Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu – 2

Phần II – Các loại đơn bảo hiểm tín dụng

 

Có một điểm đáng lưu ý là các công ty bảo hiểm tín dụng thường không bảo hiểm toàn bộ (100%) cho bất cứ khách hàng nào. Điều này xuất phát từ 4 nguyên nhân dưới đây:

– Các nhà xuất khẩu cần phải tính lãi trong các khoản nợ bởi lẽ họ thường sẽ không thận trọng trước đối tượng kinh doanh của mình.

– Nếu công ty bảo hiểm tín dụng chấp nhận bảo hiểm cho tất cả rủi ro, tổn thất thì tỷ lệ phí bảo hiểm sẽ cao hơn rất nhiều.

– Một trong những mục đích của bảo hiểm tín dụng là giúp các nhà xuất khẩu lấy lại được vị thế ban đầu – trước khi xảy ra rủi ro. Nói cách khác, mục tiêu của bảo hiểm tín dụng là bồi thường cho những tổn thất mà nhà xuất khẩu gặp phải nhằm khôi phục lại vị thế tài chính của họ. Do hoạt động kinh doanh diễn biến bất lợi nên các nhà xuất khẩu đã mất đi khoản lợi nhuận mà lẽ ra họ đã thu được từ giá bán của hàng xuất.

– Cơ sở chủ yếu của việc buộc các nhà xuất khẩu phải cùng gánh chịu một phần tổn thất là nhằm đảm bảo việc tham gia của chính họ vào quá trình khắc phục hậu quả rủi ro. Rốt cuộc người được bảo hiểm là người cho vay theo hợp đồng xuất khẩu – chứ không phải là công ty bảo hiểm tín dụng (trừ khi món nợ đã được ấn định) .

Với những lý do nêu trên, công ty bảo hiểm tín dụng có thể xem xét cấp các loại đơn bảo hiểm sau:

    Đơn bảo hiểm toàn bộ thị trường

    Đơn bảo hiểm thị trường lựa chọn

    Giới hạn về cung cấp thông tin Giới hạn rủi ro (Limit of discretion)

    Doanh thu toàn bộ của người mua

    Mức quan tâm tối thiểu

    Ngắn hạn trước vận chuyển

    Ngắn hạn sau vận chuyển

    Rủi ro trong quá trình vận chuyển (toàn bộ doanh thu )

    Kho hàng ký gửi xuất khẩu (toàn bộ doanh thu)

    Nghiệp vụ tín dụng đặc biệt.

 

Bảo hiểm ngắn hạn sau vận chuyển

Đơn bảo hiểm này có thể được cấp với có/ hoăc không có giới hạn về cung cấp thông tin giới hạn. Trong mọi trường hợp, đơn bảo hiểm loại này có thể được áp dụng cho tất cả các thị trường hoặc trên cơ sở thị trường lựa chọn và nguyên tắc về tổng doanh thu gần như luôn được áp dung.

Đối với đơn bảo hiểm không giới hạn rủi ro, mọi hàng hóa trong quá trình vận chuyển đến một thị trường cụ thể (một nước) đều phải được bảo hiểm. Các điểm loại trừ có thể được đàm phán với sự điều chỉnh cần thiết về tỷ lệ phí bảo hiểm..   

Trong trường hợp này thuật ngữ “ngắn hạn” được định nghĩa là thời hạn tín dụng được cấp cho người mua không vượt quá 180 ngày, đây là mức tối đa được chấp nhận trên toàn thế giới cho tất cả các loại hàng tiêu dùng, nguyên liệu thô và phụ tùng. Yếu tố duy nhất có khả năng thay đổi là ngày bắt đầu của thời hạn 180 ngày: thời điểm này có thể được tính từ ngày nhận hóa đơn, đơn đặt hàng, vận đơn, chứng từ hoặc biên lai chuyển hàng. Các nhà xuất khẩu nên thận trọng trong việc đàm phán các thời hạn thanh toán với bên mua hàng và miễn là thời hạn này không vượt quá 180 ngày tính từ ngày được chỉ định. Vì vậy, các nhà xuất khẩu có thể được bảo hiểm tín dụng theo đơn bảo hiểm tín dụng, đơn bảo hiểm sau vận chuyển chuẩn hoặc đơn bảo hiểm khác.

Như đã đề cập ở trên, trách nhiệm của nhà bảo hiểm đối với các tổn thất có thể xảy ra được tính từ khi bắt đầu vận chuyển hàng hóa đến khi việc thanh toán cuối cùng thực hiện.

Bảo hiểm ngắn hạn trước vận chuyển

Đơn bảo hiểm này cung cấp bảo hiểm cho tình trạng mất khả năng thanh toán của bên mua khi xảy ra tổn thất về thương mại hoặc có nguyên nhân gây ra tổn thất  mang tính chính trị trong suốt thời gian từ khi đặt hàng đến khi giao hàng cho người mua.

