới các trường đại học cho khu vực. Cần chú trọng liên kết, tranh thủ nguồn lực đào tạo và nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp.
6 tỉnh cần bổ sung các đánh giá về giải pháp phát triển nguồn nhân lực, theo đó chỉ rõ những hạn chế, yếu kém của địa phuơng mình. Cùng với việc nêu rõ những ngành kinh tế chủ lực, là thế mạnh, cần làm rõ quan hệ giữa cung và cầu lao động ở chính các địa phương, từ đó sớm khắc phục độ “ vênh” của những con số này. Các tỉnh cũng cần quan tâm đúng mức nhu cầu xuất khẩu lao động.
Riêng với tỉnh Thanh Hóa, địa phương có quy mô dân số trên 3 triệu người, Phó Thủ tướng đề nghị cần thí điểm thành lập Phòng Quy hoạch nhân lực được đặt trong Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Các tỉnh Bắc Trung Bộ khẩn trương hoàn  thiện quy hoạch nguồn nhân lực của địa phương mình, gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước 15/1/2011.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

www.molisa.gov.vn

Comments are closed.