Bảo hiểm con người: “miếng bánh” không dễ xơi

Luôn ??ng trong nhóm 3 các nghi?p v? b?o hi?m d?n ??u doanh thu th? tr??ng phi nhân th?, b?o hi?m s?c kh?e và tai n?n con ng??i hi?n ???c ?ánh giá là s?n ph?m ch? l?c c?a h?u h?t các doanh nghi?p b?o hi?m.

alt

Xung quanh chuyện bán bảo hiểm cho học sinh kèm bảo hiểm giáo viên, cũng có rất nhiều chuyện tế nhị

Phân khúc bảo hiểm này không chỉ có sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, mà còn có sự vào cuộc mạnh mẽ của khối doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, phân khúc bảo hiểm này không hề dễ “xơi”, bởi ngoài tỷ lệ bồi thường cao, thì nạn trục lợi bảo hiểm của phân khúc này đang là nỗi ám ảnh của các doanh nghiệp trong ngành.

Năm 2011, nghiệp vụ bảo hiểm con người được đánh giá có bước tiến dài, với nhiều sản phẩm mới, đáp ứng được nhu cầu xã hội. Nhiều sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe chất lượng cao đã đáp ứng được nhu cầu của tầng lớp có thu nhập cao…  Doanh thu bảo hiểm tai nạn và chăm sóc sức khỏe toàn ngành ước đạt khoảng 3.309 tỷ đồng, tăng 32% so với năm trước, góp phần quan trọng vào tổng doanh thu toàn khối phi nhân thọ là 20.723 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ bồi thường vẫn ở mức khá cao, với 42%.  Phân khúc này đang bộc lộ nhiều tồn tại cần khắc phục, những tồn tại đến cả từ yếu tố khách quan và chủ quan.

Đứng ở góc độ doanh nghiệp bảo hiểm, tình trạng cạnh tranh giảm phí, mở rộng điều kiện, điều khoản bảo hiểm phi kỹ thuật để lôi kéo khách hàng vẫn còn diễn ra phổ biến. Trong khi đó, có những doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường chi phí thực tế, nhưng chấp nhận chứng từ photo, tạo kẽ hở cho việc bảo hiểm trùng. Chứng từ photo rất dễ dàng và phổ biến, nếu không được kiểm soát sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại trục lợi bảo hiểm phát triển.

Trong khi đó, trục lợi bảo hiểm ở phân khúc này đã đến mức đáng báo động với các trường hợp được cấp thẻ không ghi rõ tên hoặc dùng cho người nhà mượn khám chữa bệnh, quen thân bệnh viện lấy hồ sơ điều trị để được bồi thường… Chính vì thế, đối với bảo hiểm sức khỏe con người, thời gian qua, đã có hiện tượng các doanh nghiệp phải phân vùng để bán bảo hiểm, vì có những nơi “cả làng bị đau mắt” và ở nhiều trường, giáo viên thay nhau đi khám bệnh trong dịp nghỉ hè.

Xung quanh chuyện bán bảo hiểm cho học sinh kèm bảo hiểm giáo viên, cũng có rất nhiều chuyện tế nhị mà bản thân doanh nghiệp bảo hiểm cũng khó nói. Bán bảo hiểm sức khỏe học sinh thì phải bán luôn bảo hiểm sức khỏe cho giáo viên. Chính vì thế, đôi khi biết mà nhiều doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải làm ngơ trước hiện tượng giáo viên đi dưỡng bệnh vào mùa hè…

Khó khăn khách quan nữa là việc tiếp cận thị trường khách hàng mới hiện nay không dễ, nếu có bán được thì cũng chỉ thu được mức phí khiêm tốn như bảo hiểm tại khu vui chơi giải trí, danh lam thắng cảnh, các hoạt động thể thao, trò chơi mạo hiểm, bảo hiểm du lịch lữ hành trong nước và quốc tế…

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, để “tiếp sức” cho hoạt động của phân khúc các doanh nghiệp, cần tiếp tục xây dựng 2 nhóm sản phẩm chính, đó là sản phẩm bảo hiểm truyền thống và sản phẩm bảo hiểm đầu tư chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, tập trung phục vụ nhóm doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp…

Tuy nhiên, Hiệp hội Bảo hiểm cũng cho rằng, bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro, thông qua việc xét duyệt hồ sơ bồi thường với những trường hợp khách hàng thường xuyên nghỉ ốm nằm viện, điều trị ngoại trú. Không nên chấp nhận trả chi phí với những trường hợp không có chứng từ gốc, với trường hợp không bảo hiểm theo mức khoán. Thậm chí, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần phải xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo về kiến thức y khoa, bác sĩ, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ bảo hiểm cũng như cần có cơ chế hợp tác với các bệnh viện và cơ sở điều trị y tế…  

(ĐTCK).

Comments are closed.