Những nguyên nhân gây ra tổn thất có thể chấp nhận được loại trừ việc không thanh toán nợ -đó là việc người mua không hoặc từ chối chấp nhận việc giao hàng hóa của người bán. Ở đây cần nhấn mạnh vào tình trạng người mua không thể thực hiện được trong những hoàn cảnh ngoài tầm kiểm soát của họ. Với việc không thanh toán nợ, họ có quyền lựa chọn không nhận hàng.

Vì bảo hiểm về cơ bản là nhằm đối phó với rủi ro khi không thể vận chuyển hàng hóa sau khi đơn đặt hàng đã được chấp nhận, nên rủi ro của việc không thanh toán kéo dài bị loại trừ do chưa thực hiện thanh toán. Tương tự như vậy, rủi ro chính trị về việc trì hoãn chuyến hàng cũng bị loại trừ.

Việc không tuân thủ những quy định về nhập khẩu ở quốc gia của bên mua thông thường không xảy ra trong giai đoạn trước khi chuyển hàng. Tuy nhiên, nếu những quy định đó thay đổi trong giai đoạn sản xuất hoặc trước khi vận chuyển và do đó ngăn cản việc chuyển hàng, thì tổn thất sẽ được bảo hiểm.

Có hai phương pháp tính tổng giá trị tổn thất có thể được xem xét. Theo phương pháp thứ nhất, tổng giá trị tổn thất là giá trị hợp đồng bảo hiểm cộng với những chi phí phải chịu cho việc giảm bớt tổn thất trừ đi chi phí dự toán trong sản xuất mà thực chất không phải chi do hợp đồng hết hạn và trừ đi bất cứ khoản thu được trong quá trình bán lại những hàng hóa đã được sản xuất ra. Theo phương pháp thứ hai, những tổn thất trước khi chuyển hàng (còn gọi là “tổn thất trước tín dụng”) được đánh giá trên cơ sở tổng chi phí phải chịu, ví dụ: người được bảo hiểm xem xét lại những khoản chi phí thuần của họ. Do đó, giá trị hợp đồng không được xem xét đến. Phương pháp áp dụng rõ ràng sẽ thay đổi theo mỗi hợp đồng và phụ thuộc vào những gì công ty bảo hiểm tín dụng có thể thanh toán.     

Vì các mục đích liên quan đến phí bảo hiểm, giai đoạn trước khi chuyển hàng là khoảng thời gian sản xuất hoặc xử lý hàng hóa và đóng gói chúng để vận chuyển. Giai đoạn này càng dài thì mức phí bảo hiểm càng cao. Hạn mức tín dụng đối với bên mua được xây dựng theo cách tương tự với bảo hiểm sau khi chuyển hàng.

Các loại thông tin công ty bảo hiểm tín dụng sẽ yêu cầu ở đây là:

·         Đặc tính tự nhiên của hàng hóa được bảo hiểm. Đây là thông tin rất quan trọng nếu hàng hóa dễ bị hư hỏng và thời gian giao hàng là một nhân tố chính trong tổn thất. Một công ty bảo hiểm tín dụng mới bước đầu có thể không muốn xem xét các hàng hóa dễ bị hư hỏng cần được bảo hiểm trước và sau khi chuyển hàng. Chẳng hạn, việc cung cấp bảo hiểm cho việc vận chuyển kem đến một khu vực xung quanh sa mạc Sahara dường như là quá liều lĩnh! Tương tự với việc vận chuyển các chất nổ nhạy cảm với thời tiết cực nóng dùng cho các công trình xây dựng.

·         Thời gian xử lý và sản xuất trung bình liên quan đến giá trị hợp đồng.

 

Rủi ro trong quá trình vận chuyển (doanh thu toàn bộ)

Điều này thường thấy trong các trường hợp đặc biệt khi có rủi ro trong khi vận chuyển và rủi ro nhập khẩu. Ví dụ, một nhà xuất khẩu chỉ chuyển hàng cho các công ty liên kết hoặc đến kho tại cảng – cả 2 trường hợp trên đều không có rủi ro thương mại. Đại lý bảo hiểm tín dụng chỉ bảo hiểm cho tổn thất hoặc thiệt hại khi hàng hóa chuyển từ quốc gia của nhà xuất khẩu đến người mua. Rủi ro được bảo hiểm là những rủi ro thường không được bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm nói chung vì nguyên nhân của tổn thất – có thể nguyên nhân chính trị thuộc điều khoản loại trừ. Công ty bảo hiểm tín dụng bồi thường cho người được bảo hiểm trước việc tịch thu hoặc tổn thất hàng hóa do nguyên nhân chính trị trong khi hàng hóa đang được trong quá trình vận chuyển.

Cần lưu ý rằng bất cứ khi nào được cung cấp dịch vụ bảo hiểm thì các nhà xuất khẩu phải sẵn sàng chấp nhận thanh toán từ tài khoản của họ để chuyển giao rủi ro. Loại hàng hóa thông thường được vận chuyển theo đơn bảo hiểm này là các sản phẩm nông nghiệp như thuốc lá cũng như các mặt hàng và nguyên liệu thô khác.

