Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu – 1

Phần I: Tổng quan về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Lịch sử phát triển

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bắt nguồn từ châu Âu vào giữa thế kỷ XIX xuất phát từ nhu cầu vận chuyển hàng hoá đến những nơi xa xôi như Australia, New Zealand và Ấn Độ.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, việc xuất khẩu hàng hóa sang những quốc gia thù địch trước đây gặp rất nhiều khó khăn, do đó chính phủ các quốc gia châu Âu đã thiết lập dịch vụ bảo hiểm tín dụng và coi đây như một công cụ khuyến khích xuất khẩu sang những nước bị coi là quá rủi ro khi tiến hành giao dịch thương mại.

Nhu cầu bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tăng lên khi các nước nhận thấy sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu và nhằm bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của các thương nhân trước nguy cơ không được thanh toán. Kể từ đó, ngày càng nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển sử dụng bảo hiểm tín dụng như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho cuộc cạnh tranh với các nhà xuất khẩu của những quốc gia khác.
Đối với ngoại thương, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu lần đầu giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài sẽ phải đối mặt với một số rủi ro về thanh toán do chưa hiểu rõ khách hàng của mình. Bộ phận bán hàng của doanh nghiệp xuất khẩu có thể yêu cầu thanh toán trước hoặc nhận thư tín dụng từ ngân hàng của người nhập khẩu, tuy nhiên những nhà xuất khẩu cho biết làm như vậy sẽ mất thêm một khoản chi phí và họ có thể sẽ phải chấp nhận mức giá thấp nếu không cung cấp tín dụng cho khách hàng. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ra đời đã giải quyết được mâu thuẫn nói trên.
Hàng năm, trên thế giới có khoảng 300 tỷ đôla giá trị giao dịch thương mại được bảo hiểm theo hình thức này, trong đó phần lớn là giao dịch thương mại ở các nước phát triển – nơi các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản cao nhất.

Mục đích 

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm ba mục đích sau:

  • Thứ nhất, đảm bảo các khoản thanh toán sẽ được thực hiện mà không xảy ra bất kỳ vấn đề gì.
  • Thứ hai, ngân hàng xem xét mức độ tin cậy của người vay và sự cần thiết phải bảo vệ vốn đầu tư trước những tác động xấu có thể xảy ra gây cản trở việc thanh toán.
  • Thứ ba, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là biện pháp bảo vệ cho các khoản vay.

Chia sẻ rủi ro: nguyên tắc đồng bảo hiểm

Trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, nguyên tắc đồng bảo hiểm luôn được áp dụng. Thay vì trả hết toàn bộ tổn thất cho các khoản nợ không thanh toán, các nhà bảo hiểm tín dụng xuất khẩu yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải tham gia chia sẻ rủi ro. Điều này khiến các doanh nghiệp xuất khẩu phải duy trì mối quan hệ tốt với bên nợ của mình và hành động đúng đắn cho đến khi khách hàng của mình có ý giãn nợ. Trong trường hợp đó, mặc dù doanh nghiệp xuất khẩu vẫn nhận được tiền hàng nhưng lợi nhuận sẽ không được đảm bảo như dự tính.

Phạm vi bảo hiểm

Các quan điểm phổ biến hiện nay cho rằng phạm vi bảo hiểm nên được giới hạn đối với các hành động của người mua nước ngoài hay chính phủ nước người mua (chính phủ có thể gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán cho xuất khẩu). Rủi ro trong nước bao gồm các rủi ro cố hữu trong việc vận chuyển hàng hóa qua các quốc gia khác để tới được điểm đến, nhưng bảo hiểm tín dụng không nên hòa lẫn với bảo hiểm chung như bảo hiểm hàng hải hay bảo hiểm hỏa hoạn.
Các rủi ro khác là một phần của các rủi ro thương mại thông thường. Các rủi ro này có thể được bảo hiểm và có thể ngăn chặn được thông qua các phương thức kinh doanh thận trọng. Tuy nhiên, bảo hiểm tín dụng được xây dựng chủ yếu dành cho các rủi ro không được bảo hiểm theo các loại hình bảo hiểm thương mại thông thường.

Bảo hiểm cho các rủi ro thương mại: Rủi ro mất khả năng thanh toán của bên mua hay bất cứ điều khoản nào mà quốc gia của bên mua sử dụng để chỉ ra rằng công việc kinh doanh của bên mua sẽ chấm dứt hoặc không thể kinh doanh được nữa.
Các thuật ngữ như “phá sản”, “thụ lý tài sản”, “quản lý tư pháp”, “thỏa ước xử lý nợ” và “khất nợ” có thể giống với một số hình thức mất khả năng thanh toán về tài chính đã được xác định tại quốc gia của bên bán.

