Bảo hiểm nhân thọ FWD đua tới top đầu

(Webbaohiem) – Vận động viên từ khắp nơi trên thế giới vừa tham gia vào cuộc thi chạy Marathon FWD Bắc Cực vào ngày 9 tháng 4 – một cuộc đua đến đỉnh thế giới. Trong khi đó, hãng bảo hiểm có trụ sở tại Hồng Kông lại đang tham gia vào cuộc đua của chính mình khi công ty tiếp tục tăng trưởng trước đợt IPO tiềm năng.

bảo hiểm nhân thọ fwd top đầu

Tin đồn về việc FWD đang chuẩn bị IPO tại Singapore được tiết lộ lần đầu tiên vào tháng 6 năm ngoái, khi dư luận cho rằng tỷ phú chủ sở hữu của công ty, ông Richard Li, quan tâm đến việc tận dụng cấu trúc cổ phần hai lớp cho phép ông ta giữ quyền biểu quyết lớn hơn so với cổ đông khác. Đợt IPO này không thành hiện thực, tuy nhiên FWD đã thúc đẩy mạnh chiến lược thâu tóm.

Kể từ đó, FWD đã mua quyền kiểm soát chi nhánh bảo hiểm nhân thọ Indonesia của Ngân hàng Commonwealth Bank, mua 49% cổ phần của HSBC trong liên doanh bảo hiểm Malaysia, ký thỏa thuận bancassurance Hồng Kông với ICBC và vào tháng 3. Hãng đã khôi phục các cuộc đàm phán với Ngân hàng Thương mại Siam của Thái Lan về việc mua lại công ty bảo hiểm nhân thọ của ngân hàng này.

Tuần này, công ty đã công bố kết quả kinh doanh kỷ lục năm 2018và trọng tâm chiến lược năm 2019. Doanh thu phí bảo hiểm hàng năm của công ty tăng 30% lên 2,87 tỷ đô la Hồng Kông với sự tăng trưởng mạnh mẽ trên tất cả các kênh. Kênh đại lý đóng góp doanh thu lớn nhất đạt mức tăng 34%, kênh môi giới tăng 53% và bancassurance tăng 28%. Theo ông Jeff Wong, Giám đốc Đại lý FWD Hồng Kông và Macau, kế hoạch của công ty sẽ tăng thêm lực lượng đại lý lên 3.600 vào năm 2019 và 5.000 trong 5 năm tới.

Bảo hiểm nhân thọ FWI

Rõ ràng, quyết tâm M&A của FWD không hề chậm lại. Vào tháng 2, FWD đã thuê bà Tan Boon-Kee từ Deutsche Bank làm cố vấn cao cấp cho hoạt động mua bán và sáp nhập. Bà Tan trước đây là người đứng đầu tập đoàn tài chính châu Á-Thái Bình Dương (FIG) tại Deutsche Bank và trước đó là Giám đốc điều hành của Goldman Sachs tại Singapore và có nhiều kinh nghiệm về M&A bảo hiểm khu vực cũng như IPO.

Vai trò đầu tiên của bà Tan là giúp chốt giao dịch với ngân hàng Thái Lan SCB. Vào cuối tháng 3, hai công ty đã ký một biên bản ghi nhớ về một quan hệ đối tác bancassurance dài hạn để phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Là một phần trong thỏa thuận đó, FWD sẽ mua lại công ty bảo hiểm nhân thọ của SCB.

FWD cho biết: “Là một công ty bảo hiểm toàn châu Á, chúng tôi luôn tìm hiểu các cơ hội để phát triển và phát triển kinh doanh”.

SCB, ngân hàng cho vay lớn nhất của Thái Lan, lần đầu tiên tìm cách thoái vốn tại hoạt động kinh doanh BHNT vào năm 2017. Khi đó, ngoài FWD còn có các nhà thầu đối thủ AIA, Manulife và Prudential cùng tham dự. Nhưng mức giá chào 3 tỷ đô la Mỹ được cho là quá cao và thỏa thuận đã đổ vỡ. FWD sau đó đã gia hạn thỏa thuận phân phối với Ngân hàng TMB. Việc khôi phục lại thỏa thuận với SCB sẽ khiến FWD lọt vào top 5 công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu tại Thái Lan.

Tại khu vực châu Á, FWD đang quản lý hơn 28 tỷ đô la Mỹ tài sản và có hơn 3 triệu khách hàng tại 8 thị trường châu Á. Công ty thành lập năm 2013 và đến nay chỉ mới sáu tuổi. FWD được thành lập thông qua thương vụ mua lại các đơn vị bảo hiểm và hưu trí của ING tại Hồng Kông, Ma Cao và Thái Lan trị giá 2,1 tỷ USD.

Thảo Phương (chuyển ngữ).