Mặc dù đơn bảo hiểm này bảo hiểm cho hàng hóa gặp phải rủi ro chính trị khi không đến được địa điểm như đã định song nó không bảo hiểm cho những rủi ro chuyển giao thanh toán (transfer-of-payment risks). Rủi ro khi vận chuyển cũng được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm kho hàng ký gửi (xem bên dưới). Ở đây bảo hiểm rủi ro khi vận chuyển chính là bảo hiểm cho hàng hóa chưa được đưa vào kho.

Nói chung, loại đơn bảo hiểm này bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu mà chưa có rủi ro tín dụng thực tế. Đây là một trong số ít những đơn bảo hiểm tín dụng bảo hiểm cho hàng hóa chưa thanh toán. Hàng hóa được bảo hiểm là thuốc lá chưa chế biến, thép và khoáng sản.

Để cấp một đơn bảo hiểm như vậy, công ty bảo hiểm tín dụng cần những thông tin sau:

          Mô tả hàng hóa, giá trị hàng vận chuyển hàng tháng, mô tả đầy đủ địa điểm và ước tính giá trị hàng hóa đến những địa điểm đó hàng năm.

          Thời hạn vận chuyển trung bình; nếu đơn bảo hiểm được chuyển nhượng cho ai đó; thông tin chi tiết về tổn thất hàng hóa trong 12 tháng; bồi thường bị các công ty bảo hiểm hàng hải từ chối.

 

Kho hàng ký gửi xuất khẩu (toàn bộ doanh thu )

Đơn bảo hiểm này được áp dụng đối với kho hàng đặt ngoài lãnh thổ nước xuất khẩu. Trên thực tế, vì lý do kinh doanh các thương nhân thường đặt kho hàng tại quốc gia của người mua để có thể cung cấp nhanh chóng khi có đơn đặt hàng. Khi chưa có người mua thì chưa có rủi ro thương mại. Những rủi ro được bảo hiểm là những rủi ro chính trị và bao gồm bảo hiểm trong quá trình vận chuyển vào nhà kho cũng như bên bảo hiểm, vì lý do chính trị không có khả năng tái xuất khẩu hàng hóa. Rủi ro chủ yếu ở đây chính là chính phủ nước ngoài tịch thu hàng hóa trước khi chúng được chuyển ra từ kho gửi hàng.

Đơn bảo hiểm kho hàng ký gửi là đơn bảo hiểm điều kiện khi nhà xuất khẩu tham gia đơn bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển sau để bảo hiểm việc bán hàng hoặc chuyển hàng ra khỏi kho. Trong đơn bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, từ “cung cấp từ kho hàng ký gửi” được thay thế bằng từ “chuyển hàng”. 

Phí bảo hiểm được xác định dựa vào số lượng hàng hóa trong kho và/hoặc đang trong quá trình vận chuyển vào ngày tính toán cuối cùng của tháng. Quy trình này cũng tương tự như việc tính toán phí bảo hiểm cho đơn bảo hiểm trong nước dựa trên bảng cân đối hàng tháng khi kết thúc hoạt động kinh doanh trong tháng đó. Một đặc điểm là hàng hóa vẫn là tài sản của người được bảo hiểm. Theo đó, đây thường là giá thành được bảo hiểm, loại trừ mức tăng giá hoặc yếu tố lợi nhuận.

Nếu đơn bảo hiểm sau vận chuyển được triển khai để bảo hiểm cho việc bán hàng hóa cuối cùng, thì mức phí bảo hiểm của đơn bảo hiểm kho hàng ký gửi được điều chỉnh cho phép mức phí bảo hiểm tăng lên khi hàng hóa được vận chuyển vào kho. Sau đó, phí bảo hiểm được tính toán dựa vào thời gian xoay vòng trung bình của hàng hóa trong kho; bao gồm cả thời gian vận chuyển.

Khi cấp đơn bảo hiểm kho hàng ký gửi xuất khẩu, công ty bảo hiểm tín dụng sẽ yêu cầu những thông tin sau:

          Nguyên liệu trong kho;

          Tên địa chỉ người nhận hàng hóa và địa chỉ  kho hàng ký gửi;

          Thời gian trong quá trình vận chuyển trung bình và chuyển đi;

          Giá trị tối đa kho hàng ký gửi; và

          Mức chu chuyển trong kho, kho hàng ký gửi được chu chuyển bao nhiêu lần trong một năm.

Có thể thấy rằng đây là một trong những loại đơn bảo hiểm phức tạp nhất được cung cấp cho nhà xuất khẩu.

