Bài 20 -Phạm vi bảo hiểm (chiến tranh)

Các rủii ro diễn tả theo một cách rõ ràng hơn so với cách thức trong điều khoản cũ. Người ta vẫn  chấp nhận rằng theo thông lệ vận tải những điều khoản chiến tranh cùng với các điều khoản bảo hiểm hàng hải vào ??n bảo hiểm, do vậy không cần tham khảo thêm các rủi ro hàng hải cũng như điều khoản loại trừ chiến tranh trong ICC. 

Tuy nhiên, trong trường hợp các điều khoản chiến tranh được sử dụng một cách riêng lẻ, thì các rủi ro loại trừ được quy định trong ICC cũng được diễn tả trong các điều khoản chiến tranh. Các rủi ro được bảo hiểm được nêu trong điều khoản 1 và 2.

1. Điều khoản rủi ro

1. Với điều kiện loại trừ như qui định trong các điều 3 và 4 dưới đây, bảo hiểm này bảo hiểm tổn thất, tổn hại xảy ra cho đối tượng bảo hiểm nguyên nhân do:

1.1  Chiến tranh nội chiến cách mạng nổi loạn khởi nghĩa hoặc sung đột dân sự phát sinh từ những biến cố đó hoặc bất kỳ hành động thù địch nào gây ra bởi hoặc chống lại một thế lực tham chiến.

1.2  Chiếm bắt giữ kiềm chế hay cầm giữ phát sinh từ những rủi ro được bảo hiểm theo điều I.I trên đây, và những hậu quả của những sự kiện đó hoặc bất kỳ mưu toan nào vì thế mà có.

1.3  Bình thuỷ lôi bom từ bất kỳ nơi nào hoặc những vũ khí chiến tranh bất kỳ nào khác

2. Điều khoản tổn thất chung:

Bảo hiểm này bảo hiểm tổn thất chung và chi phí cứu hộ được điều chỉnh hoặc xác định theo hợp đồng chuyên chở và/ hoặc theo luật pháp và tập quán đang chi phối nhằm tránh hoặc có liên quan đến việc phòng tránh tổn thất do một rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm của những điều này.

Cần ghi nhớ bảo hiểm được giới hạn vào “tổn thất tổn hại của đối tượng được bảo hiểm”, nhưng không có bảo hiểm về chi phí hay tổn thất tài chính mà người được bảo hiểm phải gánh chịu phát sinh từ một rủi ro chiến tranh. Những rủi ro ấn định trong điều 1.1 đã rõ ràng, không cần bình luận thêm, nhưng bình luận đôi chút về các rủi ro còn lại khác có thể là hữu ích.

 

Luật Bảo hiểm Hàng hải 1906 – quy tắc đển xây dựng đơn bảo hiểm số 10 – qui định là “bắt giữ, v.v…” do hành động chính trị hay hành pháp, và không bao gồm tổn thất do bạo động hay thủ tục pháp lý thông thường. Điều này nhằm áp dụng cho các rủi ro được mô tả trong đơn bảo hiểm SG, mà không áp dụng trong các điều khoản 1982. Tuy nhiên, người bảo hiểm vẫn muốn giữ tinh thần của quy tắc ICC do vậy các rủi ro nêu trong nêu trong điều khoản 1.2 chỉ liên quan đến tổn thất hoặc hư hại xuất phát từ những rủi ro được quy định trong điều khoản 1.1 gây ra.

Như thế , mọi bắt giữ vv. theo thủ tục pháp lý (Ví dụ tịch thu bởi các cơ quan hải quan) sẽ không được bảo hiểm. Kiềm chế và cầm giữ (restraints and detainments) dề cập đên kiềm chế tạm thời trong quá trình chuyên chở bình thường, song cần lưu ý đến “điều khoản bất thành” (frustration clause) (đk 7). 

Điều khoản 1.1 đề cập đến các hành động thù địch và các hành động có tính chất chiến tranh (warlike acts) nhưng chúng ta cần nhận định là việc chấm dứt thù địch không nhất thiết có nghĩa là các rủi ro phát sinh từ thù địch cũng chấm dứt gây ra hậu quả. Tàu có thể dễ dàng va đụng phải mìn trôi nổi trong thời bình giống như trong thời chiến. Điều khoản I.3 bảo hiểm cho những trường hợp này.           

Điều khoản 2 được viết khác so với điều khoản của 2 trong ICC (1982) A nhưng có hiệu lực giống nhau, do đó những bình luận về tổn thất chung và chi phí cứu hộ được bảo hiểm bởi (A) cũng áp dụng cho điều khoản chiến tranh.

cướp biển… (PIRACY ETC). 

Cho dù đơn bảo hiểm SG bao gồm cướp biển như là một rủi ro, cùng với các rủi ro tương tự (thí dụ cướp, trang bị vũ khí v.v…) và điều khoản không bảo hiểm bắt và giữ (F.C. &  C. Clause) trong điều khoản hàng hoá cũ đã loại trừ cướp biển ra khỏi bảo hiểm hàng hải với mục đích coi các hiểm hoạ này là rủi ro chiến tranh thay vì rủi ro hàng hải, nhưng không có qui định nào như thế trong điều khoản mới. Các điều khoản B và C  không đưa rủi ro cướp biển vào trong các rủi ro được liệt kê trong điều khoản 1. Cướp biển được đưa vào trong thuật ngữ “mọi rủi ro” trong điều khoản 1 của điều khoản A ,và không bị loại trừ bởi điều khoản loại trừ chiến tranh trong điều khoản A.

Điều khoản 1.1 của điều khoản chiến tranh về hàng hoá không đưa rủi ro cướp biển vào, như thế, ngoại trừ điều khoản A có bao gồm rủi ro cướp biển hay rủi ro tương tự, các điều khoản bảo hiểm hàng hoá1982 không qui định bảo hiểm loại rủi ro này. 

rủi ro được loại trừ khỏi các điều khoản chiến tranh bảo hiểm hàng hoá

 Các loại trừ được quy định trong điều khoản chiến tranh (ngoài đk 3.7) cũng giống như trong ICC 1982, do đó không cần phải bình luận gì thêm mà chỉ cần so sánh các số điều khoản: 

Loại trừ Điều khoản chiến tranh số Điều khoản A (ICC) số
Sai trái của người được bảo hiểm 3.1 4.1
Rò rỉ thông thường 3.2 4.2
Không đủ bao bì 3.3 4.3
Nội tì (innerence vice) 3.4 4.4
Chậm trễ 3.5 4.5
Chủ tàu mất khả năng tài chính 3.6 4.6
Vũ khí hạt nhân 3.8 4.7
Tàu không đủ khả năng đi biển hoặc không phù hợp cho việc chuyên chở 4.1 5.1
Vi phạm loại trừ 4.2 5.2

 Có một loại trừ phụ trong điều khoản chiến tranh mà không có trong ICC 1982 vì không có trong điều khoản A. Đó liên quan đến “hành trình hoặc phiêu trình thất bại”. Loại trừ này phát sinh từ hai án lệnh (Rodacanachi v Elliot – 1894 and Sanday v British and Foreign – 1915) mà theo đó người bảo hiểm sẽ phải bồi thường một khiếu nại tổn thất toàn bộ vì hàng hoá không tới được nơi đến vì rủi ro chiến tranh, dù rằng hàng không bị tổn thất hay tổn hại gì cả. Điều khoản 3.7 loại trừ loại rủi ro này khỏi đơn bảo hiểm.

Comments are closed.