Bảo hiểm cháy nổ: Vì sao chưa được coi trọng?

Nguy c? cháy n? luôn hi?n h?u và th?m h?a có th? x?y ??n b?t c? lúc nào. Trên c? n??c, th?i gian qua ?ã x?y ra nhi?u v? cháy gây h?u qu? nghiêm tr?ng nh? v? cháy Trung tâm th??ng m?i qu?c t? ITC (TP.HCM), ch? L?n Quy Nh?n… H?u qu? tàn kh?c c?a h?a ho?n s? không l?n nh? ?ã x?y ra n?u doanh nghi?p, ng??i dân có ý th?c cao trong vi?c mua b?o hi?m cháy n? (BHCN). Vì sao v?n ?? quan tr?ng này v?n ch?a ???c quan tâm ?úng m?c?

Chỉ có hơn 10% doanh nghiệp mua bảo hiểm

 

Theo thống kê của Vụ Bảo hiểm (Bộ Tài chính), từ năm 2002 – 2006 trong cả nước đã xảy ra 11.795 vụ cháy gây thiệt hại hơn 1.710 tỉ đồng. Trong đó bảo hiểm đền bù hơn 600 tỉ đồng, tức chỉ hơn 40% tổng thiệt hại.

 

Ông Nguyễn Thế Hoán, Tổng giám đốc Công ty TNHH sản xuất – thương mại Toàn Mỹ cho biết: “Việc mua BHCN rất cần thiết đối với bất kỳ DN sản xuất kinh doanh nào. Đã từng chứng kiến một vụ hỏa hoạn nên tôi biết thiệt hại từ hỏa hoạn, cháy nổ là vô cùng lớn. Chi phí mua BHCN không là gì so với thiệt hại. Hiện nay công ty chúng tôi vẫn mua bảo hiểm với giá trị lớn hằng năm để tránh thiệt hại một khi xảy ra sự cố”. Ông Trần Mạnh Tâm, Trưởng phòng Thương mại Công ty Elf gaz Saigon cũng cho biết: “Công ty chúng tôi đang mua bảo hiểm của Bảo Việt với trị giá hợp đồng hằng năm lên đến 10 triệu USD, bao gồm bảo hiểm cơ sở vật chất của công ty lẫn quyền lợi của người tiêu dùng khi sử dụng bình gas của Elf gaz. Chúng tôi luôn đặt vấn đề BHCN lên hàng đầu nên đã mua bảo hiểm từ 4-5 năm nay”… Tuy nhiên trên thực tế, số lượng DN có ý thức cao trong việc mua BHCN không nhiều.

 

Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng Hỏa hoạn và rủi ro hỗn hợp của Bảo Việt (1 trong 25 công ty khai thác BHCN) cho biết: “Chúng tôi đã phục vụ được 3.000 khách hàng mua BHCN”. Nhưng theo tính toán của ông Đức, cả nước có khoảng 60.000 DN, chưa kể số khách hàng là người dân thuộc diện mua BHCN, song các công ty bảo hiểm mới chỉ bán được sản phẩm cho 7.000 – 8.000 DN.

 

Còn theo ông Trần Kim Khánh, Trưởng phòng Bảo hiểm tài sản và kỹ thuật (Tổng công ty cổ phần Bảo Minh): “Doanh thu bảo hiểm tài sản, trong đó có BHCN của chúng tôi năm 2006 mới chỉ ở con số 190 tỉ đồng”. Ông Khánh cho hay mới chỉ có khoảng 2-3% cơ quan hành chính nhà nước, 10% DN nhà nước, trên 50% DN có vốn đầu tư nước ngoài tham gia BHCN. Ông Phạm Sinh Thành, Phó phòng tài sản kỹ thuật (Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex – PJICO) cũng cho biết doanh thu 6 tháng đầu năm 2007 của công ty trong lĩnh vực BHCN chỉ ước đạt khoảng 28 tỉ đồng. Khách hàng của công ty chủ yếu là các DN đầu tư nước ngoài và DN nhà nước.

 

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, doanh thu “BHCN và mọi rủi ro” năm 2006 là 637 tỉ đồng, trong đó doanh thu từ cháy nổ đạt 517 tỉ đồng, dù  tăng 22,5% so với cùng kỳ nhưng cũng là một kết quả hết sức khiêm tốn.Đó là đối với doanh nghiệp. Còn người dân là khách hàng mua BHCN rất không đáng kể, chủ yếu là do không quen với việc bảo hiểm tài sản và ngại gặp phiền hà trong việc thanh toán tiền bảo hiểm khi rủi ro xảy ra.

 

Ngày 8.11.2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 130 quy định chế độ BHCN bắt buộc. Tuy nhiên, theo các công ty bảo hiểm thì dù đã có Nghị định bắt buộc mua BHCN nhưng do chưa có chế tài cụ thể nên chủ tài sản thực hiện chưa triệt để.

Bảo hiểm tài sản nói chung, trong đó có BHCN, đang là một thị trường hết sức rộng lớn chưa được khai thác. Vấn đề là phải có một chiến lược tuyên truyền thật rộng rãi để doanh nghiệp và người dân nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thân của bảo hiểm để thay đổi thói quen “tự chịu rủi ro” từ bao đời nay.