{<}0{>Xuất khẩu hàng hóa tư liệu sản xuất<0}

<}0{>Đối với hầu hết các tổ chức tín dụng xuất khẩu mới, nhu cầu được hỗ trợ về bảo hiểm tín dụng ngắn hạn hoặc dài hạn đặc biệt và duy nhất cho các nhà cung cấp với sự hỗ trợ thỏa đáng của chính phủ là rất cần thiết. {0<}0{>Tuy nhiên, một số nước (đặc biệt là các nước đang trong giai đoạn chuyển đổi) thường có hàng hóa tư liệu sản xuất phong phú và có khả năng về xây dựng và đã từng tham gia vào các dự án nước ngoài.<0} <}0{>Những hoạt động như vậy trước đây được chính phủ quan tâm và cấp vốn nhưng bây giờ các doanh nghiệp xuất khẩu phải tự đảm đương về tài chính của mình. <0}

<}0{>Một số nước trong giai đoạn chuyển đổi ở Trung Âu đã giải quyết được vấn đề này và các nước khác cũng đang xem xét mở rộng cơ sở của mình trong lĩnh vực này.<0} <}0{>Cộng Hòa Séc là nước có nền công nghiệp chế tạo rộng lớn vì thế việc thành lập Ngân Hàng Xuất Khẩu Séc là cần thiết.<0} <}0{>Hội đồng quản trị của ngân hàng này cũng chính là Hội đồng quản trị của Tập đoàn Bảo hiểm và Bảo đảm xuất khẩu (EGAP). <0}<}0{>Các hợp đồng xuất khẩu cỡ vừa và cỡ lớn chia sẻ nhu cầu khai thác bảo hiểm và thông tin về kinh doanh ngắn hạn nhưng khác nhau về cường độ và mức độ.<0}

<}0{>Như đã nói ở trên, tài trợ xuất khẩu chính thức cho các hàng hóa tư liệu sản xuất có ở mọi nơi và có số lượng đầy đủ. <<}0{>Việc đưa ra các cơ sở tài trợ xuất khẩu cho các hàng hóa tư liệu sản xuất đòi hỏi phải có sự kiểm tra cẩn thận về mức độ khả thi, các nguồn tài chính và đảm bảo của chính phủ.

<0}

{0>Credits for exports of capital goods<}0{>Tín dụng cho xuất khẩu tư liệu sản xuất

<}0{>Tín dụng dạng này thường cấp cho các thiết bị về vận chuyển và máy móc, nhà máy và các dự án điện thuộc các dự án lớn với thời hạn thanh toán trong vòng 10 hoặc hơn 10 năm.<0} {0><}0{>Đây là loại hình kinh doanh cần vốn đầu tư lớn với lượng hợp đồng ít, đàm phán khó khăn và thị trường đầy rủi ro.<0}

 {0><}0{>Các quốc gia có khả năng về xuất khẩu vốn sẽ dàn xếp tín dụng của bên mua (đã được bảo đảm) trực tiếp với ngân hàng, thông qua các tổ chức tín dụng xuất khẩu hay các ngân hàng, hoặc thông qua ngân hàng xuất nhập khẩu vì mục đích đặc biệt.<0} {0><}0{>

 

Bảo hiểm hợp đồng xuất khẩu đặc biệt<0}

{0><}0{>Hợp đồng xuất khẩu đặc biệt” là hợp đồng có tính chất quan trọng được đàm phán với bên mua nước ngoài, quy định về việc cung cấp hàng hóa (hàng hóa được sản xuất cụ thể theo yêu cầu) hay cung cấp dịch vụ cho một dự án xác định.<0}

{0><}0{>Thông thường trong các hợp đồng đặc biệt này bên mua  nước ngoài (hoặc người chủ của họ) thường yêu cầu tín dụng trung và dài hạn từ 2 đến 10 năm.<0} {0><}0{>Do đây là các hàng hóa và dịch vụ về tư liệu sản xuất nên việc thanh toán có thể kéo dài trong một vài năm kể từ khi bắt đầu đưa vào sử dụng.<0} {0><}0{>Ví dụ như: việc bán một thiết bị hay dụng cụ máy móc chính, liên quan tới việc xây dựng của thiết bị này trong các giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có một mức độ quan trọng riêng nhưng tất các giai đoạn này đều cần thiết cho việc hoàn thành dự án.<0} {0><}0{>Cũng có thể áp dụng hình thức bảo hiểm này cho các hợp đồng dài hạn theo đó khách mua nước ngoài hay chủ của họ sẽ thanh toán bằng tiền mặt khi công việc tiến hành.<0}

{0><}0{>Thời gian kể từ ngày ký hợp đồng cho tới khi hàng hóa được cung cấp được gọi là “thời kỳ trước khi cung cấp hàng hóa”<0}. {0><}0{>Nó có thể kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm, trong trường hợp là dự án lớn thì có thể lên tới 5 năm.<0}

