Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu – 3

Phần III: Các chứng từ hỗ trợ

alt

Giới thiệu

Khi soạn chứng từ cho các giao dịch bảo hiểm tín dụng, có hai vấn đề chính cần xem xét kỹ lưỡng như sau:
Đầu tiên và cơ bản nhất, bảo hiểm tín dụng phải dựa trên sự tin tưởng. Chỉ khi nào người được bảo hiểm tin vào khả năng của công ty bảo hiểm tín dụng trong việc đánh giá các giới hạn tín dụng trên cơ sở các thông tin từ các nguồn mà người được bảo hiểm không biết thì họ mới có thể cung cấp những thông tin chính xác về:
–    Giá trị của mỗi chuyến hàng gửi đi

–    Mức độ rủi ro không thanh toán của người mua.

Trên thực tế, bên mua và bên bán rất dễ thông đồng với nhau để đưa ra những khiếu nại giả về việc không thanh toán cùng với “chứng từ hỗ trợ” và sau đó chia nhau tiền bồi thường. Và khi không tiến hành các hành động thu hồi hàng tổn thất thì công ty bảo hiểm tín dụng sẽ không phát hiện được. Thậm chí nếu một đơn có tiến hành thu hồi mà theo đó công ty bảo hiểm tín dụng kiện các bên nợ mất khả năng thanh toán bồi hoàn không chỉ số tiền khiếu nại mà cả số nợ không được bảo hiểm thì bên nợ mất khả năng thanh toán đó vẫn có thể trốn tránh và gian trá được và sự thực sẽ không bao giờ được biết tới.
Mặc dù đã cảnh giác về những khả năng trên, các công ty bảo hiểm vẫn chỉ có thể đưa ra những biện pháp ngăn chặn có hạn mà không thể tạo áp lực cho người được bảo hiểm  trong việc thực hiện công việc kinh doanh của họ. Vì thế công ty bảo hiểm phải tin tưởng và trông cậy vào sự trung thực của người được bảo hiểm.
Thứ hai, một công ty bảo hiểm tín dụng mới phải tỉnh táo đối với khả năng người được bảo hiểm trong hợp đồng riêng của họ với người mua có thể đồng ý với những điều khoản ngăn cản công ty bảo hiểm tín dụng thực hiện quyền của mình yêu cầu nghĩa vụ thanh toán đối với phía người mua.
Các tài liệu dưới đây sẽ giúp cho các cơ quan bảo hiểm tín dụng mới và khách hàng của họ kiểm soát được một số rủi ro:

Hợp đồng

Hợp đồng bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm tín dụng soạn ra là hợp đồng bằng văn bản về mối quan hệ giữa công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm.Tài liệu này bao gồm các quy định, các điều khoản và các khoản loại trừ liên quan tới hợp đồng bảo hiểm xuất khẩu và việc thực thi nó. Sự tin tưởng là yếu tố nền tảng và khi nó được chấp nhận thì nhà xuất khẩu được phép thực hiện giao dịch của mình với người mua đã định trong giới hạn cho phép có thể có hoặc cần thông qua các cơ quan bảo hiểm tín dụng trừ phi có nhu cầu về gia hạn thời gian đặc biệt hoặc có khiếu nại và mất khả năng thanh toán và tổn thất hậu quả.
Khi quyết định lần đầu tiên thì việc tập trung vào xem xét quyết định khai thác bảo hiểm diễn ra một cách cơ bản. Một khi có quyết định tích cực về việc chấp thuận cấp cho nhà xuất khẩu và bên mua của họ bảo hiểm, và các điều kiện và điều khoản hợp lý đã được thống nhất thì nhà xuất khẩu đơn giản chỉ thông báo những nội dung đã làm và khai báo theo định kỳ về doanh thu xuất khẩu và bất cứ vấn đề nào có thể gây ra khiếu nại.

