Dù Lu?t BHYT ?ã có hi?u l?c nh?ng B? Y t? và BHXH VN v?n ch?a th?ng nh?t trong vi?c s? d?ng th? BHYT khi?n ng??i b?nh thi?t thòi
Là một trong những trường hợp mua thẻ BHYT tự nguyện có giá trị sau ngày 1-1 nhưng ông Nguyễn Văn Thanh (Nam Định) không khỏi lo lắng vì những thông tin mà cơ quan bảo hiểm và y tế đưa ra trong những ngày qua. “Không biết khi đi khám bệnh trình thẻ BHYT mẫu cũ nhưng còn giá trị sử dụng có được BHYT thanh toán hay không?”- ông Thanh băn khoăn.
Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
Hiện cả nước có khoảng 50 triệu người tham gia BHYT, trong đó còn hàng triệu thẻ có giá trị sử dụng sau ngày 1-1. Theo quan điểm của Bộ Y tế, để tiết kiệm chi phí, những người có thẻ BHYT còn giá trị sử dụng sau ngày 1-1 không cần phải đổi thẻ mới. Thẻ BHYT mới và cũ về cơ bản không khác nhau nhiều, in lại thẻ sẽ gây lãng phí. Theo bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), nội dung này đã được quy định tại Thông tư số 10/2009 hướng dẫn đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT do Bộ Y tế ban hành. Như vậy, dù là thẻ mẫu cũ nhưng người bệnh vẫn được hưởng quyền lợi theo Luật BHYT mới cho đến hết thời hạn sử dụng ghi trên thẻ.
Tuy nhiên, phía BHXH VN lại không đồng tình với việc sử dụng thẻ cũ mà lại hưởng quyền lợi mới. Theo BHXH VN, bệnh nhân sử dụng thẻ cũ sẽ khiến cán bộ giám định BHYT rất khó xác định được đối tượng theo quy định mới. Từ đó, sẽ khó thực hiện chính xác các quyền lợi khám chữa bệnh. Vì thế, ông Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Giám định y tế – BHXH, đề nghị những trường hợp chưa được nhận thẻ BHYT mới cần yêu cầu cơ quan, đơn vị sớm lấy thẻ mới hoặc đến BHXH địa phương để tiến hành đổi thẻ.
Có thẻ mới cũng không được điều trị!
Không chỉ những người có thẻ BHYT cũ lo lắng về quyền lợi trong thời điểm nhạy cảm này mà cả những đối tượng có thẻ BHYT mới cũng thấy phiền hà, rắc rối. Bệnh nhân Hà Thị Tiện, 56 tuổi (ở Mường Khương, Lào Cai), đang điều trị ung thư lưỡi tại Bệnh viện K (Hà Nội), cho biết: “Bệnh của tôi phải điều trị lâu dài nên rất cần đến thẻ BHYT, nay lại có luật mới, tôi rất quan tâm. Thế nhưng, sau gần một tháng điều trị ở Khoa Ngoại đầu cổ, tôi được chuyển đến điều trị tiếp ở Khoa Hóa chất (Bệnh viện K). Sau khi trình thẻ BHYT mới, nhân viên Khoa Hóa chất cho biết tôi chưa thể điều trị tiếp. Lý do là giấy chuyển viện cũ hết hạn, vì thế kể cả khi bệnh nhân có thẻ BHYT mới cũng không được BHYT thanh toán!?”.
Buộc lòng, ngày 29-12- 2009, bệnh nhân này phải lặn lội về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai để xin xác nhận chuyển viện nhưng ở đây lại từ chối. Vì chưa hết năm 2009 nên bệnh viện không thể xác nhận chuyển viện vào năm 2010. Nếu sớm nhất cũng phải đến ngày 4-1, việc này mới được giải quyết. “Mặc dù kéo dài thời gian điều trị có thể nguy hiểm đến tính mạng nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn, trong khi điều trị hóa chất rất tốn kém nên đành phải ngừng điều trị để chờ xin giấy chuyển viện”- bà Tiện giãi bày.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Thảo cho rằng theo quy định, việc chuyển BHYT chỉ bắt buộc thực hiện đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, với bệnh nhân điều trị nội trú chỉ cần trình thẻ BHYT mới, sau đó tiếp tục điều trị bình thường. Nhưng theo quy định mới, người bệnh sẽ phải cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh kể từ thời điểm sử dụng thẻ BHYT mới.
Do chưa thống nhất từ trên xuống nên khi bệnh nhân thắc mắc, cả phía bệnh viện và cán bộ giám định BHYT đều chưa có giải đáp cụ thể. Mỗi khi gặp những vướng mắc trong quá trình thực hiện, bệnh viện đổ lỗi cho cơ quan bảo hiểm quá phiền hà trong thanh toán BHYT, còn bảo hiểm lại cho rằng bệnh viện đã tự “đẻ” ra những phiền phức. Vì thế, không ít bệnh viện dù muốn “linh hoạt” trong việc thanh toán cho bệnh nhân BHYT cũng ngại những rắc rối về sau khi thanh toán với BHYT. Cuối cùng, người chịu thiệt thòi vẫn là người bệnh.
Bài và ảnh: Ngọc Dung
Comments are closed.