Bài 9 – RủI ro loại trừ theo luật pháp

Luật Bảo hiểm Hàng hải 1906 quy định rằng, trừ khi đơn bảo hiểm quy định khác, một tổn thất phải trực tiếp gây ra bởi một hiểm hoạ (rủi ro) được đơn bảo hiểm bởi đơn bảo hiểm. Theo tập quán về hàng hoá, việc kiểm tra nguyên nhân trực tiếp được từ bỏ chỉ đối với những rủi ro được liệt kê trong điều khoản 1.1 của điều kiện B và C, quy định rằng rủi ro chỉ cần được quy hợp lý cho các rủi ro được bảo hiểm. Như vậy, việc kiểm tra nguyên nhân trực tiếp chỉ được áp dụng cho các khiếu nại được bảo hiểm theo điều khoản A, để đảm bảo là tổn thất không phải đã gây ra bởi một tình huống không thể tránh khỏi (an inevitable cirumstance). Người bảo hiểm đã cố gắng làm sáng tỏ vấn đề này bằng cách quy định cụ thể những loại trừ trong điều khoản 4, mà có xuất phát từ một trường hợp không thể tránh khỏi, song cần nhớ rằng từ “all risks” (mọi rủi ro) không bao gồm những tổn thất không thể tránh được, dù tổn thất này không quy định trong những loại trừ.

Trích lục MIA 1906 dưới đây chỉ ra một vài hiểm hoạ nhất định được pháp luật loại trừ. Cần ghi nhận rằng người bảo hiểm có thể từ bỏ những loại trừ theo 1 hay 2 (b) hay (c) trong trích dẫn này, nhưng không từ bỏ loại trừ liên quan đến hành động xấu cố ý (wilful misconduct) của người được bảo hiểm.

                Tổn thất được chấp nhận và tổn thất bị loại trừ:

55. – (1) Phụ thuộc vào các điều khoản của bộ luật này, và trừ khi đơn bảo hiểm quy định khác, người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về các tổn thất trực tiếp gây ra bởi một hiểm hoạ được bảo hiểm song, phụ thuộc vào những qui định ở trên, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về mọi tổn thất không trực tiếp gây ra bởi một hiểm hoạ được bảo hiểm.

                (2) Cụ thể –

(a) Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về mọi tổn thất có thể qui hợp lý cho sai trái cố ý của người được bảo hiểm, tuy nhiên, trừ khi đơn bảo hiểm quy định khác, người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất trực tiếp gây ra bởi một hiểm hoạ được bảo hiểm, cho dù tổn thất đã có thể không xảy ra nếu không có hành động sai trái hay bất cẩn của thuyền trưởng hay thuỷ thủ đoàn.

(b) Trừ khi đơn bảo hiểm qui định khác, người bảo hiểm thân tầu hay hàng hoá không chịu trách nhiệm về mọi tổn thất trực tiếp gây ra bởi chậm trễ dù là chậm trễ đã gây ra bởi một hiểm hoạ được bảo hiểm.

(c) Trừ khi đơn bảo hiểm qui định khác, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về cũ kỹ thông thường, rò rỉ và bể vỡ thông thường, tì bản chất (nội tì) hay bản chất của đối tượng được bảo hiểm hoặc về mọi tổn thất trực tiếp gây ra bởi chuột, sâu mọt, hoặc về mọi tổn hại của máy móc không trực tiếp gây ra bởi hiểm hoạ hàng hải.

 Những loại trừ pháp định ấy được áp dụng cho cả đơn bảo hiểm thân tàu lẫn hàng hoá, nhưng chỉ loại trừ cuối cùng liên quan đến bảo hiểm thân tàu và đề cập đến hư hỏng của máy tàu. Nên nhớ là người được bảo hiểm hàng hoá có thể không quen thuộc với các điều khoản của MIA 1906, người bảo hiểm đã đưa phần lớn các loại trừ trong đó vào điều 4 ICC 1982, nhưng không thể suy luận rằng vì một số loại trừ nằm trong số những loại trừ trong điều khoản 4 mà người bảo hiểm khước từ những loại trừ pháp định. Thí dụ, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về mọi tổn thất trực tiếp gây ra bởi chuột hay sâu mọt theo ICC 1982 B hoặc C, dù rằng không quy định loại trừ trong điều khoản B hay C. Đối với “đổ vỡ thông thường” cũng thế, mà được định nghĩa là đổ vỡ không thể tránh khỏi trong quá trình chuyên chở bình thường của hàng hoá dễ vỡ (thí dụ các tấm kính). Đổ vỡ thông thường không được bảo hiểm bởi đơn bảo hiểm “mọi rủi ro”, vì đây là tổn thất không thể tránh khỏi.

Comments are closed.