Dựa trên sự tin tưởng, hợp đồng bảo hiểm trông cậy các nhà xuất khẩu hoạt động có trách nhiệm đối với hợp đồng bảo hiểm và các hợp đồng bán hàng khác. Nếu các nhà xuất khẩu không thực hiện đúng thì cơ hội thu hồi khoản thanh toán bồi thường theo đúng mức của họ sẽ bị giảm xuống rất nhiều. Hành động không đúng mức có thể làm cho hợp đồng mất hiệu lực mà không được hoàn trả phí bảo hiểm đã nộp. Vào thời điểm nhận được khiếu nại, cơ quan bảo hiểm tín dụng phải kiểm tra sát sao tất cả các khía cạnh của giao dịch để đảm bảo rằng mất khả năng thanh toán không phải là do nhà xuất khẩu không thực hiện đúng.

Các điều kiện tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi

Mặc dù hợp đồng của nhiều công ty bảo hiểm tín dụng quy định không can thiệp vào cách thức kinh doanh của người được bảo hiểm nhưng các công ty này thường đưa ra một số điều khoản nhất định trong hợp đồng bảo hiểm của mình về doanh số xuất khẩu. Ví dụ như:
–    Một hợp đồng bán sẽ có hình thức dạng văn bản và ràng buộc về mặt pháp lý;
–    Hợp đồng này có thể không bao gồm các điều khoản hay nói cách khác hợp đồng này được soạn ra để giới hạn việc tuân thủ các nghĩa vụ của người được bảo hiểm hoặc các điều kiện chung theo hợp đồng.  Hợp đồng này cũng được áp dụng cho các văn bản bảo lãnh, trái phiếu thế chấp và các hình thức thế chấp khác đối với người được bảo hiểm đã vay tiền để thực hiện hợp đồng xuất khẩu lần đầu tiên.
–    Một hợp đồng cho vay phải nêu rõ trách nhiệm hợp đồng của người đi vay theo thỏa thuận cho vay sẽ phải được thực hiện bất kể liệu nhà xuất khẩu đó có hoàn thành nghĩa vụ của họ không
–    Nếu một hợp đồng bảo hiểm tín dụng bảo hiểm cho cả lãi trong thời gian chờ đợi thì hợp đồng bán quy định rằng bản thân bên nợ sẽ trả số lãi này kể từ ngày gia hạn thanh toán của họ.
–    Khi người được bảo hiểm thường bị buộc nhượng lại quyền, quyền sở hữu và lợi ích của mình trong hợp đồng cho công ty bảo hiểm tín dụng trong trường hợp khiếu nại được thanh toán thì hợp đồng gốc sẽ không có các điều khoản ngăn cản việc chuyển nhượng đó.
–    Công ty bảo hiểm tín dụng có thể duy trì quyền theo đó trong một số trường hợp nhất định có thể buộc nhà xuất khẩu hủy hợp đồng bán hàng. Vì thế thỏa thuận bán sẽ không có bất kỳ điều khoản nào giới hạn việc thực hiện quyền này.
–    Cũng có thể hiểu được rằng một thỏa thuận bán sau này có thể bị sửa đổi để thay đổi các điều khoản của thỏa thuận. Nếu sửa đổi có tác động tới quyền của công ty bảo hiểm tín dụng thì trước tiên phải đạt được sự đồng thuận về những sửa đổi đó.  
Các ý tưởng trên thường phù hợp hơn cho bảo hiểm trung và dài hạn. Tuy nhiên, chúng cũng được áp dụng cho bảo hiểm ngắn hạn. Ý tưởng chung là nơi nào có yếu tố tin tưởng thì sẽ không có bên nào làm điều gì gây tổn hại cho vị thế của bên kia.
Người được bảo hiểm sẽ phải có trách nhiệm trong việc đưa ra các hành động cần thiết để thu hồi khoản thanh toán. Ví dụ như nếu một hối phiếu bị từ chối thanh toán thì người được bảo hiểm phải có những hành động yêu cầu thanh toán trong thời điểm thích hợp, không nên chấp nhận sự từ chối đó. Tương tự như vậy họ yêu cầu một bên trung gian làm trọng tài hoặc đưa ra tòa án để giải quyết khiếu nại thì những hành động đó phải diễn ra rất nhanh chóng.
Hơn nữa việc trì hoãn của nhà xuất khẩu trong việc giao một phần hàng hóa là không phải cố ý. Không cần thiết phải liệt kê tất cả các loại điều khoản trong một hợp đồng bởi cần phải đặt ra ranh giới đối với một thái độ kinh doanh có trách nhiệm.

