BHYT kết dư 3.500 tỉ đồng, người bệnh nghèo vẫn khổ

Nhi?u b?nh nhân nghèo, c?n nghèo, khó kh?n trong ??ng chi tr? khám ch?a b?nh BHYT - ?nh: Thanh TùngSau m?t n?m th?c hi?n Lu?t B?o hi?m y t? (BHYT), v?n còn nhi?u quy?n l?i ng??i b?nh, nh?t là ng??i nghèo, c?n nghèo, tr? d??i 6 tu?i, ch?a ???c h??ng ??y ??, trong khi qu? BHYT thì l?i k?t d? hàng ngàn t? ??ng.

Ông Nguyễn Minh Thảo, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) VN, cho biết trong năm 2010, Quỹ Khám chữa bệnh BHYT ước tính kết dư khoảng 3.500 tỉ đồng. Nguyên nhân theo ông Thảo là phí đóng BHYT tăng, nhưng nhiều người bệnh nghèo chưa thể tiếp cận đầy đủ dịch vụ y tế bởi khó khăn trong việc đi lại, nhất là khi đến cơ sở y tế tuyến trên. Trong khi đó, chất lượng cung cấp dịch vụ y tế tuyến xã (nơi người nghèo tiếp cận thuận lợi nhất) lại chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu chữa bệnh.
Dự kiến năm 2011, ngân sách nhà nước sẽ dành 4.500 tỉ đồng hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người cận nghèo và cấp thẻ BHYT cho người nghèo.

BHXH VN kiến nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo sở y tế thực hiện đúng các quy định, quy trình xây dựng giá thu một phần viện phí đối với các dịch vụ y tế, có tính đến sự phù hợp của mức giá được phê duyệt với điều kiện kinh tế xã hội và mức thu nhập bình quân của nhân dân tại mỗi địa phương. Hiện nay, có tình trạng giá viện phí ở một số địa phương được phê duyệt không căn cứ vào cơ cấu giá của từng dịch vụ mà đồng loạt lấy bằng 80% – 90% mức giá tối đa trong khung giá ban hành với 55 tỉnh quy định giá viện phí ở mức cao. Mức thu này quá cao, không phù hợp với năng lực y tế địa phương, không phù hợp điều kiện kinh tế xã hội và khả năng chi trả của người dân tại địa phương. Đáng lưu ý, trong số 14 tỉnh phê duyệt giá thanh toán dịch vụ y tế ở mức tối đa, có những tỉnh miền núi điều kiện kinh tế còn khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp và không phù hợp với chất lượng dịch vụ. Việc phê duyệt khung giá bất hợp lý làm tăng gánh nặng chi trả đối với người bệnh.

Tuy nhiên, việc sử dụng ngân sách này tại nhiều địa phương chưa hiệu quả. Năm 2009 – 2010, ngân sách dành cho hoạt động này là 750 tỉ đồng, nhưng tỷ lệ sử dụng rất thấp, vẫn còn nhiều người nghèo chưa được cấp thẻ BHYT.

Người bệnh nghèo không mặn với BHYT?

Cũng theo ông Thảo, đến cuối năm 2010, cả nước mới có 650 ngàn người cận nghèo được cấp thẻ BHYT, chỉ đạt 34% kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là nhiều người không có khả năng mua BHYT, mặc dù Nhà nước đã hỗ trợ 50% mức đóng, thậm chí có địa phương hỗ trợ đến 80%, có địa phương ứng trước kinh phí để mua nhưng chỉ những người khi cần khám chữa bệnh mới nộp tiền để lấy thẻ BHYT.

Ông Lưu Hoài Chuẩn, Viện Chiến lược và chính sách y tế, cho rằng việc phân tuyến điều trị chưa phù hợp đã khiến người có thẻ BHYT vẫn phải đóng phí trái tuyến khi đi khám tại cơ sở y tế gần, dẫn đến người dân không mặn mà dù đã được hỗ trợ phí đóng.

Ngoài ra, theo quy định, người BHYT diện cận nghèo phải đồng chi trả 5% trong khám chữa bệnh. Mặc dù chỉ là 5%, nhưng với những trường hợp bệnh nặng phải dùng thuốc men đắt tiền, kỹ thuật cao rất tốn kém, nên nhiều người bệnh không kham nổi. Với những người diện cận nghèo, quy định đồng chi trả 20% tiền khám chữa bệnh cũng khiến nhiều người gặp khó khăn khi chi phí khám chữa bệnh quá cao.

Cần điều chỉnh chính sách

Trước thực trạng trên, TP.HCM là địa phương đầu tiên linh hoạt, duyệt hỗ trợ 15% chi phí cho các đối tượng bệnh nhân cận nghèo phải lọc thận trong điều trị suy thận mãn. Nhưng đến nay cũng chỉ mới có TP.HCM làm được điều này.

Trao đổi với PV Thanh Niên, bác sĩ Lưu Thị Thanh Huyền, Trưởng phòng Giám định BHYT (thuộc BHXH) TP.HCM, cho biết: “Ngoài việc UBND TP hỗ trợ 15% cho các bệnh nhân cận nghèo phải lọc thận như nói trên, thì các cơ quan chức năng của TP cũng vừa ngồi lại với nhau để bàn việc xem xét hỗ trợ chi phí cho những kỹ thuật chữa trị khác cho người cận nghèo phải đồng chi trả trong khám chữa bệnh BHYT. Dự kiến, tới đây TP sẽ hỗ trợ 15% cho người bệnh ung thư”.

BHXH VN cho biết đang kiến nghị lên Quốc hội điều chỉnh về gánh nặng đồng chi trả, kiến nghị quy định mức đồng chi trả tối đa đối với một số nhóm đối tượng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở các vùng điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, cận nghèo. Cụ thể, mức đồng chi trả mỗi năm không quá 6 tháng lương tối thiểu. Việc điều chỉnh này nhằm giảm gánh nặng cho những trường hợp bệnh nặng, bệnh mãn tính. Vì trong tình hình viện phí điều chỉnh tăng thì mức đồng chi trả sẽ là gánh nặng hơn nữa với người cận nghèo, người nghèo.

Thanh Tùng – Liên Châu

Comments are closed.