{0><}0{>Điều khoản thanh toán<0}

{0><}0{>Một trong các điều kiện là bên mua phải thanh toán bằng tiền mặt khi hợp đồng được ký kết và mặc dù số tiền thanh toán thực tế rất khác nhau nhưng thông thường mức tối thiểu yêu cầu là 5% trong tổng giá trị hợp đồng. Và ngay trước đợt giao hàng đầu tiên, người mua thường phải thực hiện một thanh toán tiếp theo có giá trị ít nhất bằng 10% trị giá hợp đồng. Việc thanh toán này khiến cho giá trị hợp đồng được cân bằng và hình thành nên đối tượng tín dụng.<0}

{0>Thời hạn tín dụng yêu cầu phải được xác định theo tính chất và giá trị của hợp đồng.<0} Nếu giá trị hợp đồng {0><}0{>tương đối nhỏ thì thời hạn tín dụng sẽ không thể vượt quá 2 năm.<0} {0>Bất cứ hợp đồng nào có trị giá vượt quá 2 triệu đôla đều có thể yêu cầu thời hạn tín dụng lên tới 5 năm.<0} Với hợp đồng có giá trị lớn hơn đòi hỏi thời hạn tín dụng dài hơn. Đặc biệt là các hợp đồng {0><}0{>bảo hiểm cho một dự án chìa khóa trao tay với việc cung cấp vật liệu và thiết bị, xây dựng và lắp đặt phân xưởng và giao dự án cho bên mua điều hành.

{0>Cover as an aid to finance<}0{>Bảo hiểm với tư cách “người tài trợ về tài chính”

{0><}0{>Một số các tổ chức như Ngân hàng xuất khẩu hay các công ty bảo hiểm tín dụng ở các quốc gia phát triển thường cho vay vì  mục đích xuất khẩu ngoài việc cung cấp bảo hiểm cho các rủi ro không được thanh toán trong các giao dịch xuất khẩu. Mặc dù đây không phải là cách thức thực tế cho các công ty bảo hiểm tín dụng mới, nhưng nó có thể là cách cho các công ty bảo hiểm trước đó (ít ra trong việc) hỗ trợ cho cách nhà xuất khẩu trong việc  mua lại tín dụng bằng cách chấp thuận nhượng lại hợp đồng cho một tổ chức tài chính như là một phần trong các dàn xếp cung cấp tài chính. Có một số cách để thực hiện công việc này.<0}

Bảo hiểm áp dụng theo hợp đồng này có thể nhượng lại cho một tổ chức tài chính trong nước của nhà xuất khẩu để cung cấp tài chính giúp các nhà xuất khẩu mở rộng tín dụng cho bên mua nước ngoài. Dưới đây là hai phương pháp để thực hiện điều này.

Tín dụng nhà cung cấp: nhà xuất khẩu đề nghị tín dụng cho bên mua nước ngoài. Thông thường, thời hạn tín dụng tối  đa có thể được bảo hiểm theo phương pháp này là 5 năm kể từ khi cung cấp hàng hóa hay hoàn tất việc lắp đặt và xây dựng. Việc thanh toán được thực hiện theo kỳ 6 tháng bằng hối phiếu hoặc thậm chí bằng thư tín dụng. Hợp đồng bảo hiểm tín dụng được chuyển nhượng cho bất kỳ tổ chức tài chính nào nếu tổ chức  tài chính đó sẵn sàng tạm ứng tiền mặt thay cho hối phiếu và thư tín dụng. Trong trường hợp có 2 hoặc nhiều tổ chức cho vay tham gia thì việc chuyển nhượng được thực hiện cho ngân hàng dẫn đầu. Ngân hàng này thực hiện nhân danh và đại diện cho công ty bảo hiểm vì cả hai mục đích quản lý và nhận thanh toán bồi thường.

Tín dụng bên mua. Loại tín dụng này chủ yếu dành cho các hợp đồng lớn hoặc phức tạp, có thời hạn 5 năm hoặc có thể dài hơn nếu thấy cần thiết. Thông thường tín dụng dạng này bao gồm các giao dịch chìa khóa trao tay. Tín dụng tối đa có thể bảo hiểm là 10 năm và ở nhiều nước loại tín dụng này thường được mở rộng thời hạn chỉ khi bên mua là một chính phủ hoặc có bảo đảm thanh toán của một chính phủ.

Loại tín dụng này thường do một tổ chức tài chính cung cấp, tổ chức tài chính này đàm phán trực  tiếp với bên mua (hoặc với đại lý của chính phủ hoặc với đại lý xúc tiến dự án của chính phủ). Hai loại hợp đồng này được biên soạn một loại dành cho nhà xuất khẩu để bảo hiểm cho  rủi ro trước khi giao hàng, loại còn lại dành cho tổ chức tài chính nhằm bảo hiểm cho việc thanh toán các khoản cho vay sau khi giao hàng hóa. Do các khoản cho vay của tổ chức tài chính không vượt quá 85% giá trị hợp đồng nên mức bồi thường 100% có thể được xem xét với 15% mức chiết khấu dành cho nhà xuất khẩu, trong trường hợp có khiếu nại bảo hiểm. Lợi ích về tiền cho vay vẫn được bảo đảm.

