Bắt tay nhau để “móc túi” bảo hiểm

Hi?n nay ?ã xu?t hi?n tình tr?ng m?t s? ch? s? d?ng L? tho? thu?n v?i NL? làm th? t?c h??ng b?o hi?m th?t nghi?p (BHTN) nh?ng h? v?n làm vi?c t?i DN. ?ây là cách “b?t tay nhau” ?? thu l?i b?t chính t? qu? BHTN.

alt

Nhiều công nhân làm việc nhưng vẫn hưởng bảo hiểm thất nghiệp (ảnh chỉ mang tính minh hoạ).

Nhiều kiểu “móc túi” BHTN

Tính đến 30.8, số người tham gia BHTN đạt khoảng 8,07 triệu, chiếm 80% tổng số NLĐ tham gia BHXH. Trong đó, tổng thu của BHTN 8 tháng đầu năm là 4.065 tỉ đồng và số người hưởng BHTN cũng tăng nhanh.

Trưởng ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH VN) – ông Điểu Bá Được – cho biết: Việc chi trả BHTN cho NLĐ khi mất việc được phối hợp và thực hiện nghiêm túc, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHTN. Nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong cơ chế chính sách như chưa xét tới nguyên nhân bị thất nghiệp và đã tạo kẽ hở để nhiều đối tượng lợi dụng “móc túi” BHXH. Điển hình như: Tự ý nghỉ việc để hưởng BHTN sau đó lại quay lại làm việc chính đơn vị đó; một số chủ sử dụng LĐ thoả thuận với NLĐ làm thủ tục hưởng BHTN nhưng trên thực tế NLĐ vẫn làm việc bình thường tại DN; hoặc chủ sử dụng bố trí cho NLĐ nghỉ việc để giải quyết BHTN.

Cũng theo BHXH VN, một vấn đề cần phải cảnh báo là hiện đang xuất hiện tình trạng mức tiền lương đóng BHTN trong 6 tháng cuối trước khi nghỉ việc của NLĐ tăng bất thường (mức tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu chung), gây khó khăn cho quỹ BHTN. Nếu tình trạng này không được giải quyết thì việc vỡ quỹ BHTN là không xa.

Ngoài ra, còn nhiều bất cập trong việc quy định NLĐ đang trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có việc làm mới hoặc tham gia nghĩa vụ quân sự thì được giải quyết một lần là chưa phù hợp. Mặt khác, theo quy định, các đơn vị sử dụng dưới 10 LĐ với hợp đồng lao động giao kết trên 12 tháng hiện chưa được tham gia BHTN là chưa hợp lý, vì nhóm đối tượng này nguy cơ mất việc rất cao. Nhiều DN đã cố tình khai giảm số LĐ xuống thấp hơn mức quy định để trốn đóng BHTN.

Hiện nhiều DN không để tên NLĐ trong sổ lương, không có căn cứ để thu và quyền lợi NLĐ về BHTN bị xâm phạm.

Cần chế tài mạnh

Theo BHXH VN, 8 tháng đầu năm 2012, đã giải quyết chế độ trợ cấp BHTN cho 298.200 người với số tiền trên 1,4 tỉ đồng, nhưng vẫn chủ yếu là chi trả trợ cấp thất nghiệp, số người học nghề rất thấp – chỉ bằng 0,2% tổng số người hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Cụ thể, năm 2011 chỉ đạt 0,11% số người học nghề và 0,04% số tiền chi cho học nghề. Nguyên nhân do NLĐ chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, chưa thấy được sự cần thiết và mức độ quan trọng của việc hỗ trợ học nghề, hoặc chưa quan tâm, hiểu biết về quy định được hỗ trợ học nghề. Một bất cập nữa là việc lỏng lẻo trong công tác quản lý DN và NLĐ về các vấn đề tiền công, tiền lương cũng như việc tuân thủ đầy đủ trách nhiệm về việc sử dụng LĐ. Do vậy, không thể phát hiện LĐ có làm việc thực ở DN hay không, nếu DN và NLĐ cố tình vi phạm.

Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng số nợ BHTN từ đầu năm đến nay khoảng trên 415 tỉ đồng và dẫn đầu là khu vực hành chính sự nghiệp. “BHXH VN sẽ tăng cường thanh, kiểm tra tại tất cả các loại hình DN. Nếu phát hiện vi phạm sẽ đề nghị cơ quan công an vào cuộc, tuỳ mức độ vi phạm để xử lý, nếu cố tình vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật” – ông Điều Bá Được nhấn mạnh.

Một số chuyên gia về LĐ cho rằng, chính sách BHTN được áp dụng từ 1.1.2009 đã có tác động trực tiếp đến NLĐ, người sử dụng LĐ và vấn đề an sinh xã hội. Chính sách bù đắp được một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất việc làm hay bị chấm dứt HĐLĐ, đồng thời hỗ trợ cho họ được học nghề, tìm kiếm việc làm mới phù hợp, sớm đưa họ trở lại làm việc.

Tuy vậy vẫn còn nhiều bất cập trong chính sách, chưa thật sự thuận lợi như NLĐ vẫn phải đi lại nhiều lần giữa 2 cơ quan là BHXH và LĐTBXH để làm thủ tục đăng ký thất nghiệp ban đầu, báo cáo tình trạng việc làm với trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh, thành phố và nhận trợ cấp thất nghiệp tại BHXH. Do vậy, cần có sự điều chỉnh chính sách và xây dựng chế tài mạnh đủ sức quản lý BHTN, nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho NLĐ khi bị mất việc làm.

Nguồn:laodong.com.vn

{flike}

Comments are closed.