Bài 16 – Bảo hiểm giá trị tăng thêm

Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906 (Tiết 27) quy định rằng…”khi không có sự gian lận, trị giá ấn định trên đơn bảo hiểm, giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm là kết luận về trị giá bảo hiểm của đối tượng sẽ được bảo hiểm…”Nếu người được bảo hiểm ký hai đơn bảo hiểm mà cả hai đều là đơn bảo hiểm “ấn định giá trị” trên cùng một quyền lợi thì cần phải nắm chắc là “trị giá bảo hiểm” bao gồm trị giá ghi trên cả hai đơn bảo hiểm. Để áp dụng điều này cả ba bộ ICC 1982 đều có điều khoản sau đây:

14         Điều khoản trị giá tăng thêm

            14.1  Nếu người được bảo hiểm ký kết bất kỳ hợp đồng bảo hiểm nào về trị trị giá tăng thêm cho hàng hoá đã được bảo hiểm thì trị giá thoả thuận của hàng hoá phải được coi như đã gia tăng tới tổng số tiền của bảo hiểm này,và mọi bảo hiểm về trị giá gia tăng để bảo hiểm tổn thất     và trách nhiệm thuộc phạm vi bảo hiểm này phải được tính theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm có trong bảo hiểm này và tổng số tiền bảo hiểm đã nói tới.

            Trường hợp có khiếu nại người được bảo hiểm phải cung cấp cho người bảo hiểm bằng chứng về những số tiền bảo hiểm thuộc tất cả các bảo hiểm khác.

            14.2  Trường hợp bảo hiểm này phải bảo hiểm trị giá tăng thêm thì phải áp dụng điều khoản sau đây:

            Giá trị thoả thuận của hàng hoá phải được coi như ngang với tổng số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm ban đầu và tất cả những bảo hiểm về trị giá tăng thêm để bảo hiểm tổn thất do người được bảo hiểm đem bảo hiểm cho hàng hoá và trách nhiệm thuộc phạm vi bảo hiểm này phải được tính theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm có trong bảo hiểm này và tổng số tiền bảo hiểm đã nói tới. Trường hợp có khiếu nại, người được bảo hiểm phải cung cấp cho người bảo hiểm bằng chứng về những số tiền bảo hiểm thuộc tất cả các bảo hiểm khác.

 Cần nhận định điều khoản này có hai phần. Đó là để mang lại hiệu lực cho cả đơn bảo hiểm cơ sở (basis policy) và đơn bảo hiểm trị giá gia tăng (increased value policy). Điều khoản 14.1 để áp dụng cho đơn bảo hiểm cơ sở, còn điều khoản 14.2 cho đơn bảo hiểm trị giá gia tăng. Cả hai điều khoản cùng hiệu lực, ở chỗ là hai đơn bảo hiểm này đòi hỏi người được bảo hiểm phải cộng các trị giá được ghi mỗi đơn bảo hiểm, để cung cấp một giá trị bảo hiểm, áp dụng cho cả hai đơn bảo hiểm. Để đảm bảo điều này được thực hiện người bảo hiểm có quyền được biết các số tiền bảo hiểm bởi các đơn bảo hiểm khác, và sẽ yêu cầu được biết thông tin này khi có khiếu nại đòi bồi thường. Nếu không có qui định này như trong điều khoản hàng hoá cũ về tổng số hai trị giá thì có thể nghĩ là các chi phí tố tụng đề phòng tổn thất (sue and labor charges) và các chi phí người được bảo hiểm chi trả để chứng minh tổn thất do người bảo hiểm chính phải trả hết, dù biết có đơn bảo hiểm trị giá tăng thêm. Tuy nhiên, với việc giới thiệu điều khoản trị giá tăng thêm trong điều khoản hàng hoá mới, các chi phí trên được phân chia giữa các người bảo hiểm đơn bảo hiểm chính và đơn bảo hiểm trị giá gia tăng. Cũng giống thế, trong khi trước đây các vụ khiếu nại đòi bồi thường người bảo hiểm cấp đơn bảo hiểm chính, không lớn hơn khiếu nại được bồi thường, mà không đề cập đến sự hiện hữu của đơn bảo hiểm trị giá gia tăng. Nhưng theo điều khoản mới các vụ đòi bồi thường được chia cho các nhóm người bảo hiểm theo tỷ lệ số nhận lãnh của mỗi người bảo hiểm trên tổng số trị giá của đơn bảo hiểm chính và đơn bảo hiểm trị giá gia tăng.

Comments are closed.