Thời hạn tín dụng cũng có thể bị tác động bởi các thời hạn khấu hao dài hơn dành cho các dự án lớn. Trong bất kỳ trường hợp nào, kỳ hạn tín dụng tối đa là 10 năm (mặc dù thời hạn này không được xác định khi mà các nguyên liệu được cung cấp bao gồm nguyên liệu thô, khoáng sản hay hàng tiêu dùng như thực phẩm).

Một trong những lý do chính  để có thể linh động cho các hợp đồng quốc tế lớn là nhằm hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu trở nên cạnh tranh  hơn khi bỏ thầu cho các dự án này. Các điều khoản thanh toán đa dạng thường là nhân tố chính trong việc bỏ thầu. Hay nói cách khác, không nên cho phép thói quen sử dụng lãng phí các nguồn tài chính và viêc hình thành những cam kết bất hợp lý từ phía bên mua. Đây là lĩnh vực mà Hiệp định OECD đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát việc cấp tài chính không có tính kinh tế và cạnh tranh không công bằng.

Rủi ro trong các hợp đồng đặc biệt

Khi hợp đồng có hiệu lực, nhà xuất khẩu phải chịu chi phí và thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu trong thời kỳ trước khi giao hàng hàng hóa nhà xuất khẩu bị cản trở việc tiếp tục thực hiện công việc này do một trong số những nguyên nhân của tổn thất hay bị cản trở giao hàng thì tổn thất của họ sẽ tương ứng với số tiền họ đã cam kết trong hợp đồng ở giai đoạn đó.

Một khi hợp đồng hoàn tất và giai đoạn sau khi giao hàng bắt đầu, nhà xuất khẩu phải chịu tổn thất nếu thanh toán không được thực hiện theo hợp đồng.

Công ty bảo hiểm tín dụng cần xem xét những rủi ro này để cung cấp bảo hiểm phù hợp với những yêu cầu cụ thể của dự án. Không có một mẫu đơn bảo hiểm chuẩn nào để áp dụng, thay vào đó một số đặc điểm nổi bật cần phải được xác định cho việc cung cấp phạm vi bảo hiểm.

Một trong số các đặc điểm đó là bồi thường trước khi giao hàng cho các tổn thất mà bên được bảo hiểm gặp phải khi mà công việc giao hàng trong nước bên mua và công việc vận chuyển hàng hóa ở  bên nước xuất khẩu mà bị ngăn cản bởi luật pháp,  chỉ thị, nghị định, hoặc các quy định đã có hiệu lực về luật hoặc do chiến tranh, thù địch, nội chiến, cách mạng, khở nghĩa, tẩy chay, biểu tình và các rối loạn bên ngoài nước xuất khẩu.

Trong một số trường hợp, việc bảo đảm trước khi giao hàng đối với việc mất khả năng thanh toán của bên mua có thể được đàm phán. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào sự suy xét của công ty bảo hiểm tín dụng và phụ thuộc vào hình thức bảo đảm có thể được yêu cầu.

Một đặc điểm khác là bồi thường sau khi giao hàng cho những tổn thất gặp phải sau khi hoàn tất vụ làm ăn hoặc vận chuyển nhưng không nhận được thanh toán theo hợp đồng vì:

          Luật pháp hiện hành ngăn cản, cấm hoặc kiểm soát việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài hoặc việc chuyển chi từ một nước ngoài sang nước xuất khẩu.

          Chiến tranh, thù địch …bên ngoài nước xuất khẩu.

          Mất khả năng thanh toán hay thanh lý của bên mua hoặc của bất kỳ nhà bảo hiểm nào (nếu đó là doanh nghiệp thương mại và không phải là một chính phủ)

          Vỡ nợ kéo dài hoặc bên mua không thể thanh toán cho khoản nợ theo hạn định sau ngày đáo hạn. Thời hạn này thường kéo dài từ 4 đến 9 tháng tùy thuộc vào mức độ ưu đãi của công ty bảo hiểm tín dụng.

 

Giá trị tổn thất

Việc bồi thường được thanh toán dựa trên cơ sở sau:

Đối với nguyên nhân gây tổn thất diễn ra trong giai đoạn trước khi giao hàng thì tổng chi phí phải chịu cho nguyên nhân tổn thất này thuộc mức cao nhất trong giá trị hợp đồng. Điều này bao gồm tổng các chi phí ở mức t lệ thỏa thuận ngoại trừ lợi nhuận.

Đối với nguyên nhân gây tổn thất diễn ra sau khi giao hàng thì các khoản nợ không phải trả cho người được bảo hiểm. Giá trị của bất kỳ tài sản thu hồi nào (nợ khó đòi mà công ty bảo hiểm tín dụng có được) có thể được miễn trừ từ tổng đơn khiếu nại và t lệ được bảo hiểm của đơn khiếu nại có thể được áp dụng cho số lượng tổn thất. Nhà xuất khẩu không bao giờ được bảo hiểm 100%.