Thư thỏa thuận

Khi không có hợp đồng cụ thể để thực hiện giao dịch xuất khẩu thì các bên sẽ sử dụng các chứng từ khác để thực hiện ý định của mình. Thỏa ước hợp đồng, thư thoả thuận và trao đổi các bản fax liên quan đến các hóa đơn và giấy xác nhận thường là đủ cho việc xem xét bảo hiểm. Tuy nhiên nên nhớ rằng công ty bảo hiểm tín dụng không có quyền yêu cầu các nhà thương mại thay đổi tập tục kinh doanh của họ chỉ để làm hài lòng bên thứ ba, những người có kiến thức thực tế về ngành này còn khá khiêm tốn.
Tuy nhiên, ở đây, phận sự của người được bảo hiểm phải cung cấp đầy đủ các chứng từ để minh chứng không chỉ đối với công ty bảo hiểm tín dụng mà còn đối với các nhà chức trách về đặc tính và các điều khoản chính xác trong giao dịch của họ. Các hoạt động này không chỉ cụ thể mà còn phải được thực hiện theo luật pháp của nước tham gia. Không có nhà bảo hiểm tín dụng nào quan tâm hay chấp nhận một khiếu nại của một hợp đồng bất hợp pháp.

Trao quyền

Một khía cạnh hay nảy sinh nhiều vấn đề đó là việc chuyển thanh toán trở lại cho quốc gia của nhà xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là rủi ro về chính trị. Tuy nhiên, sẽ là một sai lầm nếu như bỏ qua tất cả các trường hợp khi các chính phủ của các nước tham gia hay những rủi ro không mang tính thương mại không có liên quan tới việc thanh toán bất thành.
Mục đích chính của bảo hiểm tín dụng là đảm bảo rằng thanh toán được thực hiện trong một giao dịch thương mại. Việc ngăn cản việc bán gian bằng cách giám sát chặt chẽ người mua sẽ hỗ trợ công ty bảo hiểm tín dụng trong nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực công ty bảo hiểm tín dụng phải đặt niềm tin vào người được bảo hiểm để dàn xếp thủ tục thanh toán của họ một cách chính xác. Thực tế điều này không phải lúc nào cũng diễn ra: Việc tiến hành hay thiếu sót của các nhà xuất khẩu hay các đại lý của họ có thể đưa ra những chứng từ thanh toán thiếu sót vì thế sẽ làm mất hiệu lực của quá trình thanh toán.  
Trước hết là các khía cạnh rủi ro đối với việc thanh toán chứng từ là thư tín dụng. Thư tín dụng được định nghĩa theo hai cách sau:
–    Một lệnh bằng văn bản từ một ngân hàng cho đai lý của ngân hàng đó ở nước ngoài hoặc cho một ngân hàng nước ngoài thanh toán một khoản tiền cho một cá nhân nào đó được ghi trong thư.
–    Một thương lượng hỗ trợ thanh toán cho các hàng hóa đã xuất ra khỏi quốc gia của người bán. Theo thỏa thuận đó thì một người bán sẽ đặt điều kiện với người mua về việc thiết lập một thư tín dụng theo ưu đãi cho người bán ngay khi người bán có chứng từ này (hoá đơn vận chuyển). Hoá đơn này chỉ rõ hàng hóa đã được vận chuyển, người bán có thể trình thư tín dụng đó cho ngân hàng để thanh toán. Đối với việc sử dụng thư tín dụng trong một giao dịch buôn bán thì công ty bảo hiểm tín dụng sẽ luôn gán cho hợp đồng này các điều khoản được bảo đảm và vì thế có thể giảm được tỉ lệ phí bảo hiểm ở mức độ thấp hơn nhiều.
Thư tín dụng có nhiếu dạng thức như sau:
