Bài 11 – Loại trừ chiến tranh và đình công

Cả ba bộ điều khoản bảo hiểm hàng hoá (A ,B và C) đều có điều khoản loại trừ chiến tranh (đk 6) và điều khoản loại trừ đình công (đk 7). Cho dù cả các rủi ro chiến tranh lẫn rủi ro đình công không được diễn giải trong các điều khoản B và C, song đã thành tập quán từ nhiều năm là đưa loại trừ chiến tranh và đình công vào các điều khoản bảo hiểm hàng hoá và hai bộ điều khoản B và C cũng không nằm ngoài tập quán này. Không có loại trừ người ta có thể nghĩ rằng rủi ro cháy, nổ (điều khoản 1.1.1) bao gồm cả rủi ro chiến tranh, cả rủi ro va chạm (contact) (đk 1.1.4) cũng có thể ngộ nhận là bao gồm cả tiếp xúc với mìn v.v…Điều khoản loại trừ rủi ro chiến tranh loại bỏ bảo hiểm khả năng này, cũng như điều khoản F. C.&.S (không bảo hiểm bắt & giữ) trong điều khoản hàng hoá cũ. Tương tự, việc thiếu vắng điều khoản loại trừ chiến tranh xuất phát từ việc bộ điều khoản A có thể đã bao gồm rủi ro chiến tranh trong thuật ngữ “all risks” (mọi rủi ro).

điều khoản loại trừ chiến tranh (đk 6) – WAR EXCLUSION CLAUSE (CL 6)

Điều khoản loại trừ chiến tranh trong B và C viết như sau:

            Điều khoản loại trừ chiến tranh

6.         Bảo hiểm này không có trường hợp nào bảo hiểm cho những tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra bởi:

6.1        Chiến tranh, nội chiến, cách mạng nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự phát sinh từ những biến cố đó, hoặc bất kỳ hành động thù địch nào gây ra bởi hoặc chống lại một thế lực tham chiến.

6.2        Chiếm, bảo giữ, kiềm chế hay cầm giữ và hậu quả của những sự việc đó hoặc bất kỳ mưu toan nào vì thế mà có.

                6.3       Mìn thuỷ lôi bom từ bất kỳ nơi nào hoặc vũ khí chiến tranh bất kỳ nào khác.

Dù người bảo hiểm không có ý định loại trừ rủi ro hàng hải, chẳng hạn như đâm va do thiếu hải đăng trong thời kỳ chiến tranh, điều khoản loại trừ này không làm sáng tỏ điều này, như điều khoản F.C.& S cũ. Tuy nhiên, đk 6.1 loại trừ rõ ràng tổn thất, tổn hại hay chi phí gây ra bởi một hàn động chiến tranh (warlike act). ở giai đoạn này,  không cần bình luận thêm đk 6.2 nhưng cũng cần lưu ý đến việc giải thích “arrests”v.v… trong điều khoản chiến tranh. Điều khoản 6.3 nhằm vào trường hợp tàu chuyên chở va chạm mìn      hay thuỷ lôi còn lại từ chiến sự trước đó.

Điều kiện 6 của A nói rõ không loại trừ hiểm hoạ “cướp biển”:

6.2        Chiếm bắt giữ kiềm chế hay cần giữ (trừ khi là cướp biển) và hậu quả của những việc đó hay mọi mưu toan làm những việc đó.

Như thế, cướp biển được coi là một rủi ro “hàng hải” theo điều khoản mới, được bao gồm trong thuật ngữ “all risks” điều khoản 1 của điều khoản A, nhưng không nằm trong  B và C. Cần nhận định rằng “cướp biển” không phải là một rủi ro được bảo hiểm trong điều khoản chiến tranh được sử dụng với mẫu bảo hiểm hàng hoá mới.

Điều khoản loại trừ đình công (đk 7) STRIKES EXCLUSION CLAUSE- CL 7

Điều khoản loại trừ đình công trong A, B và C được trích nguyên văn như sau:

7          Điều khoản loại trừ đình công

            Bảo hiểm này không có trường hợp nào bảo hiểm cho những tổn thất, tổn hại hoặc chi phí.

7.1 Gây ra bởi những người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, phá rối trật tự hay bạo động.

              7.2 Do hậu quả đình công, cấm xưởng, rối loạn lao động, phá rối trật tự hoặc bạo động.             

              7.3 Gây ra bởi bất kỳ kẻ khủng bố nào hoặc do bất kỳ người nào hành động vì lý do chính trị.  Cần lưu ý là điều khoản loại trừ mọi tổn thất hay tổn hại của hàng hoá được bảo hiểm gây ra bởi những người đình công và những người tham gia rối loạn bạo động, quấy rối trật tự hay bạo động khác. Khi điều khoản 7.1 được đề cập cần phải áp dụng điều kiện nguyên nhân trực tiếp, và nếu thấy rằng tổn thất không trực tiếp gây ra bởi rủi ro bị loại trừ được liệt kê thì tổn thất không bị loại trừ bởi điều khoản 7.1. Trong trường hợp này, điều khoản 7.2 trở nên có hiệu lực, nó loại trừ những tổn thất là hậu quả của đình công, gây rối, bạo động dân sự v.v…cho dù tổn thất tổn thất trực tiếp gây ra một rủi ro được bảo hiểm theo các điều khoản từ 1 đến 3. Như vậy, tổn thất trực tiếp gây ra bởi hoả hoạn sẽ bị loại trừ nếu hoả hoạn là do hành động của những người liên quan đến đình công. Điều khoản 7.3 là một điều khoản mới, được đưa ra vào năm 1982, nhằm loại trừ tổn thất gây ra bởi một người có động thái chính trị. Loại trừ này không chỉ giới hạn vào vụ nổ chất nổ mà còn loại trừ cả những tổn thất gây ra bởi hàng hoá bị bọn khủng bố chiếm giữ v.v…  Lưu ý quan trọng là các chi phí người được bảo hiểm phải chi trả liên quan đến các rủi ro loại trừ cũng không được bảo hiểm. Vậy, nếu người chuyên chở không thể dỡ hàng hoá tại cảng dỡ hàng dự kiến vì cảng này có đình công, mà anh ta lại dỡ hàng ở một cảng khác và để lại hàng hoá cho người được bảo hiểm phải chịu chi phí chuyển tiếp về tới cảng đến thì chi phí chuyển tiếp (forwarding expense) này không được bảo hiểm, mặc dù có điều khoản “chi phí tiếp vận” (đk 12). Điều khoản 7 vẫn áp dụng khi đơn bảo hiểm này được mở rộng để bảo hiểm những tổn hại do ác ý.

Comments are closed.