Bảo hiểm cho các ngân hàng – sự thiếu hụt  bất cập của trong các hình thức bảo hiểm

Các ngân hàng cấp tài chính cho nhà xuất có thể yêu cầu nhượng lại doanh thu hợp đồng như vật thế chấp cho khoản vay. Nếu như doanh thu đó được bảo hiểm trước các rủi ro không thanh toán thì điều này sẽ bổ sung vào giá trị bảo đảm của việc chuyển nhượng. Lý do là ngân hàng biết các khoản nợ dường như có thể thu được vì nếu bên mua không thanh toán thì công ty bảo hiểm tín dụng sẽ bồi thường cho phần nhiều các số dư chưa thanh toán.

Tuy nhiên, doanh thu hợp đồng luôn dao động theo thời gian trong khi đó số lượng tiền cho vay không thay đổi. Nếu bên mua  thanh toán, nhưng số tiền lại không tới được tài khoản của cho vay tại ngân hàng của bên bán thì vật thế chấp của ngân hàng đã mất giá trị bởi vì không có cơ sở cho khiếu nại đối với công ty bảo hiểm tín dụng nếu như bên mua đã thanh toán. Nếu như có tranh chấp thương mại thực sự mà đưa ra các thủ tục khiếu nại như chỉ định thì ngân hàng không thể nhận được thanh toán nợ từ phía bên mua. Trong những trường hợp như vậy hoặc trường hợp người giữ đơn khiếu nại từ bỏ nghĩa vụ của mình đối với công ty bảo hiểm tín dụng thì việc nhượng lại có bảo hiểm đầy đủ hoặc thuộc diện theo các điều khoản hoặc điều kiện của hợp đồng bảo hiểm mà được người giữ đơn đáp ứng.

Khi ngân hàng xác đinh thông tin trên là một điểm yếu trong vai trò của công ty bảo hiểm tín dụng (với tư cách là nhà cung cấp bảo đảm tín dụng) thì công ty bảo hiểm tín dụng cần nâng cấp các cơ sở ban đầu của mình lên mạnh hơn trước khi ngân hàng cho vay tiền. Ở nhiều quốc gia, giải pháp này đã được đưa ra cho các tổ chức tài chính để bảo đảm cho việc mất khả năng trả nợ cho cả 2 bên mua và bán.

Bảo đảm toàn diện cho bên xuất khẩu đơn lẻ bao gồm việc hỗ trợ vốn lưu động

Loại bảo đảm này được biết tới là loại bảo đảm xuất khẩu ngắn hạn. Một số nước như Zimbabwe đã phân bảo đảm này ra thành bảo đảm tài trợ xuất khẩu ngắn hạn đối với khoản vay cho các chi phí trước khi vận chuyển và bảo đảm tài trợ xuất khẩu ngắn hạn đối với khoản vay cho các chi phí sau khi vận chuyển. Mặc dù hình thức bảo đảm này được áp dụng cho tín dụng ngắn hạn nhưng các nguyên tắc của nó lại tương tự như những nguyên tắc sử dụng trong các vấn về bảo đảm cho việc xuất khẩu lượng hàng hóa tư liệu sản xuất lớn hơn. Tổ chức tín dụng xuất khẩu khi đưa ra các bảo đảm cần phải có nhiều vốn và dự trữ hơn cho bảo hiểm vì không có bất kỳ một tổ chức lớn nào có thể chia sẻ về rủi ro và tái bảo hiểm thì không có sẵn. Vốn hỗ trợ yêu cầu cho một số lượng nhỏ bảo đảm có thể vượt quá tổng số vốn của một công ty bảo hiểm tín dụng. Bảo hiểm là một cách thức an toàn hơn và hiệu quả hơn về vốn nhưng như đã đề cập ở trên thì nó có những hạn chế trong một số loại hình kinh doanh.

Theo điều khoản cơ bản, bảo lãnh của ngân hàng thúc đẩy việc chuyển nhượng hợp đồng bằng cách bảo đảm không điều kiện và không thể hủy ngang được cho một ngân hàng về phần lớn tỉ lệ cho vay vốn lưu động cho nhà xuất khẩu. Số lượng bảo đảm có thể từ 70% đến 100% mặc dù bảo đảm cho toàn bộ khoản vay là rất hiếm.

Đối với tổ chức tín dụng xuất khẩu cung cấp bảo lãnh, thì có các yêu cầu sau đây:

          Khoản cho vay bảo đảm phải cung cấp để hỗ trợ cho nhà xuất khẩu mua đầu vào đặc biệt là với mục đích cung cấp hàng hóa theo đơn đặt hàng xuất khẩu chính thống. Số tiền này không được sử dụng cho vốn lưu động thông thường hoặc mua sắm thiết bị cơ bản.