Bảo hiểm bỏ ngỏ, tiểu thương chợ Lớn Quy Nhơn lãnh đủ

Theo thống kê sơ bộ, chợ Lớn Quy Nhơn bị hỏa hoạn gây thiệt hại hơn 120 tỉ đồng. Gần 1.000 hộ tiểu thương lâm cảnh điêu đứng, gặp rất nhiều khó khăn khi tái lập hoạt động kinh doanh, buôn bán. Do không mua BHCN, toàn bộ thiệt hại đều dồn lên các tiểu thương. Một số doanh nghiệp (DN) thuê mặt bằng sản xuất tại khu vực chợ đối mặt với nguy cơ phá sản. Điển hình là Công ty TNHH may xuất khẩu Trường Thành với số tiền thiệt hại lên đến gần 4 tỉ đồng. Trước khi xảy ra hỏa hoạn, công ty này và Ban quản lý (BQL) chợ Lớn Quy Nhơn ký kết hợp đồng thuê dịch vụ bảo vệ có điều khoản ghi rõ: BQL chợ sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho DN nếu để xảy ra cháy nổ. Tuy nhiên, BQL chợ hoàn toàn không có khả năng bồi thường (hiện một số người đã bị khởi tố, bắt tạm giam).

 

Theo phản ánh của bà con tiểu thương, phía bảo hiểm không “mặn mà” lắm với việc bảo hiểm ở chợ vì lợi nhuận ít mà rủi ro cao. Chị Phạm Thị Hạnh, một tiểu thương bị thiệt hại gần 1 tỉ đồng trong vụ cháy chợ Lớn Quy Nhơn nói rằng: “Trước khi xảy ra vụ cháy, tiểu thương đã nhiều lần kiến nghị với BQL chợ về việc mua bảo hiểm nhưng được BQL chợ trả lời rằng công ty bảo hiểm không bán. Chúng tôi chưa biết nguyên nhân vì sao nhưng hậu quả thì tiểu thương chúng tôi lãnh đủ”. Trung tá Trần Xuân Chí, Phó trưởng Phòng cảnh sát PCCC nhìn nhận: “Khách quan mà nói, phía các công ty bảo hiểm cũng còn e ngại vì hoạt động kinh doanh ở chợ rất dễ xảy ra cháy, nổ; nguy cơ bồi thường thiệt hại cao”.

 

Sau khi vụ cháy chợ Lớn Quy Nhơn xảy ra, UBND tỉnh Bình Định đã có công văn chỉ đạo UBND các huyện, thành phố chủ trì phối hợp với Sở Thương mại, chỉ đạo BQL chợ trên địa bàn tỉnh tham gia bảo hiểm; đồng thời vận động tiểu thương buôn bán ở chợ tham gia BHCN theo quy định. Tuy nhiên, công văn ký ban hành ngày 31.12.2006 nhưng đến nay, kết quả thực hiện hết sức èo uột. 100% các chợ không mua BHCN.

Trao đổi với PV Thanh Niên, trung tá Trần Xuân Chí cho biết thêm: 6 tháng đầu năm 2007, tỉnh Bình Định xảy ra 21 vụ cháy (tăng 6 vụ so với cùng kỳ năm trước), gây thiệt hại hàng tỉ đồng. Phần lớn các trường hợp gặp rủi ro cháy, nổ trong nhân dân đều không mua bảo hiểm. Sau vụ cháy chợ Lớn Quy Nhơn, số lượng DN tham gia bảo hiểm có tăng hơn trước nhưng đến nay toàn tỉnh cũng chỉ có hơn 160 DN tham gia BHCN. Nguyên nhân một phần do Nghị định 130/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ BHCN bắt buộc được ban hành từ tháng 11.2006 đến nay vẫn chưa được địa phương triển khai rộng rãi.

 

Một số vụ cháy lớn xảy ra từ đầu năm 2007 đến nay trên địa bàn TP.HCM

 

1. Ngày 1.1, tại Công ty cổ phần ghế VOGEL (số 12/60/151 ấp 4, xã Đông Thạnh, H.Hóc Môn) xảy ra cháy, thiêu rụi 2.000m2 phân xưởng, thiệt hại ước tính khoảng 7 tỉ đồng.

2. Ngày 21.2, Công ty TNHH Lập Cố (số 99 Lê Văn Việt, P.Tăng Nhơn Phú, Q.9) xảy ra cháy thiệt hại khoảng 7 tỉ đồng.

 

3. Ngày 3.3, Công ty TNHH DV SX Vĩnh Bình (P.Tân Hưng, Q.7) cháy 320m2 nhà xưởng, và 21 căn nhà thiêu rụi, thiệt hại hơn 2,5 tỉ đồng.

 

4. Ngày 27.3, Trung tâm thương mại Sài Gòn (37 Tôn Đức Thắng, P.Bến Nghé, Q.1): cháy kho chứa dụng cụ vệ sinh, thiệt hại 67.150 USD.

 

5. Ngày 31.5, DNTN Dy Khang (số 2C KCN Vĩnh Lộc A, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân) bị cháy, thiệt hại 19 tỉ đồng.

 

6. Ngày 30.6, Công ty TNHH Nhị Hà và Tân Việt Phát (số 66/2A Phan Văn Hớn, P.Tân Thới Nhất, Q.12) phát cháy, thiệt hại khoảng 20 tỉ đồng.

 

Theo Thanh Nien 

Comments are closed.