–    Thư tín dụng có thể hủy ngang: loại thư này rẻ hơn đáng kể so với các loại thư khác mặc dù nó ít khi được sử dụng bởi vì loại thư này có thể được sửa đổi và hủy bỏ vào bất kỳ thời gian nào mà không cần phải thông báo cho người được hưởng lợi.
–    Thư tín dụng không thể hủy ngang không có xác nhận: Ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu nếu họ tuân thủ tất cả các điều khoản của thư tín dụng.
Mặc dù loại thư tín dụng như vậy không thể được chỉnh sửa hay hủy bỏ mà không thông báo cho người được hưởng lợi thì giá trị sau cùng của nó lệ thuộc vào khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành hay mức độ ổn định chính trị của nước xuất khẩu. Đây là một dàn xếp có quyền truy đòi theo đó một ngân hàng nhận thư tín dụng có thể thanh toán theo thư tín dụng đó nhưng có thể khiếu nại nhà xuất khẩu về khoản tiền này nếu như ngân hàng phát hành nước ngoài không miễn giảm thanh toán cần thiết.
–    Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận. ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành trong nước bên xuất khẩu hay các quốc gia khác yêu cầu thư tín dụng một số quốc gia đóng xác nhận rất rõ ràng để không thể hủy ngang  Khi tất cả các điều kiện của thư tín dụng được đáp ứng, thì  ngân hàng xác nhận phải thanh toán ngay cả khi ngân hàng phát hành không thực hiện việc chuyển thư tín dụng sang tiền tương ứng. Đây là hình thức an toàn nhất về việc chuyển nhượng  thanh toán bởi vì hai ngân hàng này đã cam kết thanh toán, rủi ro thương mại đã được loại bỏ đối với nhà xuất khẩu và bên cạnh đó các rủi ro khác cũng được giảm thiểu.
Mặc dù thư tín dụng được cho là có lợi thế đáng kể về mặt bán hàng đối với tài khoản ghi nợ, nhưng nó lại không mất đi những quy định đi kèm theo. Một ngân hàng chỉ thanh toán khi tất cả các điều kiện của tín dụng được đáp ứng hoặc tất cả các quy định của thư tín dụng được đáp ứng hoặc nếu thư tín dụng được thể hiện bình thường. Có một số lượng lớn các thư tín dụng không phù hợp với một số lĩnh vực như ngày bốc dỡ hàng thực tế, ngày đến, thông số hàng hóa hay thông số thùng chứa hoặc thùng đóng gói…lý do mà ngân hàng có trách nhiệm trả tiền lại từ chối đó là vì thư tín dụng đó đã hết hạn. Các thư tín dụng này phải được kiểm chứng nghiêm ngặt. Một thư tín dụng 90 ngày có nghĩa là không được thanh toán vào ngày thứ 91. Một công ty bảo hiểm tín dụng có thể từ chối bồi thường nếu người được bảo hiểm có lỗi vì đã không đưa thư tín dụng thanh toán đúng thời hạn.
Tóm lại, gian lận có thể xảy ra trong mọi tình huống có liên quan tới tiền tệ. Hệ thống thư tín dụng rất nhạy cảm đối với những can thiệp thiếu trung thực như những hệ thống thanh toán khác. Tất cả những khai báo sai, các tài liệu bị sửa đổi, các tài liệu hỗ trợ có chứng từ giả, thông báo sai sẽ làm cho thư tín dụng mất hiệu lực.
Kết luận
Không có hình thức thanh toán nào là an toàn tuyệt đối. Vì vậy, công ty bảo hiểm cần nắm rõ những rủi ro của tất cả các hệ thống thanh toán và đưa chúng vào quá trình định phí nhằm điều chỉnh tỷ lệ phí phù hợp với rủi ro của mỗi hệ thống đó.

Hết phần III.
(Mời các bạn đón đọc tiếp phần IV.)

Webbaohiem

Comments are closed.