Bảo hiểm Tai nạn người sử dụng điện mở rộng BH tai nạn 24/24

bh_tnan_sd_dien.jpg??I T??NG B?O HI?M M?i công dân Vi?t Nam và ng??i n??c ngoài ?ang sinh s?ng, làm vi?c t?i Vi?t Nam t? 14 ngày tu?i ??n 70 tu?i. (M? r?ng trên 70 tu?i cho nh?ng ng??i có cùng H? kh?u v?i ch? h?p ??ng b?o hi?m). – Không nh?n b?o hi?m: Nh?ng ng??i b? b?nh tâm th?n, phong, ung th? và nh?ng ng??i b? tàn ph? ho?c th??ng t?t v?nh vi?n 50% tr? lên.

 

PHẠM VI BẢO HIỂM – Phạm vi địa lý được bảo hiểm được mở rộng trên toàn lãnh thổ Việt Nam   – Người được bảo hiểm: 

·           Bị tai nạn dẫn đến chết hoặc bị thương tật thân thể do ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của việc sử dụng điện gây nên.   

·         Bị tai nạn dẫn đến chết hoặc bị thương do hành động cứu người, tài sản và tham gia chống các hành động phạm pháp.    

·         Mở rộng cho tất cả trường hợp bị chết hoặc thương tật thân thể do tai nạn không phải do điện gây ra thuộc phạm vi bảo hiểm.    

MỘT SỐ ĐIỂM LOẠI TRỪ CHÍNH 

  • Người được bảo hiểm vi phạm nghiêm trọng pháp luật, nội quy, quy định của chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội.

 

  • Người được bảo hiểm bị ảnh hưởng trực tiếp do sử dụng rượu, bia, ma túy hoặc chất kích thích khác.

 

  • Cảm đột ngột, trúng gió, bệnh tật, sẩy thai, bệnh nghề nghiệp, ngộ độc thức ăn đồ uống, hít phải khí độc, những tai biến trong quá trình điều trị và thai sản là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn.

 

  • Động đất, chiến tranh, nội chiến, đình công, khủng bố.

  SỐ TIỀN BẢO HIỂM  Người tham gia bảo hiểm có quyền lựa chọn Số tiền bảo hiểm trong phạm vi từ 5.000.000 đồng/người/vụ đến 20.000.000 đồng/người /vụ. 

PHÍ BẢO HIỂM  

 

Số tiền bảo hiểm  Phí bảo hiểm
5 triệu đồng/người/vụ 1.000 đồng/tháng
10 triệu đồng/người/vụ 2.000 đồng/tháng
20 triệu đồng/người/vụ 4.000 đồng/tháng

 

  Phí bảo hiểm /người/năm = Phí BH tháng x 12 tháng  

QUYỀN LỢI BẢO HIỂM 

 

Chết do tai nạn Trả toàn bộ số tiền bảo hiểm.
Thương tật thân thể do tai nạn  Trả theo Bảng tỷ lệ thương tật theo quy định của Bộ Tài Chính.
Chết do hậu quả của tai nạn trong vòng 1 năm Trả phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm ghi trong Giấy chứng nhận với số tiền bảo hiểm đã trả trước đó.
Trong mọi trường hợp, tổng số tiền bồi thường không vượt quá số tiền bảo hiểm quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

 

  TRẢ TIỀN BẢO HIỂM GIC sẽ xem xét, giải quyết và thanh toán tiền bảo hiểm trong vòng từ 5- 7 ngày  kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của Người được bảo hiểm.  Tiền bảo hiểm có thể nhận tại nhà thông qua nhân viên thu tiền điện hoặc có thể đến Văn phòng đại diện của GIC nơi gần nhất để nhận.       

HƯỚNG DẪN KHÁCH HÀNG Trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm Người được bảo hiểm và / hoặc người thừa kế hợp pháp phải thông  báo cho GIC (bằng điện thoại, fax, Email) và gửi  Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm trực tiếp hoặc thông qua nhân viên thu tiền điện các chứng từ sau: 

1.             Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm theo mẫu của GIC có xác nhận của Cơ quan hoặc Chính quyền địa phương. 

2.             Các chứng từ y tế: Giấy ra viện, phiếu điều trị, sổ y bạ, Phim chụp……  * Giấy chứng tử, Giấy chứng nhận quyền thừa kế hợp pháp (trường hợp người được bảo hiểm chết). 

CÁC VÍ DỤ MINH HỌA

 Ví dụ 1: Cháu Nguyễn Văn A  học sinh trường Mầm non B, 5 tuổi tham gia bảo hiểm  theo Hộ gia đình với Số tiền bảo hiểm 10 triệu đồng/người/vụ do đùa với bạn ở trường không may bị ngã gãy 2 xương cẳng tay, có phẫu thuật.Số tiền bảo hiểm trả cho HS A là:  18% x 10 triệu đồng = 1.800.000 đồng.(Đối với trường hợp các cháu trường mầm non, mẫu giáo, học sinh được cấp riêng Giấy chứng nhận bảo hiểm) 

   Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thị C, 40 tuổi tham gia bảo hiểm theo Hộ gia đình với Số tiền bảo hiểm 10 triệu đồng/người/vụ do điện giật, làm bỏng sâu độ IV diện tích 10%.Số tiền bảo hiểm trả cho Bà C : 35%  x 10 triệu  đồng = 3.500.000 đồng

 Ví dụ 3: Ông  Phạm Văn D, 70 tuổi tham gia bảo hiểm theo Hộ gia đình với Số tiền bảo hiểm 10 triệu đồng/người/vụ do bị ngã cầu thang, làm gẫy  xương chậu 2 bên.Số tiền bảo hiểm trả cho Ông D : 40%  x 10 triệu  đồng = 4.000.000 đồng

 

( Theo GIC – Bảo hiểm Toàn cầu)

Comments are closed.