Bảo Hiểm Hàng Hóa Vận Chuyển

Công ty Cổ phần Bảo Hiểm AAA sẵn sàng nhận bảo hiểm cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu và vận chuyển nội địa. Chúng tôi cam kết phục vụ khách hàng theo nguyên tắc “Nhanh, Đúng, Đủ”. Để nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của quý khách hàng, Bảo Hiểm AAA không ngừng cải tiến công nghệ và cung cách của khách hàng trong lĩnh vực “Bảo Hiểm Hàng Hoá”.

Bảo hiểm AAA có một đội ngũ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải và đặc biệt có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm Hàng hóa Vận chuyển, bảo hiểm AAA có mạng lưới đại lý giám định bồi thường tại hầu hết các nước trên thế giới và có quan hệ hợp tác với các Hội, Hiệp hội và các tổ chức bảo hiểm, tái bảo hiểm trong và ngoài nước. Đặc biệt Bảo hiểm AAA là thành viên của cục Điều tra Hàng hải IMB.
Tham gia bảo hiểm tại Bảo hiểm AAA khách hàng sẽ:

* Yên tâm hàng hóa của mình được đảm bảo trong quá trình vận chuyển.
* Tăng cường uy tín của khách hàng đối với các đối tác trong và ngoài nước.
* Được hướng dẫn và tư vấn điều kiện, điều khoản và tỷ lệ phí hợp lý.
* Thủ tục bảo hiểm đơn giản, đầy đủ và ngắn gọn.
* Khi có tổn thất, Bảo hiểm AAA sẽ hướng dẫn thực hiện các thủ tục pháp lý để giải quyết sự cố và bồi thường một cách thỏa đáng và nhanh chóng.

Các loại hình bảo hiểm:

* Bảo hiểm hàng xuất khẩu.
* Bảo hiểm hàng nhập khẩu.
* Bảo hiểm hàng vận chuyển nội địa.

Tùy theo tính chất và chủng loại hàng hóa, đội ngũ các chuyên gia bảo hiểm hàng hải của Bảo hiểm AAA sẽ tư vấn cho khách hàng tham gia bảo hiểm với các điều kiện phù hợp:

* Bảo hiểm theo các Bộ Điều khoản (A), (B), (C) hoặc theo các Quy tắc bảo hiểm tiêu chuẩn khác của Hiệp hội Bảo hiểm London.
* Bảo hiểm theo Quy tắc Hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam do Bộ tài chính ban hành.
Tóm tắt nội dung các rủi ro được bảo hiểm theo quy tắc (A), (B), (C):

Tổn thất tổn hại hợp lý quy cho:

1.   Cháy, nổ.
2.   Tàu thuyền mắc cạn, nằm cạn, chìm, lật.
3.   Phương tiện vận tải trên bộ bị lật hay trật bánh.
4   Đâm va tàu hoặc tàu, sà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va với bất kỳ vật thể nào bên ngoài không kể nước.
5.   Dỡ hàng tại cảng lánh nạn.

Tổn thất tổn hại gây ra bởi:

6.   Hy sinh tổn thất chung.
7.  Vứt hàng xuống biển.
8.  Đóng góp tổn thất chung.
9.  Chi phí cứu hộ.
10. Trách nhiệm đâm va trên cơ sở đâm va hai tàu đều có lỗi.
11.Động đất, núi lửa phun, sét đánh.
12. Nước biển, sông hồ tràn vào tàu, thuyền, phương tiện vận tải container, nơi để hàng.
13. Hàng bị cuốn xuống biển.
14. Tổn thất toàn bộ bất kỳ kiện hàng nào rơi mất khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng, hoặc đang dỡ hàng khỏi tàu hoặc sà lan.
15. Thời tiết xấu.
16. Hành động manh tâm.
17. Cướp biển.
18. Các rủi ro đặc biệt (hàng bị bể vỡ, mất cắp, hàng không được giao, giao hàng thiếu, tổn hại do nước…)

Ghi chú:

* Điều khoản (C) gồm các mục: (1) -> (10).
* Điều khoản (B) gồm các mục: (1) -> (14).
* Điều khoản (A) gồm các mục: (1) -> (18).

 

Comments are closed.