Bảo hiểm y tế cho nông dân

nong_dan_resize.jpgB?o hi?m y t? (BHYT) cho nông dân là m?t trong nh?ng ?i?m m?i c?a d? th?o Lu?t BHYT trình ra Qu?c h?i k? này. Theo ?ó, ng??i nông dân “có m?c s?ng trung bình” s? ???c nhà n??c h? tr? m?t ph?n m?c ?óng BHYT. M?i nên t?t y?u có nhi?u tranh cãi. Và các lý l? ??a ra không kh?i khi?n chúng ta có ?ôi chút b?n kho?n v? ch? ??nh này.

      Nếu xét từ góc độ quan điểm, thì một chính sách ưu tiên cho nông dân trong trường hợp này là hoàn toàn phù hợp với những chủ trương, đường lối lớn mà chúng ta đang theo đuổi. BHYT sẽ một phần giúp giải bài toán thoát nghèo cho nông dân. Sự hỗ trợ ban đầu của nhà nước sẽ như một “cú hích” để nông dân dễ tiếp cận hơn với BHYT, tạo ra một “thói quen” cho người dân trong việc lựa chọn cơ chế,  giải pháp tài chính phù hợp phục vụ cho việc chăm sóc sức khoẻ.
      Chiếm tới hơn 70% dân số, việc hỗ trợ để người nông dân có điều kiện tham gia BHYT là thông điệp rõ ràng nhất từ phía nhà nước trong vai trò người bảo trợ để sớm đạt tới  mục tiêu BHYT toàn dân. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là phương thức mà nhà nước sẽ áp dụng để hỗ trợ họ. Và cách thức được lựa chọn là ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT cho “Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp mà có mức sống trung bình”. Quy định này dĩ nhiên còn rất chung, mọi sự vẫn phải chờ hướng dẫn chi tiết của Chính phủ. Nhưng cứ thử so sánh với những gì đã có đủ thấy hành trình để BHYT đến được với người dân nông thôn còn vô cùng gian nan.
      Năm 2008 vừa qua chúng ta đã có chính sách hỗ trợ người thuộc hộ gia đình cận nghèo mua thẻ BHYT với một khoản ngân sách không nhỏ (700 tỷ). Nhưng đã hết quý 3 mà chương trình hỗ trợ này vẫn “án binh bất động” chỉ bởi mãi gần đây các bộ mới thống nhất được với nhau thế nào là “cận nghèo”. Thống nhất rồi còn phải đợi các địa phương triển khai việc thống kê, điều tra và rà soát số đối tượng để lên danh sách. Chu trình này nhanh cũng phải mất vài ba tháng và như vậy có nghĩa phải tới sang năm người cận nghèo mới được cầm tấm thẻ BHYT trong tay. Đó là trong trường hợp họ tự nguyện đóng góp 50% vì nhà nước chỉ hỗ trợ một nửa. Nếu BHYT vẫn chưa đủ sức để thu hút thì dù chỉ phải bỏ ra một nửa họ cũng sẽ không tham gia. Vì vậy, khả năng giải ngân được 700 tỷ này cũng không mấy sáng sủa.
      Đối với BHYT cho nông dân chúng ta sẽ gặp phải tình trạng tương tự. 
      Thứ nhất là bàn về khái niệm “mức sống trung bình”. Khái niệm này vẫn thấy xuất hiện trong các báo cáo về mức sống của người có công với cách mạng. Nhưng đó là “mức sống trung bình ở nơi cư trú”, một chỉ tiêu  vô cùng mơ hồ và rất khác nhau giữa các vùng miền, chứ không phải là một khái niệm thống nhất trong toàn quốc. 
      Thứ hai là vẫn cần một cuộc tổng điều tra về mức sống của cư dân ở nông thôn nữa, để lọc ra số hộ gia đình được hưởng chính sách ưu đãi này của Nhà nước. 
      Thứ ba là những tranh cãi xung quanh khái niệm: “Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp”. Nông dân bây giờ khác xa với nông dân ngày xưa và cái khái niệm “thuần nông” đã trở nên quá xa xôi. Có được gọi là nông dân nữa không khi họ chỉ trở về với đồng ruộng vào những ngày nông vụ, còn lại đa số thời gian họ sống trên thành phố và làm đủ thứ việc miễn là cho có thêm thu nhập? Có được gọi là nông dân nữa không khi họ không còn đất để canh tác vì quỹ đất nông nghiệp đang dần co lại để nhường cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và các đô thị mới mọc lên? Sẽ là vô lý nếu chính sách không “bao” hết số đối tượng này. Họ còn cần được Nhà nước hỗ trợ hơn cả những nông dân bình thường khác. Vì việc thu hồi đất ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm và thu nhập của người nông dân. 
      Thứ tư là vấn đề công bằng, một trong những tiêu chí mà chính sách BHYT phải hướng tới. Có thực sự công bằng nếu cùng có mức sống  như nhau người thì được Nhà nước gánh đỡ một phần, kẻ lại không? Đối với người nghèo (và cả cận nghèo) chính sách không hề phân biệt dù họ ở nông thôn hay thành thị, vậy có nên phân biệt những người “có mức sống trung bình” giữa hai khu vực này không? Tiêu chí để hoạch định chính sách, nhất là chính sách xã hội của một quốc gia trước tiên phải bảo đảm sự công bằng cho mọi “thần dân” của mình.
      Với nhiều rắc rối như vậy, nên chăng thay cho việc hỗ trợ ở nhiều mức, chúng ta nên tập trung nguồn lực cho người nghèo. Để chính sách có thể đến được với nhiều đối tượng hơn thì tùy theo “hầu bao” của Nhà nước mà nới rộng chuẩn nghèo hoặc kéo dài thêm thời hạn hỗ trợ để người nghèo thực sự thoát nghèo bền vững. Chính sách được thiết kế như vậy sẽ có sự nhất quán và mạch lạc hơn, vừa đảm bảo công bằng, mở rộng số đối tượng được hưởng lợi mà bớt đi các chi phí hành chính tốn kém. 
      Dự luật BHYT coi như đã “đỗ” vòng 1, đang chuẩn bị vào vòng 2. Song cho dù mọi sự có “thông đồng bén giọt” khi trình ra Quốc hội thì con đường phát triển BHYT cho nông dân vẫn cứ đầy trắc trở với vô vàn những thách thức cần phải vượt qua.

Thanh Trà

Theo Nguoidaibieu.com.vn

Comments are closed.