          Khi bảo hiểm cấp cho ngân hàng là một trong số những bồi thường về khoản vay thì nhà xuất khẩu phải thể hiện rằng họ có thể thanh toán khoản vay đó từ số tiền giao dịch xuất khẩu theo đơn đặt hàng.

          Việc đánh giá rủi ro để cung cấp khoản vay là công việc của ngân hàng chứ không phải là công việc của công ty bảo hiểm tín dụng. Tuy nhiên, Công ty bảo hiểm tín dụng sẽ yêu cầu nhà xuất khẩu cấp cho ngân hàng các thông tin cần thiết, các thông tin này có thể giúp công ty bảo hiểm tín dụng trong việc đánh giá riêng của mình về yêu cầu này.

          Đối với bảo lãnh, ngân hàng là người giữ đơn bảo hiểm. Vì thế, ngân hàng phải trả phí bảo hiểm đối với số dư chưa thanh toán về khoản nợ hàng tháng, nhưng phí bảo hiểm này thường rất thấp (khoảng 10%) và được chuyển sang cho người vay. Ngân hàng này có thể bổ sung thêm người vay khác cho hợp đồng này theo cách thức tương tự như cách thức của người giữ đơn bảo hiểm về hợp đồng bảo hiểm tín dụng thông thường khi bổ sung thêm người mua.

          Một đơn bảo hiểm riêng biệt phải do nhà xuất khẩu đưa ra để bảo hiểm cho bên mua là người nước ngoài của mình và đơn bảo hiểm này phải được chuyển nhượng cho ngân hàng như là vật thế chấp bổ sung. Dàn xếp “tam giác” này có nghĩa là nếu lý do cho việc không thanh toán là do bên mua mất khả năng thanh toán thì ngân hàng chỉ bị thiếu hụt trên phần nợ tồn không được bảo hiểm (the bank is only short on the uninsured portion of the balance outstanding on the debt (which is usually 10% to 15%) số dư chưa thanh toán về khoản nợ không được bảo hiểm (thường là 10-15%)

          Bảo hiểm cho các loại hình này chỉ nên cấp cho các nhà xuất khẩu , những người có đơn bảo hiểm  cho các hợp đồng với tổng doanh thu hoặc doanh thu vận chuyển.

          Nhà xuất khẩu được bảo lãnh theo cách này phải đưa ra hối phiếu, giấy ủy quyền hoặc một số cam kết tương tự để thanh toán lại khoản vay cho các ngân hàng cho vay.

          Trong giai đoạn đầu, công ty tái bảo hiểm về bảo lãnh là bên được tái bảo hiểm mang tính chính trị (chính phủ của bên xuất khẩu) thậm chí các rủi ro được bảo hiểm cũng mang tính thương mại và không mang tính chính trị. Tuy nhiên, bằng cách kết hợp bảo lãnh ngân hàng và hợp đồng xuất khẩu (trong trường hợp đơn khiếu nại đã được nhượng lại cho công ty bảo hiểm tín dụng) thì bồi thường chéo (cross-indemnity) có được sẽ bảo đảm rằng chính phủ sẽ hoàn lại nếu như nguyên nhân gây tổn thất cuối cùng có tính thương mại. Nếu nguyên nhân gây tổn thất mang tính chính trị, thì số lượng mà chính phủ trả (được coi là công ty tái bảo hiểm chính trị chính thức) là số lượng đền bù cho cái mà chính phủ phải trả theo hợp đồng xuất khẩu. Bồi thường bảo hiểm tín dụng kết số dư sẽ được trả cho ngân hàng.

          Do mục đích chính của bảo lãnh là để khuyến khích xuất khẩu trong số các doanh nghiệp nhỏ hơn thì thông thường đặt ra giới hạn bảo đảm. Có nhiều lý do cho vấn đề này đó là: nhằm ngăn cản việc kinh doanh nhỏ phát triển quá độ, nhằm tăng cường lợi ích bảo đảm giữa các doanh nghiệp, nhằm ngăn cản các tổ chức lớn hơn, có các phương thức thế chấp khác từ việc điều động và lấy cơ hội thu lợi từ dự án của các doanh nghiệp nhỏ .

Có thể mức giới hạn này sẽ được nâng lên để phù hợp với lịch trình kinh doanh của bên vay và phù hợp với sự nhất trí của công ty tái bảo hiểm chính thức.

Ngay khi nhận thấy rằng hệ thống bảo lãnh được đưa vào nhằm khuyến khích việc xuất khẩu của các nhà xuất khẩu thua thiệt. Các nhà xuất khẩu này không xuất khẩu nếu không có vật thế chấp vì thế kế hoạch này phải được bảo đảm là một tài sản trong danh mục của công ty bảo hiểm tín dụng.

Các ngân hàng lúc đó phải linh dộng trong việc cho vay của mình thì việc xuất khẩu của nước đó mới được thúc đẩy và kinh doanh nhỏ có thể trở thành một tài sản có giá trị và giúp cải thiện nền kinh tế.

Hết phần II (còn nữa)

Comments are closed.