Bảo hiểm rủi ro chính trị: Rủi ro chính trị không chỉ giới hạn trong những hoàn cảnh hiển nhiên như chiến tranh, nội chiến, đình công, bế quan tỏa cảng, tẩy chay, cấm vận, hoạt động du kích, nổi loạn, bạo động.
Rủi ro chính trị cũng bao gồm các động thái của chính phủ nhằm ngăn chặn việc vận chuyển hàng hóa đến nước nhập khẩu hoặc nguồn tiền thanh toán cho nước xuất khẩu.
Những sự kiện được coi có mục đích rủi ro chính trị là:
–    Cản trở, trì hoãn thanh toán do những động thái không thể đoán trước của chính phủ nước ngoài.
–    Chiến tranh, cách mạng, nổi loạn, tẩy chay, cấm vận, đình công, nội chiến xảy ra ở bên ngoài nước xuất khẩu.
–    Bộ luật đối ngoại ban hành sau khi hàng hóa được chuyên chở ngăn cản việc giao hàng cho người mua hoặc dẫn đến việc tịch thu hàng hóa. 
–    Thiên tai hoặc những sự kiện bất thường kể cả khi xảy ra ở nước ngoài gây cản trở hoặc trì hoãn thanh toán hay hoàn tất hợp đồng ở bất kỳ khía cạnh nào. Những sự kiện bất thường có thể là những biến động khác thường của thiên nhiên, hoặc những sự kiện có ý nghĩa sống còn nằm ngoài tầm ảnh hưởng của người mua bảo hiểm và người nhập khẩu. 
–    Tuyên bố của chính phủ nước ngoài về lệnh hoãn trả nợ hoặc miễn trách nhiệm thanh toán cho người mua (nhập khẩu).

Điều khoản loại trừ

Doanh nghiệp xuất khẩu có thể sẽ không phải chịu trách nhiệm cho các trường hợp không thanh toán diễn ra trong một giao dịch xuất khẩu mà người xuất khẩu đã thực hiện đúng nghĩa vụ kinh doanh của mình.
Do đó, những thư tín dụng hết hạn, không xin được giấy phép, không thực hiện hợp đồng, không tuân thủ luật pháp của quốc gia nhập khẩu (ví dụ bán những hàng hóa phạm pháp), không đóng thuế nhập khẩu, không xuất trình hóa đơn thanh toán đúng hạn hoặc không nộp những chứng từ sở hữu cho chính quyền có thể làm quyền bồi thường cho những khoản không được thanh toán của người xuất khẩu mất hiệu lực. Hơn nữa, việc bán hàng cho khách hàng nước ngoài sau khi khách hàng đó đã từng không thanh toán trong những giao dịch trước cũng không thuộc phạm vi bồi thường. 
Nhiều nguyên nhân loại trừ đã được đề cập trong hợp đồng bảo hiểm do đó công ty bảo hiểm tín dụng có thể từ chối bồi thường. Nên lưu ý rằng có thể từ chối trách nhiệm bồi thường khi đơn vị xuất khẩu không đề cập đến, tuy nhiên điều này thường ít xảy ra khi đơn vị nhập khẩu không thanh toán.
Mặt khác, một số công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu loại trừ sự sơ suất của các bên mà không cần quan tâm họ đại diện cho bên nào. Xét trong chừng mực nào đó, đây được xem là vấn đề khá nhạy cảm khi các đơn vị đã được chính bên nhập khẩu kiểm soát và điều tra kỹ lưỡng trong khi các công ty bảo hiểm tín dụng vẫn chưa hề biết.

Tổng hợp các điểm loại trừ: Các rủi ro xảy ra thường không được bảo hiểm nếu thuộc các trường hợp dưới đây:
–    Có sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng.
–    Không tuân thủ theo đúng quy định của quốc gia nhập khẩu. Có thể người được bảo hiểm và người mua không được cấp quyền nhập hàng hóa và tham gia thanh toán, hoặc người được bảo hiểm, người mua không tuân thủ các quy định, luật pháp hiện hành tại thời điểm vận chuyển hàng đến quốc gia nhập khẩu hoặc các quốc gia trong quá trình trung chuyển hàng hóa, thanh toán.
–    Sai sót của đơn vị xuất khẩu, ngân hàng hoặc có bằng chứng cho thấy sự sơ suất từ phía nhà xuất khẩu.
–    Rủi ro được bảo hiểm bởi các loại bảo hiểm khác như bảo hiểm hàng hải, chuyên chở, bảo hiểm mọi rủi ro, hỏa hoạn, mất trộm, hay bất cứ tổn thất nào có thiệt hại vật chất, mất mát do trộm hoặc sơ suất.

Hết phần I.

Comments are closed.